Chưa được phân loại

CCO là gì? Tầm ảnh hưởng tới doanh nghiệp từ CCO

Trong một doanh nghiệp, những chức vụ và bộ phận kinh doanh làm việc trực tiếp với khách hàng luôn được coi trọng. Việt Nam tiếp cận với rất nhiều thuật ngữ mới dưới nhiều hình thức khác nhau và CCO hay được hiểu là giám đốc kinh doanh có vai trò rất lớn với 1 tổ chức. Vậy CCO là gì? và nó có “quyền lực” lớn như thế nào trong công ty?

CCO là gì?

CCO là tên viết tắt của Chief Customer Officer. CCO là Giám đốc kinh doanh, đây là một chức danh vô cùng lớn và có vị trí vô cùng quan trọng trong một công ty, người này chỉ đứng sau Giám đốc Điều hành (CEO). Công việc của CCO là quản lý và điều phối mọi công việc của công ty cũng như toàn bộ guồng máy có liên quan đến khách hàng của mình và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty theo chiến lược kinh doanh của công ty và theo chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Giám đốc/ Giám đốc Điều hành/ Giám đốc Công ty (CEO).

CCO không chỉ là một chức vụ rất lớn trong một công ty (thường là nhân vật số 2 trong công ty, sau CEO). Mà còn là một “cái nghề”, một cái nghề chuyên nghiệp trong xã hội, một nghề đòi hỏi phải được đào tạo một cách bài bản và có hệ thống thì mới có thể thành công.

cco-la-gi

Đây là một vị trí cực kỳ “tối cao”, doanh thu lợi nhuận hoạt động hiệu quả, khách hàng có vừa ý với những sản phẩm dịch vụ của công ty hay không? Tất cả đều nhờ vào tài quản lý và điều hành của giám đốc kinh doanh (CCO). Chính vì thế các công ty tạo ra một giám đốc kinh doanh với sứ mệnh chính là điều hành được đội ngũ kinh doanh bán hàng, khách hàng một cách hệ thống chuẩn chỉnh và có thể tối đa hóa năng suất những điều mà từ CEO điều xuống.

Vì vậy, trong thời đại kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt như hiện nay. Tại sao giám đốc kinh doanh CCO lại có cho mình vai trò cực quan trọng trong việc giao tiếp với khách hàng và là một phần quan trọng trong mỗi tổ chức doanh nghiệp?

Tầm ảnh hưởng tới doanh nghiệp từ CCO là gì?

Mang khách hàng đến với doanh nghiệp

Trách nhiệm đầu tiên của một CCO là mang đến lượng khách hàng tiềm năng cho công ty và biến họ thành khách hàng mua hàng của doanh nghiệp và tối đa hóa được lợi nhuận cho công ty bằng những chiến lược kinh doanh phù hợp của mình để phát triển doanh nghiệp.

Kể chuyện hiệu quả là một thành phần quan trọng để truyền “cảm hứng” cho nhân viên của mình, đặc biệt là vì CCO có khả năng kiểm soát được các nguồn tài chính có liên quan đến dịch vụ khách hàng hoặc nhân viên bán hàng tại cửa hàng. Thay vì việc phải giới thiệu khách hàng của mình dưới dạng số vô danh trên bảng tính hoặc danh mục khách hàng đơn giản, CCO cần mang đến cho khách hàng những gì họ muốn và họ cần để trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp mình.

tam-anh-huong-cua-cco

Khách hàng, dù là B2B hay B2C, họ đều có cho mình những kỳ vọng rất lớn về trải nghiệm dịch vụ hiện đại. Họ yêu cầu dịch vụ khi nào, ở đâu và họ mong muốn nó như thế nào, hãy suy nghĩ về trải nghiệm của riêng bạn với các dịch vụ như Uber, Waze hoặc Airbnb, trải nghiệm là cá nhân, minh bạch, nhanh chóng và dễ dàng. Khi kỳ vọng của khách hàng không thể đáp ứng được thì tâm lý tiêu cực của họ có thể được khuếch đại và lan truyền nhanh chóng. Chính vì vậy khách hàng luôn là yếu tố trung gian, điều đó cho thấy “quyền năng” rất lớn của CCO đối với doanh nghiệp, và hiểu được CCO là gì thì sẽ có được thành công lớn trong việc tạo ra giám đốc kinh doanh giỏi.

Bao quát tất cả số liệu kinh doanh và khách hàng

Trong thời đại mới lấy khách hàng là trọng tâm, CCO phải là người tạo ra một khả năng kết hợp các bộ dữ liệu khách hàng khác nhau thành một cái nhìn tổng thể của khách hàng. Họ phải có cho mình tầm nhìn 360 độ của khách hàng, điều này sẽ mở đường cho việc đo lường được sự hài lòng của khách hàng trên tất cả các điểm tiếp xúc theo hành trình của khách hàng. Theo kinh tế học, lý thuyết McKinsey đã tìm thấy là dự đoán nhiều hơn 30% về sự hài lòng của khách hàng tổng thể hơn là chất lượng của từng tương tác riêng lẻ.

bao-quat-so-lieu-kinh-doanh-va-khach-hang

Mặc dù điều quan trọng nhất là bạn phải đảm bảo rằng hàng triệu tương tác của khách hàng trong một ngày nhất định đang hoạt động tốt, khả năng dữ liệu mạnh cũng nên tập trung vào các vấn đề nổi bật trước khi chúng xảy ra, mang lại cơ hội làm sâu sắc thêm lòng trung thành của khách hàng. CCO có khả năng là một vai trò chuyển tiếp, biết được những số liệu kinh doanh từ đó cho ra được một phương án quản lý để cho được chiến lược cụ thể tiếp cận đến khách hàng.

Tìm kiếm, duy trì phát triển mối quan hệ với đối tác

Tất nhiên điều quan trọng trong nhiệm vụ của một giám đốc là phụ trách việc kinh doanh và phát triển các mối quan hệ với đối tác kinh doanh của mình. Trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và tính huống đặt ra thì đối tác chính là yếu tố giúp doanh nghiệp và hỗ trợ để công ty có được kết quả có lợi cho chính mình. Thêm vào đó những sự hợp tác có thể là những sự đầu tư, sự kết hợp để thu về lợi nhuận cũng như có lợi cho hai bên. Chính yếu tố này cũng đã khiến CCO là một phần rất quan trọng của một tổ chức doanh nghiệp nó như là chìa khóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận ra bên ngoài có được những mối quan hệ với các đối tác chiến lược.

Partnership

Hiểu được công việc của CCO là việc quan trọng để có được một “cánh tay phải” đắc lực. Hơn thế nữa việc giám đốc kinh doanh thu hút được những đối tác lớn có tiềm năng cũng là một lợi thế để bạn có thể tạo ra được uy tín với khách hàng của mình trong những chiến lược Marketing và kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này cực kỳ có lợi cho doanh nghiệp và nó là một cầu nối để CCO giúp thương hiệu bật lên với các đối thủ cùng ngành khác trên thị trường.

Những thách thức thường gặp với một CCO là gì?

Vì giám đốc kinh doanh mang trong mình trọng trách rất lớn, có quyền lực chỉ đứng sau CEO. Chính vì vậy những thách thức và trách nhiệm cũng tỷ lệ thuận trong một tổ chức doanh nghiệp. Hiểu được CCO là gì là một chuyện, dưới đây sẽ là những khó khăn và trở ngại lớn nhất với các CCO khi tham gia làm việc trong một tổ chức doanh nghiệp:

  • CCO dù được coi là có “quyền năng” lớn nhưng đôi khi vai trò không được xác định rõ ràng và chính xác.
  • CCO không báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị.
  • Công việc của CCO không được quyết định và chấm dứt chỉ từ Hội đồng quản trị.
  • CCO không có nguồn lực tài chính và nhân lực cần thiết để thực hiện công việc.
  • Không có chính sách và thủ tục giám sát và báo cáo hiệu quả tại chỗ, và CCO không thể làm gì về điều đó.
Ask-The-CMO-Monthly-Program

Kết luận

Sự thành công hay thất bại của một CCO có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. Đồng thời, CCO cũng là người phải có quan hệ thường xuyên và trực tiếp với khách hàng của công ty, là đầu mối nắm trong tay mọi thông tin và mong muốn của khách hàng để có thể đưa ra những chính sách hợp lý nhất, tạo ra lợi thế cạnh tranh với đối thủ, xây dựng được đội ngũ khách hàng thân thiết và đông đảo. Hiểu được CCO là gì và và chức năng của chức doanh “uy quyền” này sẽ cho biết được đây là một vị trí “dưới 1 người mà trên vạn người”.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Có thể bạn quan tâm:

Author

nguyendaihai