Chưa được phân loại

8 Bước giúp bạn phân tích Case Study Marketing chính xác nhất năm 2021

VIDCOMEDIA – Bạn từng loay hoay trước những bài toán truyền thông thương hiệu khó nhằn mà chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy thử 8 bước mà VIDCOMEDIAdưới đây để có thể giải 1 case study Marketing hoàn chỉnh nhé!

Có thê bạn quan tâm: Case Study Marketing là gì? Cách phân tích Case Study Marketing 2021

Bước 1: Overall Understanding

1. Hiểu vấn đề và Mục tiêu của thương hiệu

Phân tích mục tiêu luôn luôn phải bao gồm cả việc xem xét các yếu tố đòn bẩy (leverage points). Đây chính là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến việc đạt được mục tiêu và cần được tập trung khai thác để thiết lập một chiến lược hiệu quả.
Ví dụ: Nếu mục tiêu của chiến dịch là tăng doanh số bán hàng cho một công ty hàng xe hơi, thì yếu tố đòn bẩy (leverage points) là các yếu tố ảnh hưởng chính đến quyết định mua xe của khách hàng, có thể là giá, review của chuyên gia, bạn bè hoặc là các giá trị / tinh thần mà chiếc xe mang lại.

2. Hiểu tổng quan ngành hàng, đối thủ cạch tranh và khách hàng.

  • Ngành hàng: Ngành hàng này có những sự thật gì, đâu là Key Drivers/Key Barriers
  • Đối thủ: Đâu là đối thủ chính của thương hiệu là ai, định vị của họ là gì, điểm khác biệt của của họ với mình là gì? Ai là Leader ngành hàng
  • Người tiêu dùng: Thấu hiều về thói quen, hành vi sử dụng của họ trong ngành hàng này

3. Hiểu biết chuyên sâu về thương hiệu

  • Đâu là Định vị của thương hiệu đề ra là gì: Cung cấp nhu cầu cho Ai, bằng Sự khác biệt ở đây là gì và Lý do đê khách hàng tin tưởng là gì?
  • Thông tin có thể tìm hiểu trên trang web chính thức của Công ty, qua những công việc và những hoạt động họ đã từng làm?

Bước 2: Consumer Understanding

► Xác định đối tượng truyền thông: Cần miêu tả họ càng rõ nét càng tốt, để khi nghe ta hình dung được đối tượng ở ngoài đời. Thông thường, ta sẽ miêu tả khách hàng thông qua 3 khía cạnh:

  • Nhân khẩu học: Tuổi, Giới tính, Nơi sống, Education, Nghề nghiệp…
  • Tâm lý học: Hiểu rõ về tính cách của khách hàng, phong cách sống của họ, điều mà đối tượng này đang hướng đến trong cuộc sống…
  • Thói quen và hành vi: Tần suất sử dụng sản phẩm, thường sử dụng vào những dịp nào,..

 Insight – Cội nguồn của ý tưởng:

Insight là một cách quan sát thực tế và mới mẻ có thể mang lại cảm hứng sáng tạo cao. Một chuyên gia chiến lược đến từ VCGR đã nói rằng, một insight giống như cái tủ lạnh – ta mở cửa là sẽ có một luồng sáng ngay lập tức phát ra. Insight được tạo cảm hứng từ ba nguồn thông tin chính sau đây:

  • “Truyền thống” cho ngành hàng (category convention): Những điều cũ kỹ và cực kỳ là nhàm chán mà các nhãn hàng đang nói ra mỗi ngày. Bạn có điều gì mới mẻ hơn hay không?
  • Khác biệt về văn hoá (cultural tension): Những niềm tin sẵn có trong tư tưởng và tâm lý và cuộc sống của người tiêu dùng và đang tự mâu thuẫn lẫn nhau. Tìm ra chúng, đó chính là những sự thật chưa từng được khai phá.
  • Tâm lý và hành vi của người tiêu dùng (consumer motivation): Tháp tâm lý của Maslow có thể được sử dụng như một khung tham khảo để xác định động lực chính dẫn lối cho hành vi của người tiêu dùng: họ đang cần phải được đáp ứng những nhu cầu cơ bản như (hương vị thơm ngon để thoả mãn được cơn đói – thức uống mát lạnh để có thể thoả mãn cơn khát – hay dịch vụ order giao hàng ngay để thoả mãn cơn thèm muốn tức thời) và khách hàng cần cảm thấy yên tâm với chất lượng của sản phẩm, cần phải được cộng đồng thừa nhận, cần được mọi người yêu mến và tôn trọng, hay cần được tôn vinh giá trị của bản thân, v.v.

Bước 3: Big Idea & Message

Từ sự thấu hiểu về đối tượng và mục tiêu – đâu là những điều họ đang gặp phải khó khăn mà thương hiệu của bạn có thể giải quyết được, để thấy được Brand Role trong đó, phải để họ biết/thích/nhớ thật nhiều và lâu về chúng ta

Từ đó, một ý tưởng lớn (Big Idea) được hình thành để định hướng cho toàn bộ hoạt động triển khai, để nhất quán theo cùng một chủ đề. Kèm theo Big Idea là một thông điệp chính (Key Message) sẽ đi xuyên suốt một chiến dịch để cho khách hàng hiểu được điều chúng ta muốn nói là gì?

Bước 4: Execution & KPIs

► Execution Plan
Thường có 3 giai đoạn chính, qua đó tạo sự gắn kết (engagement) của đối tượng truyền thông đối với thông điệp tăng dần theo từng bước, cả về chất lượng lẫn lẫn số lượng:

  • Khởi động cuộc đối thoại mới: Giới thiệu thông điệp mới và tạo ra cú hích nhằm thúc đẩy sự quan tâm chú ý của đối tượng truyền thông
  • Trải nghiệm: Đối tượng truyền thông tham gia vào quá trình trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ , tạo dựng lòng tin và sự gắn kết đối với thông điệp mà chiến dịch đề ra.
  • Đỉnh cao/Lan toả: Từ những trải nghiệm có thực, thông điệp được lan toả đến quy mô lớn hơn và đẩy lên cao trào.

► KPIs
Bên cạnh các chỉ số cơ bản mà bạn cần chú ý (như số lượt tải về, lượt xem, số người chia sẻ, số người chơi game, v.v. …), thì các ảnh hưởng đối với hình ảnh – văn hoá – sức khoẻ của thương hiệu (brand health) cũng cần được quan tâm xem xét một cách cẩn thận và thường xuyên để có những phản ứng kịp thời. Suy cho cùng thì dù là môi trường nào, thì điều chúng ta đang làm cũng phải đóng góp một cách tích cực cho giá trị của thương hiệu và do đó không được phép xa rời chiến lược và định vị ban đầu của doanh nghiệp. Giải quyết case study là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp marketers và thử thách bản thân với những bài toán kinh doanh thực tế, rèn luyện tư duy logic và áp dụng những gì được học trước đó.

Trên đây là 8 Bước giúp bạn phân tích Case Study Marketing chính xác nhất năm 2021 phần 1. Mình sẽ ra phần 2 trong thời gian sơm nhất. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Author

nguyendaihai