
Mục Lục
Việc có thể tạo ra một chiến dịch Email Marketing thành công chính là mục tiêu mà những người làm marketing hướng tới. Nhưng để có thể tạo ra được một chiến dịch Email Marketing thành công là điều vô cùng khó, nhưng không phải là không thể. Vậy đâu là bí mật phía sau những chiến dịch Email marketing thành công? Hãy cùng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Bạn đã sẵn sàng chưa?
Bắt đầu thôi nào!
Cách tạo chiến dịch Email Marketing thành công
1. Xây dựng danh sách email
Nếu bạn muốn thực hiện được một chiến dịch marketing email thành công, trước tiên bạn phải có đầy đủ thông tịn của các khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm đến những gì mà bạn đang cung cấp.
Cách tốt nhất để xây dựng một danh sách email đạt chuẩn là bạn chuyển đổi khách truy cập website thành người theo dõi trang wed hoặc là người có khả năng đăng ký nhận tin tức.
Bạn có biết rằng trung bình, 80% người dùng truy cập vào các trang wed sẽ rời khỏi website mãi mãi mà không cần đăng ký nhận bản tin của bạn?
Đó là một lý do tại sao chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng cửa sổ công cụ pop-up exit-intent để có thể “níu kéo” những người đang có ý định thoát trang để họ ở lại xem thêm nhiều thông tin khác hoặc xin địa chỉ email.

Công nghệ thông minh này có khả năng làm tăng vọt tỷ lệ chuyển đổi lên mức đáng kể.
2. Xác định mục tiêu rõ ràng
Tất cả các chiến dịch marketing đều phải bắt đầu bằng việc thiết lập mục tiêu của bạn. Email Marketing cũng không phải là ngoại lệ.
Trước khi bạn chạy chiến dịch email marketing, hãy cân nhắc về những thành công mà bạn muốn đạt được trong suốt quá trình thực hiện. Dưới đây là một số mục tiêu tiêu biểu của bạn có thể áp dụng:
- Luôn hoan nghênh những người đăng ký mới, sẵn sàng giới thiệu cho họ về công ty của bạn và các giá trị bạn mang lại cho họ nhằm xây dựng một quan hệ tốt đẹp trong tương lai.
- Tăng cường tương tác cho các bài viết trên trang wed của công ty, cho dù đó là một quảng cáo trên công cụ webinar hay nỗ lực bán hàng.
- Nuôi dưỡng những người đang theo dõi bạn có bằng cách cung cấp cho họ thêm những sản phẩm hay dịch vụ giá trị hơn và hiệu quả hơn.
- Mời gọi lại những người đăng ký cũ hoặc những người đã lâu chưa truy cập vào trang web của bạn.
- Phân loại khách hàng để có thể gửi các chiến dịch email marketing phù hợp với nhu cầu của họ hơn
- Bạn có thể đặt mục tiêu tiếp thị qua email theo mục tiêu chuyển đổi của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập mục tiêu cho chiến dịch email marketing của mình cho từng sản phẩm của bạn dựa trên mục tiêu chuyển đổi của mình.
3. Hiểu rõ tính năng của từng loại email
Việc bạn tìm hiểu xem có tất cả bao nhiêu loại email và những tính năng của các loại này ra sao là vô cùng quan trọng. Chỉ có như vậy, bạn mới biết cách làm sao để áp dụng chúng sao cho thật hiệu quả với chiến dịch của bạn.
Trên thực tế, email thường được hiển thị dưới rất nhiều dạng khác nhau nhưng tôi hôm nay sẽ chỉ giới thiệu cho bạn 3 loại phổ biến nhất sau đây:
3.1. Promotion emails (Email quảng cáo)
Chúng ta đều quen thuộc với các loại email quảng cáo với trách nhiệm chính là bán hàng, cung cấp các ưu đãi và quan trọng hơn hết là quảng bá sản phẩm hay dịch vụ công ty của bạn hoặc về chính thương hiệu của công ty.
3.2. Relational Emails (Email quan hệ khách hàng)
Relational emails thường được các doanh nghiệp sử dụng để trao đổi thông tin trực tiếp với khách hàng cũng như với những người mới đăng ký và theo dõi trang thông qua việc cung cấp thêm cho họ những tin tức về sản phẩm hàng tuần, chương trình quà tặng miễn phí, cùng như nhiều thông tin hữu ích khác về sản phẩm,v.v.
3.3. Transactional emails (Email giao dịch):
Email giao dịch thường tập trung vào các nội dung sau:

- Xác nhận số người theo dõi website
- Tin nhắn chào mừng người dùng đến website
- Xác nhận đặt hàng hoặc mua hàng
- Xác nhận thay đổi thông tin của người đăng ký trang
Email giao dịch thường được kích hoạt khi có người truy cập và thực hiện một hành động nào đó trên trang wed của bạn đòi hỏi phải cung cấp địa chỉ email.
4. Nhận định chính xác đối tượng khách hàng
Với những ai đã quá quen với sử dụng các chiến dịch email marketing thì việc xác định đứng đối tượng khách hàng không có gì khó khăn.

Mặt khác, với những người mới bắt đầu, việc duy nhất mà bạn có thể làm là dựa trên những hiểu biết và phán đoán của mình để nhận định xem ai là người có khả năng quan tâm đến những gì mà bạn đang cung cấp.
Sau đó, bạn dần dần thu thập những thông tin này từ đó khi chiến dịch đầu tiên khởi động bạn có thể lấy dữ liệu thực tế cho những chiến dịch về sau.
Việc thu thập những dữ liệu có thể nhờ vào sự hỗ trợ hiệu quả từ công cụ Google Analytics và các trang mạng xã hội của công ty, chẳng hạn như từ dữ liệu Facebook Insights dưới đây :
Có thể bạn quan tâm: Google Analytics là gì? 10 Cách sử dụng Analytic Google (2021)
Cả hai nguồn trên đều có nguồn dữ liệu về nhân khẩu học vô cùng chi tiết và rõ ràng Đây được xem là một điểm khởi đầu cho việc xây dựng chiến dịch email marketing thành công .
5. Sử dụng công nghệ một cách khôn ngoan
Trước khi xây dựng chiến dịch email marketing, bạn sẽ cần những công cụ hỗ trợ tốt nhất để chúng mang lại kết quả hoàn hảo cho toàn bộ quá trình. Vấn đề là bạn cần phải biết cách sử dụng chúng sao cho thật khéo léo, liên quan và khôn ngoan
Dưới đây là một số tính năng liên quan bạn có thể áp dụng cho chiến dịch của mình:
- Dễ dàng tạo và tự động hóa các chiến dịch email marketing với các mẫu templates đẹp mắt cùng bản quy trình công việc hoàn thiện.
- Tích hợp với phần mềm bạn đã sử dụng, như công cụ WordPress và OptinMonster.
- Cách để phân khúc đối tượng tiềm năng.
- Phân tích chuyên sâu về hiệu suất chiến dịch email marketing

Các tính năng như tự động hóa Mailchimp như hình dưới đây cũng sẽ giúp bạn lên lịch gửi email và cập nhật các bài đăng trên blog, giúp trả lời nhanh chóng cho khách hàng, tạo và gửi email quảng cáo hiệu quả và kịp thời nhất.
6. Tạo ra những opt-in tuyệt vời
Lẽ đương nhiên, trước khi bạn tạo một chiến dịch email marketing hoàn hảo chắc chắn không thể thiếu đi sự tương tác quan qua lại với (ít nhất) những khách hàng có trong danh sách email
Nếu bạn muốn đạt được tương tác tối đa, bạn cần phải tạo ra những mẫu đăng ký hấp dẫn nhằm thu hút được sự chú ý và khuyến khích mọi người cùng tham gia.
Theo kinh nghiệm cá nhân, tôi gợi ý đến bạn một số mẫu đăng ký liên quan phổ biến sau :
- Cổng chào, sẽ xuất hiện khi mọi người đi đến website của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng tính năng dạng lướt để mọi người có thể truy cập thẳng vào nội dung bài viết khi họ đã sẵn sàng.
- Cửa sổ popups Lightbox, có khả năng chuyển đổi vô cùng tốt, thường xuất hiện trên bất kỳ trang nào và tạm thời bỏ trống phần còn lại của nội dung để tập trung vào mẫu đăng ký.
- Cửa sổ popups Exit-intent, sẽ xuất hiện khi ai đó có ý định rời khỏi trang, khuyến khích sử dụng với những khách hàng tiềm năng.
Để có được một kết quả tốt nhất, bạn nên đặt các mẫu optin ở nhiều nơi khác nhau và cân nhắc chọn cách chúng xuất hiện dựa trên quy tắc targeting ở cấp độ trang nhằm tránh gây phiền nhiễu cho khách hàng mà vẫn có thể duy trì hiệu quả chiến dịch.
7. Lên kế hoạch cho Emails và Followups
Sau khi bạn đã xác định rõ ràng mục tiêu, loại email, đối tượng khách hàng và thu hút số lượng người đáng kể vào danh sách email của bạn bằng các mẫu optin có liên quan hấp dẫn, giờ là lúc bạn cần phải biết cách lập kế hoạch cho cụ thể cho toàn bộ chiến dịch rồi đấy.
Đầu tiên, bạn cần ghi chú lại vài yếu tố thiết yếu sau:
- Tần suất gửi email của bạn cho người dùng
- Loại email cần gửi (đã đề cập ở bước 2)
- Ý tưởng sơ bộ về nội dung
- Hoạt động chính mà bạn muốn người đăng ký thực hiện (chẳng hạn như đăng ký một sự kiện, theo dõi bạn trên các trang mạng xã hội hay mua sản phẩm?)
Điều quan trọng nhất trong việc tạo email marketing là bạn cần phải đảm bảo về mặt thời gian gửi email, tính liên kết, độ độc đáo của email cũng như giá trị mà email mang lại cho người nhận
Đặc biệt tránh việc làm phiền khách hàng bằng cách gửi email marketing liên tục nếu không muốn họ chuyển email của bạn vào hộp thư rác. Thay vào đó, hãy bám sát lịch trình mà bạn đã thông báo đến họ để họ biết cân mong đợi những gì.
Bạn có thể khảo sát ý kiến của người truy cập về lịch trình nhận email marketing thông qua một cuộc thăm dò hay khảo sát online. Với những ai yêu thích email marketing của bạn nhưng không muốn nhận chúng thường xuyên , hãy cài đặt tính năng opt opt down cho họ nhằm tránh gây phiền nhiễu.
Khi đã vạch ra kế hoạch về lịch trình gửi email marketing hiệu quả , hãy bắt tay ngay vào việc sáng tạo nội dung với các bước tiếp theo.
8. Sáng tạo phần nội dung tiêu đề
Nội dung tiêu đề giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người nhận nhấp mở và đọc email marketing của bạn.
Tương tự như tiêu đề của mỗi bài blog, tiêu đề của email marketing phải được trình bày sao cho thật bắt mắt và thu hút được người dùng và khiến họ muốn tương tác nhiều hơn với bạn.
Theo dữ liệu ghi nhận được từ trang Campaign Monitorshows, dòng tiêu đề của email chỉ nên bao gồm từ 41-50 ký tự. Đặc biệt, trong trường hợp hiển thị trên các màn hình di động, nội dung càng ngắn gọn càng tốt và bạn chỉ nên tập trung vào những phần quan trọng nhất mà thôi.

Dưới đây là một số gợi ý giúp cải thiện nội dung tiêu đề email marketing :
- Thông báo với mọi người những gì mà họ sẽ nhận được khi mở email của bạn; không cần phải trình bày quá khéo léo hay dí dỏm trừ khi đó là một tính cách thương hiệu của bạn.
- Cá nhân hóa email marketing với người nhận bằng cách thêm tên của họ vào dòng tiêu đề để tăng thêm sự gắn kết giữa bạn và người dùng.
- Tránh dùng những từ mang tính spam nếu không muốn email của bạn đi thẳng vào hộp thư rác. Avoiding spam trigger words so your emails make it to the inbox.
9. Sáng tạo phần nội dung email
Đây hẳn là một phần bạn mong chờ nhất nhỉ?
Để có được cho mình một kết quả tốt nhất, trước hết, bạn phải khiến cho người xem cảm thấy thoải mái khi đọc email của bạn. Tránh viết dài dòng và đưa ra quá nhiều lời đề nghị trong phần nội dung.
Tiếp theo, bạn nên cá nhân hóa nội dung của email bằng cách gọi khách hàng bằng tên của họ hoặc gửi email marketing thích hợp với nhu cầu người dùng.
Một số nghiên cứu cho thấy việc giáo dục và phân loại đối tượng khách hàng sẽ làm tăng tỷ lệ nhấp chuột qua email lên tới 70%.
Bên cạnh đó còn một vài yếu tố khác bạn có thể dùng để áp dụng vào nội dung email marketing của mình, bao gồm:
- Một câu chuyện về cá nhân nào đó: với mục đích hướng tới việc tạo hình nhân viên có ích cho doanh nghiệp và thường giúp mọi người có thể tạo ra nhiều kết nối cảm xúc khác nhau. Một số email marketing thành công nhất mà chúng tôi đã gửi là nhờ tham khảo qua kỹ thuật này.
- Cung cấp giá trị nhất định cho độc giả của bạn: Đó có thể là một bài viết thú vị nào đó, một số thông tin hữu ích hoặc giới thiệu những sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang quảng bá. Đồng thời, chỉ ra những lợi ích mà những nguồn dữ liệu này mang lại cho khách hang. Ví dụ dưới đây từ SEMrush nhấn mạnh lợi ích tiềm năng trong dòng đầu tiên của email marketing .

Tất nhiên, bạn không thể sử dụng tất cả những nội dung kể trên vào trong một email. Mỗi email chỉ cần một ý tưởng trong đó thôi là quá đủ rồi.
Lưu ý cuối cùng với nội dung email marketing là liên kết kêu gọi hành động (call-to-action) nhằm hướng tới những hành động cụ thể mà bạn muốn mọi người cùng tham gia tương tác với doanh nghiệp sau khi dọc email.
Liên kết kêu gọi hành động nên xuất hiện nhiều lần trong nội dung email: có thể là ở đầu thư, phần giữa và gần cuối thư.
Lời kêu gọi cần đảm bảo yếu tố ngắn gọn, rõ ràng. Có như vậy, người dùng mới hứng thú nhấp mở và đọc email.
10. Tập trung vào thiết kế Email Marketing
Thiết kế cũng là một yếu tố chủ chốt góp phần tạo nên sự thành công của một chiến dịch email marketing.
Đặc biệt, là đối với những người có một thói quen kiểm tra email trên điện thoại di động thì phần thiết kế càng cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Cụ thể, bạn nên sử dụng loại template có một khả năng tự biến đổi kích thước sao cho phù hợp với mọi thiết bị hiển thị, từ điện thoại, máy tính bảng, laptop hay máy tính để bàn.
Hầu hết các email đạt chuẩn đều thiên về mặt nội dung hơn là về hình ảnh. Không thể phủ nhận rằng hình ảnh làm cho email của bạn trở nên thu hút hơn, nhưng trên thực tế, đa phần người dùng không mấy quan tâm lắm về hình ảnh. Mà thay vào đó họ quan tâm đến nội dung của email hơn.
Thêm một số lưu ý nữa là bạn nên tránh đan xen nhữnh phần thông tin trong hình ảnh, vì nó có thể làm lu mờ phần nội dung cũng như cản trở truy cập từ người dùng.
Thay vào đó, sử dụng thẻ alt để mô tả hình ảnh nhằm mời gọi lại những người đã từng phớt lờ chúng. Một mô tả tốt có thể làm cho người đăng ký chú ý hơn về mặt hình ảnh, thậm chí thúc đẩy khả năng phản hồi email của bạn.
11. Kiểm tra và theo dõi quá trình
Cuối cùng, sau khi đã hoàn chỉnh mọi thao tác kể trên, bạn tiến hành gửi email của bạn cho khách hàng theo danh sách đã lên từ trước.
Tuy nhiên, đây chỉ mới là bước đầu tiên cho quá trình đi đến thành công của toàn bộ chiến dịch email marketing.
Để đến được đích thì sau khi gửi, bạn cần phải thu thập thêm dữ liệu để chuẩn bị cho những chiến dịch về sau.
Nghĩa là, bạn nên bắt đầu với việc kiểm tra mọi thứ: từ phần thiết kế, bố cục, đến nội dung email marketing, dòng tiêu đề và phần kêu gọi hành động. Sau đó, bạn hãy chạy thử nghiệm email của bạn với các phân khúc khách hàng khác nhau; đồng thời, canh chỉnh thời gian hợp lý.

Tiếp theo, bạn hãy theo dõi các phân tích email của mình từ các nhà cung cấp dịch vụ của mình liên quan đến tỷ lệ mở, nhấp chuột, hủy đăng ký và hành động chuyển định nhằm xác định xem yếu tố nào cần được phải được cải thiện và yếu tố nào cần được loại bỏ, như hình minh họa dưới đây:
Bước cuối cùng là bạn hãy quản lý danh sách người đăng ký email bằng cách cố gắng tiếp cận lại những người đã lâu không hoạt động hoặc xóa họ nếu những nỗ lực tiếp cận của bạn thất bại.
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.