SEO

Cấu trúc Silo là gì? Silo ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Bạn cũng thấy tôi đã chia sẻ khá nhiều về Link Building. Theo quan điểm của tôi cũng như một số kết quả nghiên cứu từ 1,000,000 trang luôn công nhận Backlinks vẫn luôn là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đối với SEO.

Vậy có phải chỉ có SEO Offpage mới quan trọng? Tối ưu Onpage SEO thì sao? Một chủ đề khá là quan trọng trong Onpage đó là cấu trúc Silo. Bạn đã nghe về cấu trúc Silo là gì chưa?

Tôi sẽ trả lời cho bạn ngay đây!

Có thể bạn quan tâm: SEO Onpage là gì? 10 Kỹ thuật SEO Onpage mới nhất 2021

Cấu trúc Silo là gì?

Cấu trúc Silo là một dạng cấu trúc Website chuyên sâu chia nội dung của trang wed thành các thư mục (Category) riêng biệt. Những nhóm thư mục trong cấu trúc này được phân chia thứ bậc dựa trên Topic và Subtopic. Trong đó những nội dung nào liên quan sẽ được xếp chung nhóm với nhau.

cau-truc-silo-la-gi

Một cấu trúc Silo càng chứa nhiều nội dung liên quan đến chủ đề thì sẽ càng tăng độ liên quan của trang wed trong mắt Google. Nếu website bạn chứa tất cả truy vấn chính của người dùng khi tìm kiếm một chủ đề nào đó thì quá tốt rồi.

Đó cũng là nguyên lý vận hành của cấu trúc Silo.

Các Silo chỉ rõ nội dung chính trong trang wed của bạn. Phân nhỏ những nội dung chính thành các Category nhỏ dần cho đến khi lượng thông tin này đủ để trả lời cho mọi thắc mắc liên quan của người dùng.

Ví dụ về cấu trúc Silo

Mỗi một Silo đều có thể chia nhỏ xuống một tầng Silo nữa. Nhưng thay vì việc bạn phải tạo thêm Silo mới hay phát triển ý tưởng dựa trên topic. Bạn cũng nên tìm kiếm ý tưởng dựa trên Content hoặc viết thêm trang mới.

Ví dụ “chiến lược content” có thể chia nhỏ xuống thành “editorial calendar”- Lịch edit content. “Editorial calendar” có thể là chủ đề cuối cùng của chuỗi mô hình Silo này và thay vì việc bạn phải tạo thêm nhiều Subtopic nữa thì bạn có thể phát triển từ khóa để viết những trang về:

  • Làm thế nào để có thể tạo Editorial Calendar?
  • Mẫu ví dụ về Editorial Calendar?
  • Ý tưởng phát triển cho Editorial Calendar?
  • Phần mềm giúp theo dõi lịch Edit Content
  • Plugin tiện lợi hỗ trợ Editorial Calendar

Làm vậy không chỉ khớp với tìm kiếm của người dùng mà còn khiến thông tin trên trang Editorial Calendar có giá trị hơn. Giúp bạn nhanh chóng tăng thứ hạng cho các trang Editorial Calendar.

Vì theo tôi nếu ai đó đang tìm kiếm một chủ đề làm thế nào để tạo Editorial Calendar thì họ cũng muốn biết về ví dụ, mẫu hay phần mềm và Plugin liên quan.

Tại sao ban phải triển khai mô hình Silo cho Website?

Để tôi cho bạn xem thử 1 số hình ảnh của những từ khóa mà cấu trúc Onpage Silo đánh bại cả những trang Authority Site lâu năm.

Hãy nhìn vào từ khóa “Christian Mingle Reviews” – từ khóa với lượng search khá tốt (7400 lượt/ tháng).

À tôi sẽ chỉ lấy các ví dụ về các từ khóa tiếng anh thay vì sử dụng tiếng Việt như các bài khác nhé! Đơn giản bởi vì ở Việt Nam có rất ít người có đủ khả năng xây dựng các trang website theo mô hình Silo hay Onpage “khủng” và thị trường nước ngoài rộng nên nó dễ kiếm hơn.

DR-cua-keyword

Ở đây bạn có thể thấy là độ khó của nó là 25. Nếu như bạn không biết độ khó này có nghĩa gì và nó mức độ cạnh tranh so với Việt Nam thì bạn có thể nghĩ như vầy.

Nó cạnh tranh ít nhiều gì cũng tương đương hoặc hơn từ khóa “may đồng phục” đấy.

do-kho-keyword

Đúng là nó không hẳn quá khó đối với SEOer lão làng. Nhưng tất nhiên nó cũng phải khiến bạn tốn một chút công sức và thời gian để rank trên Google. Và đặc biệt và với những từ khóa 3 chữ có lượng volume cao thường có mức độ SEO khó hơn.

Bạn có nhận thấy điều gì lạ ở ảnh bên dưới không:

do-kho-keyword-google

Xem số lượng link ở dưới website ấy so với điểm DA , PA của website đối thủ bạn sẽ thấy đáng kinh ngạc.

loi-ich-cua-silo

Tất nhiên tôi biết rằng nhiều người chơi dấu đi link PBN, dấu Link vệ tinh của mình. Nhưng tôi không nghĩ là nó ở trong trường hợp này, website trên lại dấu Backlink đi.

À, tất nhiên không phải chỉ có từ khóa này đâu, còn rất nhiều từ khóa khác. Hãy nhìn thêm 1 ví dụ về hiện tượng này.

suc-manh-cua-silo

Search từ khóa “Best Espresso Machines” – một từ khoác cạnh tranh khác, bạn sẽ thấy điều khác biệt ở top 2 – 3 của từ khóa.

Nếu bạn nào muốn search thử thì nhớ đổi IP qua IP Mỹ và dùng google.com thay vì google.com.vn thì mới chính xác nhé.

Lưu ý: Kết quả SERPs cũng có thể thay đổi qua thời gian. Và đôi khi hiện tại bạn đang đọc bài viết này, kết quả cũng đã khác rất nhiều rồi.

Có thể bạn quan tâm: 8 Cách đơn giản giúp bạn SEO từ khóa lên top 5 google nhanh nhất

TheSweetHome (ở hình trên) là một trong những website lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Mỹ. Website đã được bán lại cho tờ báo New York Time trong bộ combo 2 website trị giá hơn 30 triệu $.

Và tất nhiên nó sẽ không ngừng tại đây đâu. Tôi sẽ cho bạn xem một vài điều kinh ngạc.

CoffeMakerPicks:

index-coffeemakerpicks

Và The Edge Coffe:

index-the-edge-coffee

Trang web The Edge Coffe có thể có một chút Authority (DR 52 theo Ahrefs) nhưng DR của Coffe Maker Picks chỉ có 46.

so-sanh-DR-2-trang-web

Nếu như bạn là một người đã trong lĩnh vực SEO lâu, bạn sẽ hiểu được rằng:

Chỉ số DR 46 này sẽ khá là thấp nếu nhưng đứng trong khung cảnh mà trang web này đang đánh bại những trang website Authority ở dưới.

  • Vậy vì sao điều này lại có thể xảy ra?
  • Làm sao những website nhỏ như này lại có khả năng đánh bại được những trang Authority lớn và đứng top lâu vậy?
  • Và bạn có thể học hỏi được gì từ nó?

Tất cả đều nhờ vào cấu trúc Silo. Vậy cấu trúc Silo là gì, khác gì so với các cấu trúc phẳng thông thường.

Cấu trúc Silo vs cấu trúc phẳng

Khác với Silo, cấu trúc phẳng sẽ xếp tất cả các bài viết ngang bằng nhau. Cùng lắm là được nhóm theo category đơn giản hay tệ hơn là các nhóm theo ngày.

Cấu trúc này thường được sử dùng cho blog.

cau-truc-phang-vs-cau-truc-silo

Nhiều SEOer cũng sử dụng cấu trúc phẳng cho trang wed của mình. Nhưng đối với tôi, cấu trúc sâu tầng hay cấu trúc Silo mới thực sự là sự lựa chọn hoàn hảo. Đơn giản bởi vì tôi muốn trang wed của mình có hệ thống rõ ràng. Việc đó sẽ dễ dàng trong việc phân nhóm content và không điều hướng lộn xộn.

Có thể bạn quan tâm: Cấu trúc website chuẩn SEO- nền tảng để SEO thành công

Phân loại cấu trúc Silo trong SEO

Có hai cách để bạn triển khai cấu trúc Silo trong Search Engine Optimization: Silo vật lý thông qua thư mục và Silo ảo thông qua liên kết.

Silo vật lý là gì?

Silo vật lý là hình thức bạn xây dựng cấu trúc của trang wed thông qua việc thiết lập các thư mục URL như một tủ phân loại các tài liệu để sắp xếp các trang có liên quan với nhau.

=> Sử dụng cấu trúc “tên domain/silopage/sub-silopage”.

Địa chỉ URL có thể cho người dùng lẫn Google bot biết trang đó viết về chủ đề gì.

Ví dụ cụ thể:

https://www.thegioididong.com/dtdd/iphone-x-256gb

  • Homepage: https://www.thegioididong.com
  • Silo page: https://www.thegioididong.com/dtdd/
  • Sub-silopage: https://www.thegioididong.com/dtdd/iphone-x-256gb

Ngoài sub-silopage ở trên, bạn có thể tham khảo các sub-Silopage (các dòng điện thoại) khác trên website của thegioididong.com

Các website thương mại thường sử dụng cấu trúc Silo vật lý này.

Mỗi chủ đề sẽ có cho mình một nhóm trang riêng được lưu trong cùng một thư mục về một category cụ thể (ví dụ như: laptop, điện thoại di động, phụ kiện, tablet, …). Và trong category đó có những thư mục phụ là những subcategory khác nhau (vd: samsung, iphone, oppo, …).

Mỗi file đều nằm trong một category riêng. Và không có file nào được xếp vào cùng lúc 2 category. Để có thể xây dựng cấu trúc Silo vật lý, bạn phải tạo cấu trúc thư mục song song với nhiều chủ đề bao phủ toàn bộ website.

Silo ảo là gì?

Silo ảo là hình thức bạn sử dụng cấu trúc Internal link của trang wed để liên kết những nhóm bài có liên quan, tách rời những bài không liên quan ra, giúp tăng sức mạnh cho những Landing Page chính của từng Silo.

Nếu Silo vật lý đòi hỏi các trang chung chủ đề phải được xếp vào cùng một thư mục thì Silo ảo được hình thành bởi những Hypertext Link giữa các trang cùng chủ đề.

Trên thực tế, không có Silo vật lý thì liên kết các trang liên quan thông qua text link (Silo ảo) vẫn có thể đem lại hiệu quả. Nhờ Spider của công cụ tìm kiếm có thể đi theo các liên kết này để Crawl nội dung của trang wed. Do đó bạn có thể nói Silo ảo có sức mạnh cực kì to lớn.

Bằng cách liên kết các trang có nội dung liên quan đến nhau. Bạn có thể tạo dựng sự thống nhất về nội dung cho toàn bộ Website. Bạn nên xây dựng liên kết theo hệ thống phân tầng với top Landing Page và các trang con.

Và các trang con có thể Link ngược lên Silo Landing Page bình thường.

silo-ao

Cả 2 hình thức xây dựng Silo đều có những lợi thế riêng của nó. Tôi khuyên bạn nên kết hợp cả 2 cách trên để nhận được kết quả tốt nhất từ mô hình này.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Author

nguyendaihai