Chưa được phân loại

Bounce Rate là gì? Tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản về Bounce Rate.

Không hẳn mọi SEOer cho rằng Bounce Rate – Tỷ lệ thoát trong Google Analytics là một chỉ số quan trọng…

Nhưng chắc chắn, bạn sẽ phải đồng ý với tôi rằng:

>> Bounce Rate là cách mà Google sử dụng để kiểm tra chất lượng của một website!

Tuy nhiên, đây chính là chỉ số hay bị hiểu nhầm nhất và hầu như là nhiều nhất trong Google Analytics.

  • Tỷ lệ Bounce Rate là gì? Tỷ lệ thoát trang là gì? hay bounce là gì?
  • Bounce Rate cao có đồng nghĩa với chất lượng website kém?
  • Tỷ lệ thoát hiện tại của website có “ổn” hay không?

Và… làm thế nào để tối ưu Bounce Rate – Tỷ lệ thoát trang cho website? Tất cả sẽ được đề cập ngay trong bài viết này!

Kiến thức cơ bản về Tỷ lệ thoát trong Google Analytics

Hầu hết các trang wed thương mại điện tử đều gặp vấn đề về Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)

Đừng hỏi: “Tại sao conversion rate của tôi lại thấp vậy?”

Hãy hỏi:

“Tại sao Bounce Rate của website tôi lại quá cao?”

Conversion rate thấp là bởi phần lớn khách hàng truy cập vào trang wed và thoát ngay. Mà không hề thực hiện thêm bất cứ hành động hay mục tiêu như mong đợi, chẳng hạn mua hàng, điền form hay đăng kí thành viên …

Nếu người dùng không ở lại website của các bạn đủ lâu thì bạn chẳng thể mong đợi rằng họ sẽ mua hàng hay thực hiện bất kỳ tương tác nào với bạn.

Quay lại câu hỏi “Bounce Rate là gì”?

Tổng quan về Bounce Rate

Bounce Rate (thường nhầm với exit rate) là số liệu thường được google sử dụng trong quá trình phân tích một website. Theo nghĩa cơ bản nhất, Bounce Rate đại diện cho tỷ lệ khách hàng đã truy cập vào website và sau đó họ rời đi, trái ngược với việc ở lại website và tương tác với nó theo cách có ý nghĩa (nhiều hơn về tương tác với web và bounce rate sau này trong hướng dẫn) .

Google sử dụng Bounce Rate như một chỉ số đánh giá thành công và hiệu quả của một trang, quan niệm chung rằng (mặc dù không phải lúc nào cũng đúng) là Bounce Rate cao là xấu và Bounce Rate thấp là tốt. Tất nhiên, thực tế thì việc này lại không đúng hoàn toàn.

Bounce Rate cao trên những trang có nội dung hỗ trợ khách hàng có thể cho thấy rằng người dùng đã có thể tìm thấy được giải pháp cho vấn đề của họ và họ đã vui vẻ rời đi. Tuy nhiên, Bounce Rate cao trên landing page với mục đích bán hàng lại có thể là một chỉ số cho thấy bạn cần phải cải thiện trang của mình càng nhanh càng tốt.

Trong trường hợp nào đi chăng nữa, thì Bounce Rate cao theo ngữ cảnh luôn được quan tâm nhiều. Và cũng là con số cực kỳ thú vị đối với một nhà phân tích trang wed. Hướng dẫn này của tôi sẽ đi sâu vào các định nghĩa cụ thể (xuống các nền tảng phân tích cụ thể) và sử dụng các ví dụ cụ thể cho Bounce Rate liên quan đến marketing, SEO (Search Engine Optimization), v.v.

Vậy Bounce Rate là gì?

Bounce Rate là gì?

Bounce Rate thường được định nghĩa đơn giản là tỷ lệ khách hàng truy cập rời khỏi website mà không thực hiện bất kì hành động nào, chẳng hạn như nhấp vào các liên kết, điền vào biểu mẫu hoặc mua hàng.

Tôi sẽ phân loại rồi phân tích rõ hơn về tỷ lệ Bounce Rate ở dưới. Bounce Rate rất quan trọng, vì ba lý do chính sau đây:

  • Ai đó thoát khỏi website của bạn mà không chuyển đổi, làm tăng Bounce Rate đúng không nào. Bởi vậy, khi bạn ngăn cản khách hàng truy cập thoát, giảm bounce rate thì cũng có thể tăng tỷ lệ conversion.
  • Bounce Rate – Tỷ lệ thoát có thể được sử dụng làm yếu tố xếp hạng của Google. Trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ Bounce Rate của khách hàng có tương quan chặt chẽ với bảng xếp hạng Google.
  • Tỷ lệ Bounce Rate cao cho bạn biết rằng website của bạn đang có vấn đề với nội dung, trải nghiệm người dùng, bố cục trang hoặc bản sao.

Bounce Rate là một số liệu phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật số và phân tích lưu lượng truy cập web. Trong khi hầu hết xem nó như một chỉ số đánh giá thành công, nên ý nghĩa thực tế của nó đôi khi bị hiểu sai.

Bounce Rate bao nhiêu là tốt?

Mọi trang wed đều có tỷ lệ thoát trang khác nhau. Nhưng, tùy thuộc vào loại hình và lĩnh vực hoạt động của Website mà Bounce Rate sẽ cao hoặc thấp. Tuy nhiên, để Bounce Rate bao nhiêu là tốt thì nên nằm trong khoảng <=60% là ổn định nhất.

bounce-rate-bao-nhieu-la-tot-nhat

Những trang wed thuộc dạng tin tức, vì người đọc chuyển từ trang này sang trang khác nên Bounce Rate sẽ thấp. Còn những trang wed được người dùng tìm kiếm trên Google, quảng cáo. Thì điểm Bounce Rate sẽ cao hơn nhiều.

>> LƯU Ý: Bài viết này không dành cho bạn nếu như bạn cài đặt sai hoặc chưa cài đặt Google Analytics (GA).

100% kiến thức & hướng dẫn bên dưới đây chỉ có thể áp dụng khi bạn đã biết cách Cài đặt Google Analytics đúng. Vậy nên hãy chắc chắn rằng GA của bạn hoạt động tốt và bạn biết cách đọc các chỉ số chính trong Google Analytics nhé!

1. Lượt truy cập (visit) hay Phiên truy cập (session) trong Google Analytics là gì?

Theo Google Analytics (GA), Session là tập hợp một nhóm các hit (tương tác) của khách hàng với trang wed được ghi nhận trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Các Hit (tương tác) này bao gồm pageview, screenview, sự kiện, giao dịch … dẫn đến các dữ liệu được gửi về trang Google Analytics.

Một người dùng có thể thực hiện một hoặc nhiều session. Một người dùng có thể tạo ra 2 hoặc nhiều hơn 2 GA session trong cùng một ngày. Hoặc đôi khi có thể vài ngày, vài tuần, vài tháng.

Đó là lí do số lượng visit/session thống kê trên GA hầu như luôn cao hơn số lượng người dùng thực tế.

2. Lượt truy cập trang duy nhất (Single page visit) là gì?

Lượt truy cập trang duy nhất là một GA session mà trong đó, khách hàng chỉ xem một trang duy nhất của website và rời khỏi landing page bán hàng mà không thực hiện thêm bất kì truy cập thêm trang nào khác.

chi-so-bounce-rate

Và khi đó, hành động thoát trang (Bounce) của khách hàng truy cập vào trang wed sẽ bao gồm:

  • Nhấp vào nút Quay lại/Back (phổ biến nhất)
  • Đóng trình duyệt (cửa sổ / tab)
  • Nhập URL mới trên thanh địa chỉ
  • Không thực hiện bất kỳ tương tác nào (phiên hết hạn sau 30 phút)

3. Tỷ lệ thoát trong Google Analytics được check như thế nào?

Bounce rate của website (tỷ lệ thoát) là phần trăm số lượt truy cập trang duy nhất (còn gọi là phiên truy cập). Trong đó khách hàng đã rời khỏi website ngay và không xem thêm bất kỳ trang nào khác.

Vậy cách tính Bounce Rate trong Google Analytics như thế nào? Tôi sẽ nói đến ở đoạn sau. Bây giờ hãy cùng tìm hiểu lý do trang có Bounce Rate là gì?

Tại sao người dùng lại thoát trang?

Trước khi chúng tôi thực hiện các bước cụ thể để giảm Bounce Rate. Điều quan trọng là phải hiểu những lý do phổ biến nhất khiến khách hàng của bạn thoát ra.

Trang không đáp ứng mong đợi

Ví dụ: bạn đang tìm kiếm một máy xay mới, nhưng chi phí có hạn nên bạn muốn được miễn phí vận chuyển (ai mà từ chối free ship nhỉ). Vì vậy, bạn Google “mua máy xay sinh tố miễn phí vận chuyển”.

Kết quả tìm kiếm hiển thị “mua máy xay miễn phí”có một quảng cáo nói rằng hãng N có giao hàng miễn phí. Vì vậy, bạn nhấp vào.

Nhưng khi bạn nhấp vào quảng cáo, thay vì được dẫn qua một trang đích về các công cụ xay trộn khác nhau, bạn lại đang xem trang chủ của website.

Bạn sẽ làm gì? Quay trở lại Google để tìm một trang mà 100% về máy xay ngay và luôn mà truy cập, và Bounce Rate từ đây mà ra chứ còn gì nữa.

Thiết kế xấu

Thiết kế xấu hoàn toàn có thể gây nên tỷ lệ Bounce Rate cao! Chúng ta hay nói về đừng đánh giá một quyển sách qua trang bìa của nó nhưng mà bìa sách xấu, trình bày xấu thì ơn giời, nút thoát ra đây rồi.

Hầu hết tất cả mọi người sẽ đánh giá website của bạn dựa trên thiết kế trước tiên và nội dung là yếu tố thứ hai.

Vì vậy, nếu website của bạn trông lằng nhằng, xưa cũ và cả nhạt nhẽo nữa thì chúc mừng bạn và tỷ lệ Bounce Rate của bạn.

UX xấu

Có khả năng website của bạn sẽ trông đẹp. Những bìa sách đẹp mà chữ bên trong quá nhỏ, trình bày lỗi này lỗi nọ thì người đọc cũng chẳng thèm đọc đâu.

Website của bạn cũng cần phải siêu dễ sử dụng. Và mọi người càng dễ đọc và điều hướng xung quanh trang web của bạn. Thì khi đó tỷ lệ thoát của bạn sẽ được giảm đi.

Trang của bạn cần phải cung cấp cho người dùng những gì mà họ đang tìm tìm kiếm: Điều này đúng. Không phải tất cả các lần thoát trang đều là dấu hiệu xấu. Trên thực tế, một lần thoát có thể là một dấu hiệu cho thấy trang của bạn đã cung cấp cho khách hàng chính xác những gì mà họ mong muốn một cách nhanh chóng.

Bounce Rate – Tỷ lệ thoát trong Google Analytics được tính như thế nào?

Trong Google Analytics, tỷ lệ thoát của toàn bộ website & tỷ lệ thoát của một trang wed được tính bởi những công thức tính vô cùng đơn giản, không quá phức tạp.

Bạn có thể note lại vào sổ tay hoặc máy tính và thử nếu cần. Nhưng giống với exit rate hay time on site, thì những chỉ số này đều được tính sẵn và tích hợp trên Google Analytics cả rồi.

Nắm được nguyên lý của 2 công thức này sẽ giúp bạn tối ưu Bounce Rate cho website dễ dàng và hiệu quả hơn!

Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của 1 trang web

bounce-rate-cua-1-trang-web

Kiểm tra Bounce Rate được tính như sau:

Bounce Rate của website = Tổng lượt thoát (bounce) trong khoảng thời gian nhất định/Tổng số lần truy cập (entrance) trong cùng một khoảng thời gian đó.

Trong đó:

  • Bounce là số lượng người truy cập (hoặc xem) trang duy nhất và mỗi truy cập chỉ có một GIF request gửi về GA.
  • Entrance là tổng số lần truy cập của người dùng vào trang của bạn.

Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của toàn bộ website

bounce-rate-cua-toan-bo-trang-web

Ví dụ:

Chỉ số Bounce Rate của trang 1 được tính bởi công thức: [tổng số bounce (2070)/tổng số entrance (2424)]*100 = 85.40%

  • Bounce Rate của trang chủ (/) được tính bởi công thức: [Tổng số bounce (171) / Tổng số entrance (416)]*100 = 41.11%
  • Bounce Rate của một website được tính bởi công thức: [Tổng số bounce (4039) / Tổng số entrance (5400)]*100 = 74.80%

4 Trường hợp lượt truy cập duy nhất không được tính Bounce Rate là gì?

Để có thể thực sự hiểu đúng về tối ưu hóa Bounce Rate của trang wed, bạn cần phải biết làm thế nào Google Analytics đánh giá đâu là bounce.

Trong bất kì ngữ cảnh nào: Có nhiều hơn một GIF request được tạo ra trong một GA session (hay lượt truy cập) thì đó không được xem là một lần thoát trang, dù đây có là lượt single page visit.

Cụ thể trong những trường hợp sau GA không coi lượt truy cập trang duy nhất là một lần thoát trang

Event tracking

Người dùng đến trang wed của bạn, khởi động một sự kiện được theo dõi thông qua Event Tracking Code và sau đó rời khỏi mà không đi đến trang nào khác.

Chẳng hạn người dùng vào một trang wed trên website và nhấn nút chạy video (mà bạn đang theo dõi thông qua event tracking code) rồi rời khỏi website từ landing page đó mà không truy cập thêm trang khác.

Lý do Google không coi lượt truy cập này là một lần thoát vì có 2 GIF request được đề xuất trong cùng một session.

Một bởi mã theo dõi Google Analytics (để gửi dữ liệu page view) và một bởi event tracking code (để gửi chi tiết sự kiện được theo dõi như số lượng click chuột vào nút chạy video)

Không cần phải nói thêm, đơn giản nếu bạn cài event tracking code trên website, Bounce Rate của trang hay thậm chí toàn bộ website sẽ giảm đáng kể.

Vì thế, bạn cần nhớ điều này khi phân tích hay khắc phục Bounce Rate cho một trang web.

Social Interactions Tracking

Người dùng đến trang wed và khởi động một sự kiện xã hội được theo dõi thông qua mã theo dõi phân tích tương tác xã hội và sau đó rời khỏi mà không đi đến trang nào khác.

Ví dụ người dùng đến trang web trên website, đọc bài blog, chia sẻ một bài viết nào đó thông qua nút “Share” (đang được theo dõi) và sau đó rời khỏi website mà không đi đến trang khác.

Lý do Google không coi lượt truy cập này là một lần thoát trang vì có 2 GIF request được đề xuất trong cùng một session.

Một là mã theo dõi Google Analytics (để gửi dữ liệu page view) và một là mã theo dõi phân tích tương tác xã hội (để gửi dữ liệu tương tác mạng xã hội)

Sự kiện được theo dõi (tracked event) tự động thực hiện

Trong trường hợp tracked event tự động thực hiện, mỗi lần trang được tải thì lượt truy cập trang duy nhất không được xem như một lần thoát trang vì có nhiều hơn 1 GIF request.

Ví dụ nếu bạn vào trang web và video trong trang đó tự động chạy. Nút Play của video được theo dõi thông qua event tracking code nên có nhiều hơn 1 GIF request được thực hiện.

Một bởi Google Analytics và một bởi event tracking code.

Trùng nhiều GATC trên trang web

Nếu trang web chứa nhiều hơn một GATC giống nhau (chẳng hạn một mã theo dõi ở header và một ở footer) thì có ít nhất 2 GIF request được thực hiện.

Kết quả là lượt xem trang duy nhất này không được xem như một lần thoát trang. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn chỉ có một GATC duy nhất trên trang web của mình.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Cùng chủ đề:

  1. Conversion Rate là gì? Tầm quan trọng của CR trong SEO
  2. CTR là gì? 13 Cách đơn giản giúp bạn cải thiện chỉ số CTR trong SEO
  3. Hướng dẫn quy trình SEO từ khóa tổng quan

Author

nguyendaihai