Chưa được phân loại

Brand Manager là gì? Brand Manager khác Marketing Manager ở điểm nào?

Trong công ty lớn, các chuyên gia phải lập kế hoạch, điều phối sản phẩm của mình để có thể thúc đẩy được việc bán hàng và đảm bảo được sự sống còn trong thế giới kinh doanh. Một công ty có thể sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, và mỗi sản phẩm đều cần có các chiến lược xây dựng thương hiệu riêng biệt và cách tiếp cận thị trường hiệu quả. Để đảm bảo thành công của một thương hiệu, các Brand Manager (Quản lý nhãn hàng) sẽ giám sát việc nghiên cứu thị trường, phát triển và các chiến lược Marketing khác nhau.

Công việc của Brand Manager là gì?

Có nhiều công ty sản xuất nhiều thương hiệu sản phẩm khác nhau. Do đó, công ty không thể sử dụng chung cho mình một chiến lược Marketing phù hợp với tất cả các nhãn hàng. Vì vậy phải có một cá nhân thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các kế hoạch.

Brand Manager tiến hành nghiên cứu thị trường ban đầu cho một nhãn hàng, thu thập được dữ liệu về thị trường mà sản phẩm phù hợp. Điều này sẽ gồm có nghiên cứu nhân khẩu học, khám phá được nhu cầu cho sản phẩm và tìm xem điều gì làm cho sản phẩm nổi bật.

Sau khi đã nghiên cứu sâu rộng, các Brand Manager và nhóm của họ phát triển các mục tiêu hàng tháng với mục tiêu tăng giá trị thương hiệu. Điều này bao gồm phát triển các chiến lược Marketing và giới thiệu nhãn hàng tới công chúng. Trong suốt vòng đời của một nhãn hàng, Brand Manager báo cáo với các Marketing cấp cao về Sales, về việc các chiến lược Marketing ảnh hưởng đến doanh số bán hàng như thế nào và về cách một nhãn hàng mình phụ trách có thể tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn.

Brand Manager cần những kỹ năng gì?

Kỹ năng viết và sáng tạo chính là 2 yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần phải lưu ý. Bạn phải là một người viết tốt ở cả 2 hình thức dạng dài và ngắn để có thể truyền tải thông điệp và sáng tạo với chút “điên” để có thể làm nổi bật và thể hiện bản chất một thương hiệu.

Kỹ năng quản lý quan hệ và khả năng kể chuyện cũng rất quan trọng. Làm một Brand manager cần xây dựng và duy trì được niềm tin và mối quan hệ gắn kết với tất cả các bên có liên quan tới doanh nghiệp. Và một khi muốn định dạng rõ nhãn hàng trên thị trường, bạn cần có khả năng kể chuyện để khán giả nhớ và ấn tượng về thương hiệu.

Công việc của một Brand manager cũng cần các kỹ năng phân tích tốt và khả năng quản lý ngân sách, đồng thời yêu cầu sự hiểu biết đầy đủ về sản phẩm hoặc cá nhân mà bạn đang quảng bá.

Cong-viec-cua-Brand-Manager-khac-Marketing-Manager-o-diem-nao

Công việc của Brand Manager khác Marketing Manager ở điểm nào?

Marketing có thể đóng góp cho một nhãn hàng, nhưng thương hiệu lớn hơn bất kỳ nỗ lực Marketing cụ thể nào. Thương hiệu là những gì còn lại sau khi Marketing đã thực hiện. Đó chính là những gì còn lại trong tâm trí khách hàng mà liên kết với sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức của bạn.

Thương hiệu chính là những gì sau cùng xác định việc bạn sẽ trở thành một khách hàng trung thành hay không. Marketing có thể thuyết phục bạn mua một chiếc xe Toyota cụ thể và có lẽ đó là chiếc xe đầu tiên mà bạn sở hữu. Nhưng thương hiệu sẽ xác định xem bạn sẽ chỉ mua Toyota trong suốt cuộc đời còn lại hay không.

Thương hiệu được xây dựng từ nhiều yếu tố. Và điều quan trọng trong số này chính là kinh nghiệm/trải nghiệm sống của thương hiệu. Chiếc xe đó có thể mang lại lời hứa về độ tin cậy của thương hiệu không? Nhà sản xuất có tiếp tục duy trì các tiêu chuẩn chất lượng đã làm cho chúng không? Nhân viên bán hàng hay thợ máy tại trung tâm dịch vụ có trả lời đúng những điều khách hàng cần hay không?

Marketing tìm kiếm và thúc đẩy được người mua. Brand Manager phát triển nhãn hàng mình phụ trách, làm cho người mua trở thành khách hàng trung thành, ủng hộ và thậm chí là truyền bá cho chính nhãn hàng đó. Mọi suy nghĩ, mọi hành động, mọi chính sách, mọi quảng cáo, mọi chiến thuật Marketing đều có tác dụng truyền cảm hứng cho sự trung thành của khách hàng thương hiệu. Và tất cả điều này ảnh hưởng đến doanh thu.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết cùng chủ đề:

  1. Bí quyết xây dựng chiến dịch Content Marketing hiệu quả nhất năm 2021
  2. Content marketing là gì? Hướng dẫn cách viết Content marketing hay nhất 2021
  3. Marketing là gì? Những điều cần biết về Marketing từ A đến Z
  4. Tổng hợp những câu slogan hay chạm tới cảm xúc của khách hàng

Author

nguyendaihai