Chưa được phân loại

Tổng hợp 13 cách gửi Email Marketing chuyên nghiệp và hiệu quả nhất

Bạn đã bao giờ gửi email marketing cho khách hàng của mình nhưng lại không nhận được hồi âm tư họ? Họ thậm chí còn không buồn mở nó? Hoặc mở nó chỉ để xóa? Có thể bạn không biết hay thậm chí không hiểu chiến dịch của mình đang sai ở đâu.

Nếu điều này thường xảy ra với email bạn gửi, bạn cần hiểu lý do tại sao ngay và luôn.

13 tips cách gửi Email Marketing chuyên nghiệp dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu được nguyên nhân và cải thiện chiến dịch hiệu quả hơn.

1. Xây dựng danh sách người đăng ký

Trước khi bắt đầu gửi Email Marketing bạn cần phải xây dựng được danh sách người đăng kí. Ngay cả khi bạn đã có được cho mình một danh sách dài email với các khách hàng tiềm năng thì cũng đừng bao giờ ngừng thu thập thêm. Bởi vì cứ một email đã được gửi đi thì bạn sẽ tăng 2 – 11% cơ hội có thêm một khách hàng, hay một đơn hàng có giá trị. (theo getresponse.com).

Điều quan trọng nhất chính là, hoàn toàn không khó để bạn có thể phát triển danh sách email: Một cách đơn giản, bạn có thể tự xây dựng được danh sách email khách hàng bằng cách đặt các hình thức đăng ký nhận bản tin hay trên website, blog của công ty mình.

Ví dụ điển hình như cách tận dụng khôn ngoan của Digital Fire. 

huong-dan-gui-email-marketing

Ngoài cách trên, bạn cũng có thể xây dựng được danh sách email của mình thông qua các hình thức Marketing truyền thống. Nếu như bạn có một gian hàng chuyên trưng bày tại các sự kiện hay hội nghị thì hãy “chớp” lấy cơ hội, tìm cách để mọi người đăng ký nhận bản tin của bạn. Hơn nữa, nếu bạn không thể bán trực tiếp sản phẩm/dịch vụ của mình tại hội nghị, thì việc ai đó đăng ký danh sách email của bạn cũng là cơ hội kinh doanh “tiềm năng” mới.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách xây dựng danh sách email marketing từ A-Z

2. Khuyến khích người nhận phản hồi lại email

Không giống như thư gửi trực tiếp, Email Marketing giúp mở ra cơ hội kinh doanh đối với những người thực sự quan tâm đến doanh nghiệp của bạn. Do đó, nếu như bạn chỉ đưa cho khách hàng và lead của mình những thông tin đơn thuần thì thật là lãng phí và tốn thời gian. Hãy đảm bảo bạn luôn tập trung vào ba vấn đề mà tôi sắp đề cập ngay sau đây:

  • Đặt tiêu đề email ấn tượng khiến người dùng không thể lướt qua

Với mấy chục email đang “xếp hàng” trong hộp thư đến của khách hàng, bạn sẽ chỉ có cho mình chưa tới 5 giây để có thể thuyết phục được người nhận mở email, và tất cả điều này đều phụ thuộc vào dòng tiêu đề email của bạn. Hãy viết điều gì đó để mình nổi bật hơn hẳn những email khác. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là sử dụng các giải pháp tự động cá nhân hóa email của bạn.

  • Truyền đạt thông điệp thú vị

Không phải ai mở email của bạn cũng có nghĩa là họ đang muốn nhanh chóng xóa nó. Hầu hết tất cả mọi người thường lướt qua nội dung của email trước khi quyết định có nên cho nó vào “thùng rác” hay không. Vì vậy, hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn đang truyền đạt đi một thông điệp ý nghĩa, từ một người thực sự quan tâm đến họ, chứ không phải là một công ty đang cố gắng quảng cáo.

  • Xây dựng nội dung phù hợp đối tượng mục tiêu

Mỗi độc giả sẽ có nhu cầu và sở thích khác nhau, do đó nội dung của email cũng cần đảm bảo được yếu tố này. Bạn cần phân loại danh sách email theo nhân khẩu học và đưa ra được quy tắc viết nội dung phù hợp.

Ví dụ đơn giản, nếu đối tượng mục tiêu của bạn là phụ nữ có độ tuổi từ 25 – 35, có sở thích liên quan đến nội trợ, giáo dục, em bé… thì bạn nên chọn văn phong gần gũi, nhẹ nhàng và quan tâm.

Nội dung nhắm đúng đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn tăng cơ hội chuyển đổi hoặc thậm chí là có thêm cho mình các khách hàng tiềm năng nhờ vào Marketing truyền miệng (Các thông tin được “truyền tai nhau” giữa người với người thông qua hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp).

Trọng tâm của nội dung này là để khuyến khích người nhận phản hồi lại bạn. Phản hồi ở đây có nghĩa là họ đã có hành động tương tác với email bạn gửi như nhấp vào đường link được đính kèm với nội dung. Nhưng bất kỳ khi nào có thể, hãy khuyến khích họ thực sự trả lời email của bạn. Vì đây mới là một cách chắc chắn cho thấy thông điệp và sự quan tâm của bạn đã thực sự truyền tải đúng và mang lại giá trị.

3. Nội dung mang tính cá nhân hóa

Bất cứ khi nào có thể, hãy thêm một yếu tố cá nhân vào email của bạn. 

Bạn còn có thể cá nhân hóa thương hiệu, tức là sử dụng email cá nhân để gửi nó đến khách hàng. Việc này mang đến cho bạn 2 lợi ích quan trọng: một là giảm bớt khoảng cách giữa thương hiệu và khách hàng, hai là mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn: tỷ lệ mở email tăng 26%, CTR tăng 14%.

Xem ví dụ dưới đây về một email mang tính cá nhân hóa từ công ty Treehouse:

  •  Email từ công ty Treehouse được gửi với tư cách là ông Ryan – Co-Founder Treehouse và liên hệ bằng email của mình.
  • Tiêu đề sáng tạo, gây tò mò cho người nhận.
  • Sử dụng văn phong vui vẻ, gần gũi cùng nội dung mang tính cá nhân hóa.
  • Nếu khách hàng nhận được mail và phản hồi thì sẽ nhanh chóng nhận được tin nhắn trả lời từ chính Ryan.
email-ca-nhan-hoa-Treehouse-Email

Và cuối cùng, bạn có thể phân loại được danh sách email của mình thành các nhóm đối tượng cụ thể. Nếu như bạn có một doanh nghiệp đang hoạt động với nhiều ngành, hãy xem xét đến việc gửi các phiên bản khác nhau của email với nội dung cung cấp thông tin cụ thể cho từng ngành.

4. Giữ email của bạn tránh xa các thư mục thư rác

Bạn có thể thử tưởng tượng được nỗi đau nếu các email marketing đã được bạn đầu tư cẩn thận về cả thời gian lẫn công sức nhưng lại bị gắn cờ là một thư rác… Thật phí phạm, đúng không nào. Hãy bắt đầu bằng cách đảm bảo chắc chắn người nhận chọn theo dõi email và không liệt nó vào bất kỳ quy định nào, như Đạo luật Can-Spam.

Tốt hơn bạn nên cần tránh sử dụng tất cả các chữ hoa, quá nhiều dấu chấm than và cụm từ cường điệu trong nội dung email, khiến email bị rơi vào thư mục rác.

Ví dụ như “MUA NGAY BÂY GIỜ TRƯỚC KHI CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI KẾT THÚC !!!!”. Đừng bao giờ tạo nội dung như vậy nhé.

5. Đảm bảo bố cục email rõ ràng và hấp dẫn

Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng đến tận bây giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao lại có rất nhiều người gửi email marketing với thiết kế nghiệp dư như những năm 90 của thế kỷ trước.
Chắc chắn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng: Bất kỳ ai khi mở email vì tiêu đề hấp dẫn thì bạn cũng muốn giữ sự quan tâm của họ càng lâu càng tốt, thậm chí là có được sự tương tác từ khách hàng. Để có thể làm được điều này bạn cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Sử dụng các đoạn văn ngắn và đảm bảo rằng các từ khóa và cụm từ có liên hệ đến độc giả của bạn được làm nổi bật.
  • Sử dụng bullet point để giúp mọi người đọc lướt nội dung và nắm được các điểm quan trọng.
  • Không sử dụng nhiều hình ảnh. Chỉ nên chèn hình ảnh để minh họa thông điệp của bạn thay vì thay thế một phần nội dung nào đó. Bởi vì một số công ty cung cấp email marketing có thể chặn hình ảnh hoặc coi chúng là một dấu hiệu về thư rác.
template-email

6. Đa dạng hóa CTA

Mục đích của hầu hết các chiến dịch email marketing là tăng lượng truy cập đến một trang web, đôi khi đây là một Landing Page cụ thể. Đơn giản là, không có click có nghĩa là không có khách hàng.

Đa dạng hóa CTA trên trang như các nút bấm trực quan và ấn tượng, lời mời kêu gọi hành động như Tìm hiểu thêm! Tải xuống ngay! v.v..

7. Dễ dàng hủy đăng ký

Nghe thì có vẻ như đây là điều vô lý. Doanh nghiệp nào lại muốn mình cắt đứt “cuộc trò chuyện” bằng cách cho khách hàng của mình cơ hội từ chối. Nhưng thực chất đây chính là cơ hội để bạn giữ chân người đọc của mình. Vì khi người nhận muốn xóa tên của họ khỏi danh sách của bạn và không thể thực hiện dễ dàng, họ có thể sẽ gắn cờ email marketing này là một thư rác. Điều này sẽ gây ra vấn đề cực kỳ lớn cho bạn trong tương lai.

8. Làm cho email thân thiện với thiết bị di động

Bạn làm gì đầu tiên khi mỗi khi thức dậy vào buổi sáng? Đa phần mọi người thường sẽ cầm điện thoại của mình lên và kiểm tra tin nhắn. Và trên thực tế, có tới 66% email được mở bằng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng vào năm 2020 . Vậy bạn có muốn bỏ lỡ một lượng click lớn vì email marketing không được tối ưu trên các thiết bị di động?

Hiển nhiên là không! Hãy thiết kế Email Responsive (RED) cho email để giúp người nhận dễ đọc hơn, từ đó mang lại trải nghiệm tuyệt vời và thú vị.

9. Kiểm tra, kiểm tra và kiểm tra

Đừng bao giờ gửi bất cứ thứ gì cho khách hàng của mình mà bạn không chắc rằng nó có hoạt động tốt. 

Lý tưởng nhất, bạn có thể sử dụng công cụ xem bản nháp trên nhiều nền tảng email marketing như Outlook.comGmail hay Yahoo, và thậm chí trên nhiều thiết bị di động trước khi hoàn thiện.

Để kiểm tra tốt hơn, hãy khám phá Litmus – một phần mềm kiểm tra và cung cấp ảnh chụp màn hình email của bạn trong các công cụ làm email marketing khác nhau.

Đảm bảo rằng tất cả các liên kết và các mã code đính kèm của bạn đang hoạt động một cách bình thường. Sai lầm lớn nhất là gửi email marketing hàng loạt mà không thèm kiểm tra kỹ nội dung. Nếu nội dung email marketing của bạn có bất kỳ sai sót nào, bạn sẽ khiến người đọc nhìn nhận doanh nghiệp thiếu chuyên nghiệp.

10. Thử nghiệm nhiều hơn nữa!

Bạn không thể tìm cách gửi email marketing tốt nhất nếu bạn không thử nghiệm

Ngoài việc kiểm tra xem nội dung của mình có tương thích trên các nền tảng khác nhau hay không, bạn cũng nên thử nghiệm điều này ở các phiên bản khác nhau, bao gồm: tiêu đề, lời mời kêu gọi hành động và nội dung email marketing để xem phiên bản nào hấp dẫn nhất đối với đối tượng mục tiêu của bạn.

thu-nghiem-email-marketing

Hãy tìm và thử sử dụng một số công cụ làm email marketing tích hợp A/B testing cho phép bạn so sánh kết quả của các phiên bản email khác nhau.

Nếu như bạn không có quyền truy cập vào các công cụ này, bạn vẫn có thể tự mình chạy thử nghiệm bằng cách gửi thư vào các khoảng thời gian khác nhau (các ngày trong tuần hoặc giờ khác nhau trong ngày), để xem khi nào bạn nhận được tỷ lệ phản hồi tốt nhất.

11. Theo dõi dữ liệu của bạn

Một số kết quả có thể không liên quan gì đến nền tảng và nội dung của bạn. Theo dõi dữ liệu một cách chặt chẽ, như số lượng email không thể gửi được hoặc khoảng thời gian nào trong ngày nhiều người mở email nhiều nhất. Những chi tiết nhỏ này sẽ giúp bạn cải thiện được hiệu suất email tốt hơn.

Nếu như bạn sử dụng Google Analytics trên trang web của mình, việc gắn thẻ email của bạn với chiến dịch tùy chỉnh giúp bạn có thể theo dõi được lưu lượng truy cập từ email đến trang đích và cách tương tác của đối tượng khi họ đến trang web của bạn. 

kiem-tra-chien-dich-email-marketing

Giờ đây bạn có thể thực sự bắt đầu truyền tải thông điệp marketing của mình đến những khách hàng mục tiêu rồi đấy!

12. Đừng “áp đảo” người đăng ký của bạn

Với 11 mẹo mà tôi đã chia sẻ ở bên trên, có phải bạn đang rất háo hức và muốn gửi đi càng nhiều email càng tốt đúng không?

Khoan đã, đừng nóng vội. Bạn còn cần lưu ý thêm một vấn đề quan trong nữa. Hãy cẩn thận với tần suất bạn gửi email marketing đến danh sách khách hàng tiềm năng của mình. Tôi có thể chắc chắn với bạn rằng, khách hàng sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu, hay thậm chí hủy đăng ký nếu hộp thư của họ bị “quá tải” vì bạn và các tin nhắn marketing của bạn.

13. Quan trọng trên hết, hãy cung cấp giá trị trong từng EMAIL mà mình gửi

Cách gửi Email Marketing tốt nhất chính là giá trị mà email của bạn mang đến. Hãy đặt câu hỏi vì diều này!

Một chiến dịch Email Marketing tuyệt vời sẽ mang đến cho khách hàng của mình một mối liên kết – thứ gì đó lưu lại ấn tượng trong tâm trí họ về doanh nghiệp của bạn, cho dù đó là bất kỳ thông tin nào như ngành nghề, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, hay sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp,…

Nếu không, tin nhắn đó sẽ kết thúc tại “thùng rác”.

Cũng giống như các chiến dịch Marketing khác, để có thể thành công với Email Marketing bạn cũng cần phải trải qua quá trình. Đó chính là một sự kết hợp giữa lập kế hoạch tốt và phân tích dữ liệu chuẩn xác để cải thiện các chiến dịch hiệu quả hơn. Nhưng dù sao đây chỉ là lý thuyết, còn bạn muốn biết hiệu quả như thế nào thì hãy bắt tay ngay vào việc học cách gửi email marketing và thực hành gửi email liền nhé!

Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết có liên quan:

  1. Hướng dẫn cách xây dựng danh sách email marketing từ A-Z
  2. Cách thiết kế Email Marketing chuyên nghiệp và có sức hút.
  3. Hướng dẫn cách tạo email theo tên miền
  4. Chiến lược phát triển Email Marketing Phần 2
  5. Cách tạo lên thành công của Email Marketing là gì?

Author

nguyendaihai