Chưa được phân loại

6 Bước xây dựng chiến lược 4P trong Marketing.

Óc sáng tạo và khả năng nắm bắt được xu hướng là hai trong số những yêu cầu cần phải có của một Marketing Manager đây cũng là hai yêu tốt quan trọng quyết định đế sự thành công của doanh nghiệp.

Nhưng nếu chỉ dựa vào 2 yếu tố này thì có thể dẫn đến việc các sản phẩm mới đầy sáng tạo có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Để có thể thành công, marketing mix cũng cần phải dựa trên việc nghiên cứu rõ yếu tố 4P trong marketing, đồng thời kết hợp với sự đổi mới thông qua 6 bước sau:

6 bước phát triển 4P trong Marketing Mix

#1. Xác định Điểm bán hàng độc nhất

xac-dinh-diem-ban-hang-doc-nhat

Unique selling point (USP hay Điểm bán hàng độc nhất) là những giá trị mà chỉ có riêng sản phẩm/dịch vụ của bạn mới có được.

Đây chính là điểm khác biệt giúp bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cùng ngành.

Thông qua việc khảo sát người tiêu dùng và tìm cách đáp ứng được nhu cầu của họ, qua đó bạn sẽ biết chính xác khách hàng cần gì ở bạn, từ đó cải tiến và hoản thiện sản phẩm để nó được nhiều người yêu thích hơn.

Có thể bạn quan tâm: Inbound Marketing là gì? Cách chiến lược Inbound Marketing từ A-Z

#2. Thấu hiểu mong muốn của khách hàng

Xác định nhu cầu của khách hàng thông qua các câu hỏi:

  • Ai là người sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm?
  • Nỗi đau và vấn đề mà họ đang gặp phải là gì?
  • Họ mong muốn sở hữu một sản phẩm như thế nào?

Thấy hiểu được nhu cầu của khách hàng sẽ giúp bạn có thể đưa ra các offer đúng với insight vào đối tượng mà doanh nghiệp mình đang hướng tới, từ đó chiến dịch marketing sẽ hiệu quả hơn.

#3. Tìm hiểu đối thủ

tim-hieu-doi-thu-canh-tranh

Bạn cần phải tìm hiểu chi phí và các lợi ích đi kèm như giảm giá, bảo hành, ưu đãi đặc biệt, … của đối thủ phải được xác định và phân tích đánh giá kĩ lưỡng.

Công việc này sẽ giúp bạn đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm của mình một cách thực tế nhất, khách quan nhất và đặc biệt nó phù hợp với người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích cạnh tranh: công cụ phân tích website đối thủ nhanh chóng nhất 2021

#4. Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Đến bước này, người làm marketing cần phải tìm hiểu được:

  • Khách hàng tiềm năng thường mua hàng ở đâu?
  • Họ thường sử dụng các kênh social nào?

Việc chọn lựa kênh phân phối phù hợp cũng như hình thức marketing cần phải được cân nhắc một cách kĩ lưỡng trước khi triển khai. Vì nhiều kênh Internet online (như Facebook, website, Youtube, …) có thể target được số lượng khách hàng lớn trên phạm vi rộng.

Trong khi đó, nếu sản phẩm của bạn chỉ phục vụ một thị trường nhất định, marketer thường sẽ tập trung đẩy mạnh việc quảng báo chúng ở các kênh/khu vực địa lý cụ thể.

#5. Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)

Promotion

Dựa trên việc xác định nhòm đối tượng khách hàng tiềm năng và thiết lập một mức giá cho sản phẩm, đến bước này, chiến lược truyền thông marketing cần được thực hiện.

Dù cho được sử dụng dưới bất kỳ phương thức quảng cáo nào cũng cần phải đảm bảo tính thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời các tính năng cũng như lợi ích của sản phẩm nên được làm nổi bật và dễ hiểu hơn.

#6. Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể

Đến bước này, bạn cần phải xem xét lại tất cả các yếu tố trên có khớp với nhau hay không?

Vì cả 4 yếu tố trong 4P Marketing đều bị phụ thuộc và có liên quan mật thiết với nhau, việc kết hợp này sẽ tạo nên một chiến lược marketing thành công.

  • Các kênh phân phối, kênh marketing có củng cố giá trị của sản phẩm hay không?
  • Tài liệu quảng cáo có phù hợp với kênh phân phối được đề xuất?

Ngay trong phần kế tiếp, tôi sẽ cung cấp đến bạn một case study cụ thể để bạn có thể hiểu rõ hơn một cty áp dụng 4P Marketing như thế nào!

Có thể bạn quan tâm: Traffic là gì? 10 Cách tốt nhất giúp bạn tăng traffic cho website.

Case Study: Chiến lược Marketing 4P tại McDonald

McDonald-ap-dung-4P

Việc thực hiện Marketing Mix đã góp phần rất lớn trong việc tăng hiệu quả hoạt động lẫn doanh thu của McDonald trên thị trường thức ăn nhanh toàn cầu.

Trong ví dụ dưới đây, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy được cách mà McDonald đã áp dụng 4P marketing vào trong việc kinh doanh của mình như thế nào?

Sản phẩm (Product)

Là một chuỗi của hàng chuyên phục vụ thức ăn nhanh, Menu của McDonald có đầy đủ các loại đồ ăn lẫn thức uống, gồm các dòng sản phẩm chính:

  • Hamburgers và sandwiches
  • Gà rán & cá
  • Salad
  • Đồ tráng miệng
  • Sữa lắc
  • Đồ ăn sáng
  • McCafé
san-pham-mcdonald

Trong 4P, sản phẩm (product) là yếu tố quyết định cơ bản của thương hiệu và hình ảnh trực tiếp tới công ty của McDonald. Bởi McDonald nổi tiếng và được biết đến với sản phẩm hamburgers của nó!

Tuy nhiên, McDonald ngày càng mở rộng và đa dạng hóa menu của mình theo thời gian với những món mới như: gà rán, cá, thức uống, đồ tráng miệng và đồ ăn sáng.

Trong khi đa dạng hóa dòng sản phẩm cung cấp, công ty luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của thị trường và phân tán những rủi ro trong kinh doanh khi không phụ thuộc vào một hoặc một vài phân khúc thị trường. Yếu tố này đã chỉ ra rằng McDonald không chỉ đổi mới sản phẩm của mình để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn mà còn giúp nguồn doanh thu ổn định hơn rất nhiều.

Địa điểm phân phối (Place)

Tại phần này, tôi sẽ cho bạn thấy các địa điểm được McDonald chọn lựa để cung cấp sản phẩm đến khách hàng và làm thế nào khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm.

McDonald phân phối sản phẩm qua các kênh phân phối như:

  • Nhà hàng McDonald
  • Kiốt
  • McDonald Mobile App
  • Trang web như Foody, …
kiosk-mcdonald

Trong các kênh phân phối này thì nhà hàng McDonald là nơi tạo ra được nguồn doanh thu lớn nhất. Ở nước ngoài, nhiều nhà hàng còn tạo ra một kiot chuyên bán các sản phẩm vào những dịp đặc biệt, hay tại các sân vận động lớn, …

McDonald Mobile App giúp khách hàng dễ dàng truy cập thông tin và mua sản phẩm, đồng thời cũng tích lũy điểm thành viên, tìm ra cửa hàng McDonald gần nhất.

Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể order qua các trang wed chuyên phục vụ order như Foody, GoViet, GrabFood chẳng hạn.

Quảng cáo (Promotion)

McDonald sử dụng rất nhiều chiến thuật marketing để tiếp cận và trò chuyện với khách hàng tiềm năng của mình.

Ví dụ, để cung cấp những thông tin về món mới đến với khách hàng và thuyết phục họ dùng thử nó, McDonald sử dụng kết hợp các hình thức sau:

  • Chạy quảng cáo
  • Chương trình khuyến mãi
  • Public Relations
  • Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

Chạy quảng cáo là một trong những chiến thuật đáng chú ý nhất của McDonald. McDonald không chỉ sử dụng TV, tờ rơi in ấn, McDonald còn sử dụng các phương tiện truyền thông khác để truyền đi thông điệp quảng cáo của mình.

VD: McDonald cung cấp những phiếu giảm giá và tặng quà kèm theo đó là một số sản phẩm nhất định để thu hút nhiều người tiêu dùng hơn.

Đôi khi, McDonald cũng marketing trực tiếp tại các tham dự vào các sự kiện cộng đồng, bữa tiệc lớn, …

Ngoài ra, các hoạt động quan hệ công chúng như tổ chức từ thiện Ronald McDonald House cũng giúp tăng giá trị của thương hiệu.

Giá cả (Pricing)

Với mục tiêu tối đa lợi nhuận và số lượng hàng được bán đi, McDonald đã kết hợp nhuần nhuyễn các chiến lược về giá cả như sau:

  • Định giá theo gói (bundle pricing)
  • Định giá theo tâm lý

Trong chiến lược định giá theo gói, McDonald sẽ cung cấp các combo món ăn đang được giảm giá nhiều hơn so với việc bạn mua riêng từng món.

Ví dụ, khách hàng có thể chọn lựa combo Happy Meal gồm gà rán, burger, nước ngọt để tiết kiệm chi phí.

Mặt khác, chiến thuật định gía theo tâm lý với 99.000đ thay vì làm tròn sang 100.000đ, cũng giúp cho người tiêu dùng mua thức ăn nhiều hơn.

Lời kết:

Trong bài viết này, tôi đã đi rất chi tiết tất cả những thông tin mà bạn cần biết về 4P trong marketing.

Hy vọng sau bài viết, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho 4P trong marketing là gì và hơn hết là biết cách vận dụng nó trong chiến dịch marketing và kinh doanh của mình.

Suy nghĩ của bạn là gì? Hãy cho tôi biết cách bạn đã áp dụng mô hình 4P marketing này và thành công ra sao nhé!

Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Author

nguyendaihai