Chưa được phân loại

Bounce Rate bao nhiêu là tốt? 10 Yếu tố quyết định Bounce Rate của website

Khi tư vấn về dịch vụ seo, khách hàng của tôi thường có chung một câu hỏi:

“Bounce Rate bao nhiêu là tốt?”

Câu trả lời: Là không có tiêu chuẩn nào để có thể đánh giá Bounce Rate của một trang wed!

Chỉ số Bounce Rate cao không phải lúc nào cũng xấu và đôi lúc, thậm chí Bounce Rate cực thấp cũng không tốt chút nào.

Nếu bạn mong muốn biết được chi tiết cách đánh giá Bounce Rate chuẩn xác, thì phần nội dung bên dưới này là dành cho bạn đó!

Bật mí: Đây là nội dung mà tôi cực kì tâm huyết nhất, hãy đọc thật kĩ nó nhé!

Bounce Rate của mỗi trang wed khác nhau là hoàn toàn khác nhau!

Không có một chuẩn/cơ sở nào để có thể so sánh hay đánh giá 2 website dựa trên Bounce Rate của chúng.

Vì sao tôi lại nói vậy? Để tôi giải thích cho bạn!…

Hầu hết các blog thường có Bounce Rate cao vì mọi người thường đọc bài viết blog rồi thoát ra.

Tuy nhiên, nếu chỉ số Bounce Rate trên trang wed của bạn cực thấp. Chẳng hạn dưới 10% thì chắc chắn là nó đang có vài vấn đề kĩ thuật xảy ra.

Có thể do tracking code xảy ra lỗi hoặc các vấn đề khác nảy sinh từ trang wed và dẫn đến nhiều hơn một GIF request được gửi đến GA cho một single page visit.

Do đó, GA không thể xem những lần truy cập này là một lần thoát trang.

Khi xem xét Bounce Rate trong bất kỳ nguồn truy cập nào, bạn cần lưu ý đến 10 yếu tố quan trọng sau:

  1. Mục đích/Hành vi của người dùng
  2. Loại hình website
  3. Loại hình landing page
  4. Chất lượng landing page
  5. Loại hình content
  6. Loại hình doanh nghiệp
  7. Chất lượng traffic
  8. Loại hình kênh truyền thông
  9. Đối tượng người dùng
  10. Loại hình thiết bị

Bounce Rate bao nhiêu là tốt? 10 Yếu tố quyết định Bounce Rate của website

1. Mục đích/Hành vi Khách hàng

Tùy theo từng giai đoạn mà người đọc hay khách hàng đang hiện diện trong phễu marketing mà họ sẽ có những mục đích tìm kiếm hoàn toàn khác nhau.

Mọi người thường tương tác như thế nào trên trang wed của bạn?

muc-dich-tim-kiem-cua-nguoi-dung

Nếu landing page của bạn không cung cấp đầy đủ những thông tin nhằm thỏa mãn mục đích tìm kiếm (search intent) của khách hàng, họ sẽ thoát khỏi landing page ngay.

Thậm chí khách hàng cũng có thể rời khỏi trang kể cả khi landing page có ĐẦY ĐỦ thông tin mà họ cần nhưng bạn không biết cách thu hút khách hàng truy cập vào những trang khác.

Trong trường hợp này, chỉ số Bounce Rate cao lại thể hiện website bạn đã thỏa mãn đầy đủ mục đích tìm kiếm của người dùng, khiến họ không có nhu cầu phải click sang trang khác.

Có thể bạn quan tâm: Phễu Marketing và 4 bước để chuyển đổi khách hàng tiềm năng 2021

2. Loại hình website

chi-so-bounce-rate-theo-dang-website

Những loại hình website khác nhau sẽ có Bounce Rate khác nhau.

Theo thống kê sơ bộ, Bounce Rate của từng loại hình website có tỷ lệ như sau:

bounce-rate-loai-hinh-website

Ví dụ nếu trang wed của bạn là một blog thì việc người dùng vào đọc bài rồi thoát là việc hết sức bình thường, khiến chỉ số Bounce Rate cao.

Nếu bạn sở hữu single page website (website chỉ có 1 page duy nhất) thì Bounce Rate có thể lên đến 100%.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang chạy website được thiết lập hoàn toàn trên flash. Bên cạnh đó bạn không theo dõi flash event thì Bounce Rate có thể sẽ rất cao.

Tuy nhiên, nếu tôi là bạn, tôi sẽ mặc kệ các số liệu trên và chỉ tập trung vào tỷ lệ thoát của website mình mà thôi!

Có thẻ bạn quan tâm: Hướng dẫn cách thiết kế web chuẩn Seo từ A-Z

3. Loại hình landing page

Nếu người dùng tìm đến trang “Liên hệ” thì rất có thể họ đang tìm kiếm một thông tin liên hệ nào đó và sẽ nhanh chóng kết thúc truy cập tại đây.

Do đó Bounce Rate của trang này thường sẽ cao hơn so với các trang khác.

4. Chất lượng landing page

Nếu landing page của bạn không đủ sức hấp dẫn khách hàng, ngập tràn quảng cáo, chữ xếp lộn xộn như một trang spam và không có “Call to action” rõ ràng thì Bounce Rate theo đó sẽ rất cao. 

Về điểm này, bạn cần phải có một chút kiến thức về UI (User Interface – Giao diện người dùng) và UX (User Experience – Trải nghiệm người dùng) để có thể tối ưu website một cách tốt nhất, giúp giữ người dùng ở lại và khuyến khích họ thực hiện hành động trên web.

UX-va-UI

Theo đó, nếu UX tập trung vào tính logic:

  • Luồng traffic và hành trình của khách truy cập
  • Bố cục trên mobile và desktop
  • Cấu trúc và kiến trúc trang web

Thì UI lại chú trọng đến tính thẩm mỹ:

  • Màu sắc, hình ảnh và style trang trí
  • Kiểu thiết kế giao diện Front End

2 yếu tố này đảm bảo một phần của chất lượng website và bên cạnh đó, yếu tố kế tiếp “Loại hình content” có sức ảnh hưởng to lớn đến chỉ số Bounce Rate của toàn bộ website.

Có thể bạn quan tâm: Landing Page là gì? Những lợi ích mà Landing Page mang lại cho doanh nghiệp.

5. Loại hình content

Nếu như bạn cảm thấy cần phải “có thêm thời gian” khi đọc nội dung trên chính landing page của mình thì rất có thể người dùng sẽ bookmark trang này “để dành” quay lại đọc khi họ có thời gian ( những tôi chắc chắn với bạn 95% người dùng không quay lại đâu) 

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 30 cách viết Content hay nhất mà bạn đang tìm kiếm.

6. Loại hình kinh doanh

Bounce Rate ở mỗi lĩnh vực kinh doanh không giống nhau. Trong một số lĩnh vực như xuất bản, Bounce Rate cao là chuyện bình thường.

Dưới đây là một số Bounce Rate trung bình theo ngành kinh doanh của các website:

bounce-rate-tren-nganh-nghe

7. Chất lượng traffic

Nếu bạn đang cố gắn thu hút lượng traffic về website từ sai nguồn, tức là traffic từ người dùng không phải là khách hàng tiềm năng thì đương nhiên việc này sẽ kéo theo lượng Bounce Rate sẽ cao.

nguon-traffic-chat-luong-anh-huong-den-bounce-rate

Vd: Tôi sẽ chọn chia sẻ các bài blog hướng dẫn SEO lên các group Cộng đồng SEO 2020 thay vì group Cộng đồng Digital Marketing vì đối tượng tham gia vào các group này rất khác nhau.

Và khi tôi chia sẻ các bài viết về content/ marketing thì tôi sẽ chọn đăng ở Cộng đồng Digital Marketing hơn chẳng hạn. Điều này có thể giúp giảm Bounce Rate trong marketing.

Chính vì vậy, chọn nguồn traffic có liên quan đến lĩnh vực của website cũng là điều mà bạn nên cân nhắc trước khi chia sẻ bài viết! Vì số lượng hay chất lượng traffic là do bạn quyết định.

Có thể bạn quan tâm: Traffic là gì? 7 Cách tối ưu hóa và tăng traffic cho website

8. Loại hình kênh truyền thông

Những kênh truyền thông khác nhau sẽ gửi về traffic có Bounce Rate khác nhau. Ví dụ Bounce Rate của traffic từ các trang mạng xã hội thường cao hơn traffic từ organic search.

Và thậm chí, theo thống kê 15 xu hướng content marketing trên Mạng xã hội cũng cho thấy lượng bounce có sự khác biệt!

Nếu bạn so sánh Bounce Rate và lượng Users của 2 kênh này, thì bạn sẽ thấy được một đặc điểm hoàn toàn khác biệt, cụ thể bên dưới:

bounce_rate_facebook_va_youtube

Lý do xảy ra thì như tôi đã nói ở trên, việc Bounce Rate cao hay thấp phụ thuộc hoàn tàon vào việc khách hàng đã có “chuẩn bị tâm lý nghiền ngẫm” hay chưa mà thôi!

Chọn lựa kênh phù hợp để phát triển cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất Marketer/SEOer & Chủ doanh nghiệp cần cân nhắc khi triển khai chiến lược Marketing không chỉ cho website mà còn cả tổng thể doanh nghiệp sắp tới!

9. Đối tượng người dùng

Thông thường, nhóm khách hàng mới thường bỏ trang nhiều hơn những khách hàng thường xuyên vì họ không quen thuộc với thương hiệu của bạn.

new_user_va_returning_user_bounce_rate

Bạn có thể xem số liệu chi tiết tại Google Analytics > Audience > Behavior > New vs. Returning

10. Loại hình thiết bị

Tỷ lệ Bounce Rate giữa các thiết bị có thể khác nhau.

bounce-rate-theo-thiet-bi

Chẳng hạn, nếu website của bạn không linh hoạt giữa các thiết bị thì mobile traffic đến website của bạn có Bounce Rate khá cao.

ti_le_thoat_theo_thiet_bi

Xem thông số tại Google Analytics > Audience > Mobile > Overview

Nếu đã đọc đến đây chắc bạn đã biết được 10 Yếu tố quyết định Bounce Rate của website rồi đúng không nào. Vậy “9 Thủ thuật giúp bạn tối ưu tỷ lệ Bounce Rate cho Website” hãy tìm hiểu ngay thôi nào.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Author

nguyendaihai