Chưa được phân loại

6 Yếu tố hình thành nên một kế hoạch Marketing hiệu quả

Kế hoạch Marketing luôn luôn cần thiết đối với tất cả mọi doanh nghiệp, dù đó có là một công ty chuyên về sản xuất, và phân phối các sản phẩm hay cung cấp dịch vụ. Vậy thế nào là một kế hoạch Marketing đủ hiệu quả? Làm thế nào để xây dựng kế hoạch Marketing thành công? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài viết dưới đây.

ke-hoach-Marketing

Xây dựng Kế hoạch Marketing

1. Mục đích

Mục đích chung của bất kỳ kế hoạch marketing nào cũng là đạt được độ viral cao nhất với mức chi phí thấp nhất có thể, nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Còn độ phủ là bao nhiêu? KPI thế nào là hợp lý? Hãy cụ thể những mục đích trên cho phù hợp với từng doanh nghiệp..

Bạn chỉ cần xác định và tập trung vào đúng dự định của chính mình. Còn nếu như bạn vẫn gặp khúc mắc trong những câu hỏi “mục đích kế hoạch marketing của tôi là gì?”, đầu tiên hãy trả lời  “Tại sao tôi phải làm marketing?” Đáp án cho hai câu hỏi này là giống nhau.

2. Khách hàng mục tiêu

Để có thể tiếp cận được với những khách hàng mục tiêu, bạn phải biết được họ là ai. Hãy vẽ chân dung về khách hàng ra, càng cụ thể càng tốt.  Họ là ai? Họ là các công ty hay là những cá nhân? Họ tập trung vào một nhóm tuổi, một khu vực hay có cùng khả năng thu nhập? Họ thường mua loại sản phẩm hay dịch vụ của bạn như thế nào? Họ có thường xuyên mua sắm những sản phẩm của bạn không? Họ tìm kiếm đặc điểm gì trong sản phẩm?

Tiếp đó, bạn cần phân đoạn thị trường, vì không phải ai cũng đều là khách hàng mục tiêu của bạn. Hãy thu hẹp điểm tập trung của mình lại, tập trung vào một nhóm khách hàng nhất định để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Có một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Phải biết chắc chắn được rằng thị trường mục tiêu của bạn đủ lớn để đáp ứng được các mục tiêu bán hàng của bạn.
  • Khách hàng của sản phẩm hay dịch vụ của bạn không nhất thiết phải là người sử dụng.
  • Nếu bạn bán hàng cho các doanh nghiệp, bạn phải nhớ rằng sản phẩm hay dịch vụ của bạn được bán đến tay một cá nhân chứ không phải là một công ty.

3. Lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ của bạn

Bạn không marketing cho sản phẩm, không marketing cho dịch vụ, điều mà bạn cần phải marketing ở đây là những điểm mạnh trong chính sản phẩm của mình. Hãy mô tả chúng ra với khách hàng. Hãy xem xét đến các đặc điểm nổi bật nhất của sản phẩm, dịch vụ của bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Nó có thể là mẫu mã của sản phẩm, kiến thức của bạn về thị trường, kỹ thuật mới, dịch vụ đặc biệt, tài năng khác thường hay một thứ gì đó.

Bạn nên xem xét cả những điểm yếu và điểm mạnh của mình. Khi bạn đã có thể xác định được chúng, bạn có thể dùng việc tiếp thị thị trường để có thể tối đa hoá được điểm mạnh của mình và tối thiểu hoá được điểm yếu. Bạn cũng nên xem xét điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh – cốt để có thể tối thiểu hoá điểm mạnh của đối thủ và có được lợi thế cho mình từ những điểm yếu của họ.

4. Định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là nét đặc trưng của bạn trên thị trường; làm thế nào để thị trường và đối thủ cạnh tranh nhận biết được sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Việc định vị được sản phẩm của bạn sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới bất kỳ phần nào trong kế hoạch marketing của bạn.

Định vị sản phẩm nên dựa vào lợi ích của chính sản phẩm bạn đưa ra, khách hàng của bạn là ai và đối thủ cạnh tranh định vị sản phẩm của họ như thế nào. Hãy đưa ra những lời tuyên bố định vị sản phẩm tập trung và cô đọng. Ví dụ, công ty Acme Movers đã đưa ra lời định vị sản phẩm như sau “Công ty ô tô đáng tin cậy nhất trong thành phố”. Hai kiến trúc sư chuyên về thiết kế bếp có thể đưa ra các cách định vị hoàn toàn khác nhau – một người có thể là “là một nhà thiết kế sáng tạo nhất cho không gian bếp hiện đại” trong khi người khác có thể lại ―”là nhà thiết kế tiết kiệm chi phí nhất cho khu bếp truyền thống”. Bạn nghĩ khu bếp của ai có thể sẽ được tìm thấy ở mô hình gia đình hiện đại và bếp của ai định hướng mục tiêu cho khách hàng có mức sống trung bình?

Khi đưa ra lời tuyên bố định vị sản phẩm, bạn nên sử dụng các từ chỉ tính cực độ như “nhất”, “tốt nhất”, “nhanh nhất”, “rẻ nhất”, “duy nhất” … Bạn không được định vị sản phẩm của mình chống lại đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn làm như vậy, bạn có thể mất vị trí một khi khách hàng thay đổi hướng quan tâm. Thay vào đó, bạn nên chú trọng nhiều hơn vào những lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ của mình. Và cuối cùng, không nên định vị sản phẩm chỉ dựa trên hình ảnh. Bạn cần phải định vị sản phẩm bằng cả nội dung lời nói. Nếu không đó sẽ là một thảm hoạ.

5. Chiến lược marketing

Có một chiến lược Marketing cụ thể và rõ ràng sẽ là vũ khí cần thiết trong chiến dịch marketing của bạn. Hãy đưa ra chiến lược một cách khôn ngoan và đảm bảo rằng chúng thực sự cần thiết cho việc định vị sản phẩm cũng như sẽ đem lại lợi ích cho sản phẩm.

Không cần thiết phải đề cập rõ trong kế hoạch marketing bạn sẽ sử dụng mỗi thứ vũ khí này như thế nào. Bạn chỉ nên đề cập ngắn ngọn mục đích và các sách lược khác nhau. Ví dụ, một chuyên gia Internet có thể viết “Các thông cáo báo chí sẽ nhấn mạnh vào chuyên môn Internet của chúng tôi”; “Kỹ năng quản lý cao cấp sẽ được đề cập triển lãm thương mại máy vi tính”; “Quảng cáo in sẽ được đăng chủ yếu ở mục rao vặt trên phần thông tin vi tính hàng tuần của báo Công nghệ và đời sống”. Lưu ý rằng kế hoạch marketing của bạn là phần chỉ dẫn cho bạn – bạn không cần phải làm quá chi tiết.

6. Ngân sách giành cho Marketing

Bạn dự định giành bao nhiêu phần trăm tổng doanh thu bán hàng dự báo được để đầu tư cho marketing. Bạn có thể chia nó thành từng tháng, quý hay năm. Tốt nhất là bạn nên quyết định ngân sách giành cho marketing khi bạn làm các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Con số mà bạn chọn sẽ phụ thuộc rất lớn vào loại hình kinh doanh và mục tiêu của bạn. Nó có thể dao động từ 5% đến 50% hay nhiều hơn. Nếu bạn là một công ty tập trung nhiều vào marketing – ví dụ một công ty bán sản phẩm thông qua gửi thư trực tiếp cho khách hàng hay quảng cáo tạo phản hồi tức thời (direct response advertising) – có lẽ bạn sẽ giành nhiều ngân sách cho marketing hơn là một công ty xây dựng cơ sở khách hàng thông qua hình thức marketing theo quan hệ.

Vì sao bạn cần phải quyết định được ngân sách? Bởi vì bằng cách đưa ra được một con số, bạn sẽ biết được nên giành bao nhiêu ngân sách cho các loại hình quảng cáo khác nhau và các sách lược khác. Nó cũng đảm bảo bạn có thể theo dõi được hiệu quả của mỗi chiến lược marketing của mình.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết cùng chủ đề:

Author

nguyendaihai