Ý Tưởng

10 Cách viết Content hay nhất mà bạn đang tìm kiếm.

Mục Lục

Để xây dựng được một chiến dịch marketing thành công bạn không thể thiếu một Content tuyệt vời, nó là thứ vũ khí tối mật giúp bạn thu hút được người đọc, biến họ thành khách hàng tiềm năng và dần dần chuyển đổi họ thành khách hàng trung thành.

Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn 10 cách để tạo ra được Content có thể thu hút độc giả, nó tốt đối với cả những người có kinh nghiệm và cả những người vừa mới bắt đầu. Chúng ta cùng bắt đầu thôi nào.

Có thể bạn quan tâm: 6 Tips viết Content Marketing mà bạn không thể bỏ qua.

Chiến thuật thu hút người đọc từ chi tiết nhỏ nhất

Bài viết content hay luôn bắt đầu bằng câu hỏi khó

Bạn liệu có biết một bí mật về tâm lý con người hay không? Đó là …

thau-hieu-khach-hang

Đặt câu hỏi luôn là cách hữu hiệu nhất để đánh vào tâm lý của khách hàng. Tại sao?

Việc đặt câu hỏi không chỉ khiến khách hàng của bạn hứng thú hơn với bài viết mà cách này còn giúp dẫn dắt người đọc kéo xuống một cách vô thức – tương tự mô hình Bucket Brigades mà chúng ta đã đề cập ở bài viết dưới đây.

Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại rất hiệu quả mà rất nhiều blogger và copywriter bỏ qua.

Thực hành

Hãy Copy & Paste một trong số các câu hỏi dưới đây vào phần mở bài của bạn!

1. Sẽ ra sao nếu tôi nói với bạn (chủ ngữ) không cần phải … (tính từ mạnh) hay … (tính từ mạnh)?
  • a. Sẽ ra sao nếu tôi chia sẽ với bạn cách làm bánh không cần mất nhiều thời gian hay quá bừa bộn?
  • b. Sẽ ra sao nếu tôi nói với bạn việc giảm cân không cần phải nhịn ăn khổ sở hay cật lực luyện tập?
2. Nghe có vẻ … (từ chỉ cảm xúc), phải không?
  • a. Nghe có vẻ hấp dẫn, phải không?
  • b. Nghe có vẻ hoang đường, phải không?
  • c. Nghe có vẻ tuyệt vời, phải không?
3. Đã bao lần bạn cố gắng … nhưng rồi cảm thấy …?
  • a. Đã bao lần bạn cố gắng đưa mình đến phòng gym nhưng rồi cảm thấy chán nản và tăng cân chỉ sau 2 tháng?
  • b. Đã bao lần bạn cố gắng rèn luyện 1 thói quen mới nhưng rồi bản thân vẫn trở lại như cũ chỉ sau vài ngày?
4. Có bao giờ bạn ước mình có thể … mà không phải …?
  • Có bao giờ bạn ước mình sở hữu một body chuẩn mà không phải đến phòng gym mỗi ngày?
  • Hoặc có bao giờ bạn ước có thể ăn những món yêu thích mà không lo tăng cân?
5. Bạn có … khi bạn …?
  • Bạn có thấy mình sẽ hấp dẫn hơn khi dùng nước hoa hiệu Dior?
  • Hay bạn có thấy trang wed của mình tăng hàng nghìn traffic khi áp dụng kĩ thuật Phantom Keyword?

Một Copywriter xuất chúng là người luôn có cách viết content hiệu quả! Đó chính là đánh thẳng vào cảm xúc người đọc.

Hãy khiến khách hàng muốn theo dõi hết bài viết của bạn vì biết rằng họ đã đến đúng nơi mình đang tìm.

Thực hiện Split Testing cho title

Đối với mỗi bài viết trên blog này, tôi thường sẽ viết 3 tiêu đề khác nhau và thực hiện Split Test để kiểm tra chúng.

Vậy Split Test là gì?

Split Test (hay còn được gọi là A/B Testing là gì) là một phương pháp mà trong đó 2 hoặc nhiều hơn các phiên bản sẽ được sử dụng để so sánh với nhau trong cùng một điều kiện. Mục đích của phương pháp này là đánh giá và lựa chọn ra phiên bản nào xuất xắc nhất.

plugin-kiem-tra-title

Gợi ý về những nội dung sắp sửa đề cập

Vài năm trước, khi đang tự học content marketing, tôi có vô tình đọc được 1 quyển Copywriting Book ở trong một nhà sách. Đó không phải quyển sách hay nhưng nó đã dạy tôi một bài học về việc viết content marketing vô cùng quan trọng.

Luôn phải “nhử” khách hàng về nội dung kế tiếp.

Đối với copywriting truyền thống, thì đây là cách để níu giữ khách hàng của bạn ở lại lâu hơn với trang wed của bạn.

Đối với copywriting SEO ngày nay, quy tắc này vẫn còn hiệu nghiệm.

Bởi vì bạn vẫn luôn muốn người dùng đọc càng nhiều càng tốt. Nhằm mục đích tăng time on site, chia sẻ trên mạng xã hội và thực hiện những tương tác trên trang của bạn.

Tất cả đều ảnh hưởng đến thứ hạng trang wed.

Hành động này sẽ níu chân người đọc. Tôi cũng đã áp dụng chiêu này cho bài viết ngày hôm nay đấy.

mau-content-hay

Sử dụng câu nhử để giữ chân người đọc của bạn ở lại lâu hơn.

Viết content hay: Cần phớt lờ lời khuyên của ba mẹ

Khi còn bé bố mẹ ta hay dạy hãy giữ sự bất ngờ đến giây cuối cùng.

À đó là lời khuyên tốt đấy, nhưng không phải là trong tất cả mọi trường hợp.

Đối với copywriting thì nó không tốt tí nào. Để tôi giải thích cho bạn hiểu.

Chúng ta thường được dạy những tác phẩm hay phải được xây dựng được cái kết tuyệt vời. Kết thúc là tất cả.

Hầu hết khách hàng đều không đọc đến cuối.

Chính xác là chỉ khoảng 30% khách hàng đọc đến cuối.

Vì vậy bạn nên đặt content quan trọng nhất lên lên đầu. Bạn cần phải xác định được content nào là quan trọng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất.

Có thể bạn quan tâm: Top 6+ Xu Hướng Marketing năm 2021

Bố cục content nên được áp dụng cho bài blog

Dưới đây sẽ là bố cục bài viết mà một copywriter “mới vào nghề” thường dùng:

bo-cuc-content-newbie

Bắt đầu từ thông tin ít quan trọng nhất rồi bắt đầu xây dựng thông tin hấp dẫn nhất vào cuối bài.

Nhưng … khi đọc đến giữa chừng, hầu hết khách hàng đều đã bỏ đi.

Thay vào đó, tôi khuyên bạn nên dùng cấu trúc như sau:

huong-dan-viet-content-marketing

Đưa toàn bộ những gì tinh tý nhất của sản phẩm của bạn lên đầu để khách hàng có thể cảm nhận những lợi ích mà nó mang lại.

Viết theo level đọc hiểu của một học sinh cấp 2

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao đa phần các bài blog đều rất rất nhàm chán?

Huhmmm… nó liên quan đến từ ngữ mà bạn sử dụng.

Không chỉ nhàm chán mà những từ ngữ này còn không phù hợp còn thực sự rất khó hiểu.

Các thuật ngữ dài, lối viết chuyên ngành đều rất khó để diễn giải.

Tại sao tôi nói vậy?

Nếu website bạn đang SEO thị trường nước ngoài và sử dụng hoàn toàn bằng tiếng anh. Hầu hết mọi người truy cập vào trang wed của bạn không đọc tiếng Anh chuyên sâu.

Tham khảo screenshot (ảnh chụp màn hình) của một trang Internet Marketing:

su-dung-ngon-ngu-de-hieu-cho-blog

Điều này chứng tỏ, tiếng Anh của họ sẽ chỉ dừng ở mức cơ bản, không thể đọc hiểu được như người bản địa. Thậm chí, họ đang dùng công cụ dịch (chẳng hạn, Google dịch) để có thể hiểu được nó.

Nhưng… điều này có liên quan gì đến SEO? Hãy để tôi giải thích.

Nếu một ai đó cảm thấy khó hiểu hoặc không có hứng thú với nội dung bạn viết, họ sẽ:

  1. Không quay lại đọc content của bạn
  2. Từ chối chia sẻ content của bạn
  3. Không hiểu những điều bạn nói và nhớ về tên thương hiệu doanh nghiệp

Và quan trọng hơn là…

Điều này chúng tỏ là bạn đang lãng phí thời gian để viết content một cách vô ích!

Có thể bạn quan tâm: 8 Cấu trúc viết content phổ biến nhất 2021

Sử dụng active voice (câu ở thể chủ động)

Active voice là cách để viết rõ ràng, dùng ít từ hơn, ngắn gọn và cực kỳ dễ hiểu. Tôi không muốn giảng giải ngữ pháp ở đây. Thay vào đó, tôi sẽ giải thích cho bạn active voice là gì và nó có ý nghĩa gì đối với SEO.

Trước tiên, active voice là gì?

Về cơ bản đây là bạn trình bày bài viết của mình một cách ngăn ngọn và đơn giản nhất, giúp khách hàng nhanh chóng hiểu được sản phẩm của bạn.

Active voice có cấu trúc như sau:

[Person] – [Action] – [Object]

  • Joe is reading book.
  • Lisa played the piano
  • Cristiano Ronaldo will visit Vietnam.

Khoan!!!! Nghe tôi nói đã nhé…

Có phải lúc còn đi học, bạn thường được dạy viết theo kiểu passive voice dành cho những bài luận văn. Nhưng điều này không hề tốt cho SEO. Vì viết như vậy không mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng.

So sánh passive voice và active voice

Passive voice có cấu trúc:

[Object] – [Action] – [Person]

  • Book is being read by Joe.
  • The piano is played by Lisa.
  • Vietnam will be visited by Cristiano Ronaldo.

Bạn có thấy sự khác biệt không?

Cách viết passive voice khiến câu văn trở lên dài hơn và đọc chán ngắt. Mọi người sẽ thoát ra và time onsite chắc chắn sẽ giảm mạnh. Nhìn nhanh 2 ví dụ bên dưới và cho tôi biết bạn thích cái nào hơn.

hay đoạn bên dưới:

cach-viet-content-tieng-anh-hay

Ví dụ 2 dễ hiểu hơn rất nhiều đúng không? Nếu bạn không chắc mình có đang dùng passive voice hay không, thì đây là một mẹo đơn giản, vô cùng hiệu quả được Rebecca Johnson gợi ý:

Nếu bạn có thể thêm “by Zombies” vào sau câu văn thì đó là passive voice.

Ví dụ:

  • This essay was written by Zombies
  • Doraemon is taken to the park by Zombies.
  • The town was attacked by Zombies.

Đơn giản và hiệu quả. Đây là một mẹo quan trọng được dùng trong SEO Copywriting. Vì vậy, nhớ ghi chép lại cẩn thận nhé!

Chiến thuật “Ngày xửa ngày xưa”

Chiến thuân này thường được áp dụng cho dạng bài viết: Hướng dẫn/Phương pháp theo từng bước, content dạng dài, bài bình luận.

Chiến thuật Ngày xửa ngày xưa này rất đơn giản. Với phần tiêu đề của bài viết, bạn nên nhắc đến “câu chuyện” mà bạn sẽ kể. Điều này sẽ giúp bạn định hình được nội dung của mình trước khi viết.

#Ví dụ:

Tiêu đề chính: Chuẩn bị gì trước khi sang Mỹ định cư?

1/ Sub-heading 1: Rời Việt Nam – Những gì bạn cần chuẩn bị ở nhà

2/ Sub-heading 2: Tìm việc làm, trường học và chỗ ở mỹ

3/ Sub-heading 3: Thị thực, Hải quan và Thủ tục giấy tờ cần thiết mà bạn nên biết

4/ Sub-heading 4: Nhận thức về sự khác biệt văn hóa Việt và Mỹ

5/ Sub-heading 5: Học ngôn ngữ

6/ Sub-heading 6: An cư lập nghiệp tại Mỹ

Đây không phải là phương pháp viết content hay, hấp dẫn nhất nhưng hiệu quả mà nó mang lại thì vô cùng cao. Nếu bạn muốn áp dụng nó cho bài viết không thuộc dạng hướng dẫn – như bài bình luận xã hội – bạn thậm chí có thể thêm thắt một chút để nó hấp dẫn hơn.

Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Cách Viết Content Marketing Chuẩn SEO 2021

Sử dụng font chữ Serif kiểm soát suy nghĩ của người đọc

Phông chữ được coi là ngôn ngữ hình thể của content.

Chẳng hạn, nếu một người nào đó gửi cho bạn một bản sơ yếu lí lịch được viết theo phông chữ Comic Sans, bạn sẽ cho rằng đây là một đứa trẻ nhỏ nào đó đã viết nó.

Tuy nhiên nếu viết ở phông Times New Roman hoặc Calibri, bản sơ yếu của bạn sẽ chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Giờ đây, phông chữ không chỉ thể hiện giai điệu của content nữa mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian người dùng đọc content của bạn.

Đường tầm mắt là gì

Khi mọi người đọc theo một cái gì đó, nó sẽ được gọi là đường tầm mắt. Và đa phần mọi người thường sẽ đọc lướt từ trái sang phải. Đường tầm mắt đó dạng như thế này:

duong-tam-mat-doc-content

Và phông chữ bạn lựa chọn có thể hướng khách hàng theo một đường tầm mắt hoặc khiến họ lướt qua. Không cần tìm hiểu quá chi tiết, để tôi nói cho bạn hiểu.

Có 2 loại phông chữ bạn cần biết: Phông chữ Serif và Sans Serif.

Serif là phông chữ có nét nhọn ở cuối mỗi chữ (gọi chân chữ), giống kiểu viết tay và Sans Serif thì ngược lại hoàn toàn, không có chân chữ đó.

serif-sans-serif

Cái nét nho nhỏ đó có thể tạo ra sự khác biệt. Nó khiến một người ở lại trang của bạn lâu hơn hoặc nhanh chóng rời khỏi đó.

Những phông chữ này cũng có thể gây ảnh hướng đến cảm nhận của người đọc về content của bạn. Chẳng hạn như phông chữ Medium sẽ tạo cảm giác nhẹ nhàng nhưng tạo được sự đáng tin cậy.

Tuy nhiên điều này hiện không quan trọng. Bạn có để ý tôi không sử dụng phông chữ Serif cho các bài blog hay không?

Thế nhưng tôi phát hiện, nếu bạn không dùng phông chữ Serif, bạn cần phải sử dụng dạng phông chữ lớn hơn. Font chữ lớn sẽ dễ đọc hơn, dễ hiểu hơn và truyền tải nội dung dễ dàng hơn. Mặc dù chúng không phải là font chữ quá đẹp nhưng tỉ lệ chuyển đổi lại rất cao.

Do vậy, hãy chọn chữ lớn hoặc phông chữ Serif.

Thoải mái trong việc dùng các Power Words

Dùng power word là yếu tố tiềm năng thúc đẩy cho SEO Copywriting. Chúng có thể là các từ mạnh mẽ nhất bạn có thể sử dụng.

Vậy power word là những từ nào?

Đó là từ tạo cảm xúc mạnh mẽ cho người khác. Khi đọc lên, nó gợi cảm giác, thôi thúc người đọc suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Và các từ này có thể khắc sâu vào trí nhớ của bạn. Do vậy, hãy tận dụng chèn những từ này trong headline, văn bản hay nút kêu gọi hành động, … cho bài viết của mình.

Hiện có hàng trăm từ có chứa sức mạnh có thể sử dụng. Vì vậy hãy tham khảo danh sách các Power word, được phân loại theo alphabet theo link sau:

Yếu tố cần thiết cho một Meta Description hoàn hảo

Thẻ Meta Description là những gì mà người dùng nhìn thấy khi trang wed của bạn hiện diện trên Công cụ tìm kiếm.

Và 80% Copywriter đều bỏ qua phần này khi up bài.

Bởi vì … bạn không làm SEO nên bạn sẽ không có nhiều kinh nghiệm ở phần này. Tuy nhiên chúng lại có ảnh hưởng rất lớn đến tổng thể SEO của bạn. Google đã thông báo về việc họ không xem những thẻ Meta Description là một yếu tố để đánh giá xếp hạng trên Google.

Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào cải thiện CTR – một yếu tố tiềm năng để đánh giá xếp hạng.

Thẻ Meta Description là cánh cửa dẫn khách hàng đến với nội dung bài viết của bạn. Nó sẽ giúp khách hàng đưa ra quyết định có nên vào xem trang của bạn hay không.

Hiện tại đa phần các meta description đều được lấy về từ một đoạn trong bài viết. Và không hấp dẫn tí nào! Dạng như thế này:

cach-viet-content-hieu-qua

Nhưng bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh được meta descriptions. Tôi sẽ chia sẻ chia sẻ với bạn ngay sau đây. Hãy tận dụng nó để tăng lượt click vào page.

Yêu cầu cho một thẻ Meta Description nên có

  • Mô tả: Sơ lược về nội dung của bài viết của mình đến khách hàng
  • Thuyết phục: Đưa ra lý do người dùng cần chọn đọc bài viết của bạn
  • Tò mò: Tạo ra sự tò mò để khuyến khích khách hàng nhấn vào bài viết của bạn
  • Phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng: Cho người dùng thấy bài viết này là những gì mà họ đang cần tìm.
  • Chứa tối đa 156 kí tự: Không có tiêu chí chính xác nào từ Google, nên tôi khuyên bạn tốt nhất nên để thẻ meta description chỉ nên chứa 150 – 160 kí tự. Quá số lượng này, đoạn meta description sẽ bị cắt bớt và hiện dấu … ở cuối.

Nghe có vẻ có quá nhiều thứ phải làm gói gọn trong 156 kí tự.

Làm sao bây giờ? Đừng lo lắng! Nó không hề khó như bạn tưởng đâu.

Dưới đây là ví dụ thẻ Meta description tốt.

Meta Description Template

Thay vì chỉ đưa ra cho bạn một vài meta description chung không dùng được, tôi sẽ đã tạo ra những template này để phù hợp với 3 loại bài viết phổ biến nhất.

Và, chúng cũng đã được update để phù hợp với bất kỳ loại bài viết nào của bạn.

1. Bài viết “How To” (Hướng dẫn/Cách làm)

Muốn biết cách để [keyword]? Bạn sẽ cần đến hướng dẫn này. Bạn sẽ thấy [X] kĩ thuật đơn giản giúp bạn [chủ đề] mà không cần [tình huống không mong muốn] trong bài viết này.

  • Muốn biết cách làm sushi? Bạn sẽ cần đến bài hướng dẫn sau đấy. 15 kĩ thuật đơn giản giúp bạn làm sushi đủ màu sắc mà vô cùng ngon miệng.
  • Đang tìm cách giảm béo? Bạn sẽ cần đến bài hướng dẫn sau đấy. Dưới đây là tổng hợp 10 phương pháp giảm béo đơn giản giúp bạn đốt cháy mỡ thừa mà không cần từ bỏ món ăn mình yêu thích của mình.
2. Bài viết dạng danh sách

[Chủ đề] khiến bạn chán nản? Bạn đã tìm đến đúng nơi. Danh sách [X] [điều] về [keyword] này sẽ giúp bạn [cảm xúc tích cực].

  • Viết meta description khiến bạn cảm thấy chán chường? Bạn đã tìm đến đúng chỗ. Danh sách 10 mẫu ví dụ meta description xuất sắc nhất 2021 này sẽ khiến bạn x2 CTR của mình.
  • Tìm kiếm sách khiến bạn chán nản? Bạn đã tìm đến đúng nơi. 8 cuốn sách dạy kinh doanh thành công này sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề.
3. Trang chủ về lĩnh vực kinh doanh

Bạn đang tìm kiếm [loại hình kinh doanh] ở [địa điểm]? Không cần tìm thêm nữa. Chúng tôi là những chuyên gia trong [chủ đề] muốn giúp bạn đạt [kết quả mong muốn]

  • Bạn đang tìm kiếm thợ sửa máy giặt tại Hà Nội? Không cần tìm thêm nữa. Chúng tôi là những chuyên gia trong ngành cấp thoát nước, mang đến cho bạn mức giá tốt nhất.

Check lại lỗi chính tả trước khi đăng bài.

Dù là tiếng anh hay tiếng Việt, bất kỳ một lỗi sai chính tả nào trên sản phẩm hay bài viết nào cũng sẽ khiến người đọc cảm thấy khó chịu.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: 86% người tiêu dùng sẽ nhận xét sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng khi nhận ra sai sót trên sản phẩm. Đó là lý do vì sao mà bạn nên kiểm tra toàn bộ lỗi chính tả trước khi publish ra ngoài. Vì hầu hết các copywriter đều không nhận ra lỗi chính tả của chính mình.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Author

nguyendaihai