Chưa được phân loại

Chatbot là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tạo Chatbot cho Fanpage Facebook

Mục Lục

Tôi chắc rằng Bot Facebook Messenger hay Chatbot Facebook hiện nay đã không còn quá xa lạ đối với cộng đồng mạng ngày nay.

Đa phần các công ty đều sử dụng các tính năng của Chatbot nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng cũng như đơn giản hóa công việc kinh doanh.

Song, chatbot facebook không thể làm được tất cả các nhiệm vụ mà thực chất đây chỉ là một trong những phần mềm hỗ trợ bán hàng Facebook, giúp việc bán hàng trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn.

Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm chatbot là gì, cũng như những lợi ích của chatbot trong kinh doanh, cách thức hoạt động cũng như cách tạo chatbot thật hiệu quả cho doanh nghiệp.

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu xem chatbot là gì…

Facebook Chatbot là gì?

Về cơ bản, chatbot là một phần mềm nhắn tin tự động sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để trò chuyện trực tiếp với con người. Các con bots đã được lập trình sẵn để hiểu các câu hỏi và cung cấp câu trả lời cũng như thực hiện các nhiệm vụ nhất định.

chatbot-la-gi

Đối với khách hàng thì chatbot là một phương thức tiết kiệm thời gian, thân thiện và dễ tiếp cận.

Thay vì phải mở ứng dụng, gọi điện, chạy tìm kiếm hoặc tải trang web, thì giờ đây nhờ vào chatbot, khách hàng chỉ cần nhập tin nhắn và trò chuyện như với bạn bè thông thường.

Thực chất, trước đây, chatbots đã xuất hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau nhưng ở hiện tại, chúng bắt đầu hiển thị phổ biến hơn trên các webpages, các ứng dụng cùng hay các phương tiện truyền thông xã hội khác, tùy thuộc vào mong muốn người dùng.

Messenger Chatbot là một dạng chatbot được hiển thị trong Messenger, có nhiệm vụ chăm sóc và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, tiện dụng.

Hơn thế nữa chatbot còn có khả năng mở rộng quy mô của các chiến lược Facebook Messenger, giúp bạn tiết kiệm được tối đa chi phí marketing.

Tính đến hội nghị F8 2018, Facebook có 300.000 bot Messenger hoạt động, nhiều gấp 3 lần số lượng những năm về trước.

Lợi ích của Chatbot Facebook là gì?

Lợi ích của Chatbot là gì? Cùng tôi tìm hiểu lý do tại sao mà bạn nên sử dụng chatbot Messenger cho trang fanpage của mình.

Đầu tiên, facebook messenger chatbot giúp giảm thiểu tối đa rào cản giao tiếp giữa bạn với người dùng.

Theo những số thống kê gần đây cho thấy, Messenger hiện đang là ứng dụng được sử dụng nhiều thứ ba trên thế giới, được sử dụng bởi 78% người dùng ứng dụng. Hơn thế nữa, nhiều người trong số đó còn tin rằng nhắn tin là cách tốt nhất thứ hai để họ có thể tương tác với một doanh nghiệp.

Trung bình mỗi tháng có hơn 2 tỷ tin nhắn được gửi đến các doanh nghiệp thông qua Messenger.

Ở một diễn biến đối lập hoàn toàn, với thị trường ứng dụng di động, chỉ trong vòng 90 ngày, đã có hơn 81% người dùng xóa bớt đi một ứng dụng trong điện thoại của họ.

Điều này cho thấy, rõ ràng, việc xây dựng Chatbot Facebook Messenger có lợi hơn rất nhiều so với việc bạn thiết lập ứng dụng di động.

Vậy còn ưu điểm thứ hai của chatbot là gì?

Đó là bot Messenger không có tính cạnh tranh cao, luôn hỗ trợ mở rộng cho doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào. Bằng chứng là trong khi Facebook có 6 triệu nhà quảng cáo mà số lượng chatbot chỉ vào khoảng 300.000.

Chatbots cũng giúp bạn bỏ qua việc cạnh tranh trong hộp thư đến khi tỷ lệ nhấp chuột qua email marketing trong nhiều năm qua vẫn chưa được cải thiện (chỉ có 30% email được mở)

Bên cạnh 2 lợi ích mà tôi vừa đề cập bên trên, Chatbot Facebook Messenger còn rất nhiều ưu điểm khác đáng lưu ý sau đây:

1. Tiếp cận trực tiếp với khách hàng tiềm năng

Headliner Labs nhận thấy rằng tỷ lệ người dùng mở Messenger cao gấp 3,5 lần so với email. Vì khách hàng có thể phản hồi tin nhắn ngay lập tức (thường bằng cách nhấn nút CTA đã được lập trình sẵn), nên họ có thể dễ dàng chuyển xuống kênh tiếp thị của bạn hơn.

Trên hết, Messenger còn được đính kèm trong các quảng cáo được tài trợ, bạn có thể được gửi nó cho bất kỳ ai trước đây đã từng liên lạc với Trang của bạn.

Nghĩa là, bạn đã có sẵn một danh sách những người đăng ký, giờ bạn chỉ việc kết hợp danh sách này lại và chạy quảng cáo song song với chatbot của mình để target đến những khách hàng đang có ý định mua hàng.

2. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho việc chăm sóc khách hàng

Khách hàng ngày nay đòi hỏi rất cao ở các dịch vụ chăm sóc khách hàng của các công ty. Họ luôn mong muốn mình được phục vụ một cách nhanh chóng 24/7, nhất là trong quá trình nhắn tin thông qua Messenger.

Thêm một trở ngại nữa khách hàng, với nhiều lý do nào đó, thường có thói quen hỏi nhiều câu tương tự lặp đi lặp lại.

Với những trường hợp kể trên, bạn nên sử dụng Chatbot Facebook ngay và luôn.

Đây sẽ là cứu cánh hỗ trợ bạn trong việc tự động trả lời bình luận, tin nhắn của khách hàng, thậm chí là giúp khách hàng theo dõi việc giao hàng, kiểm tra chính sách hoàn trả hoặc đặt lịch hẹn với các đối tác, khách hàng. Khi ấy, bạn vừa có thể tiết kiệm chi phí thuê nhân viên chăm sóc khách hàng, vừa tiết kiệm được thời gian tập trung cho các nhiệm vụ khác quan trọng hơn.

3. Xác định chính xác khách hàng tiềm năng

Khi bot của bạn tiếp cận và chào đón các khách hàng tiềm năng, nó có thể giúp bạn xác định xen nhu cầu của họ bằng cách đặt ra những câu hỏi cơ bản, chẳng hạn như: ngân sách bạn đang có là bao nhiêu, bạn đang quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ nào v.v

Từ đó, các con bots sẽ thu thập các câu trả lời và chuyển trực tiếp các khách hàng tiềm năng này đến đội ngũ sales để họ thực hiện quy trình mua bán.

4. Xử lý các giao dịch thương mại điện tử

Với kịch bản trả lời phù hợp, Chatbot Facebook còn có thể thể giúp bạn bán được hàng.

Cụ thể, chúng có thể giúp bạn xử lý các đơn hàng thương mại điện tử gọn gàng, nhanh chóng hơn. Ngoài ra, nhờ vào chatbot, người dùng mới hướng sự chú ý tới website của bạn hơn, tỷ lệ lướt trang cũng vì thế mà tăng lên.

5. Tương tác lại với khách hàng

Bots có khả năng lưu giữ thông tin nhằm giúp bạn sử dụng chúng cho những chiến dịch marketing về sau.

Thay vì việc bạn phải trả tiền cho một loạt quảng cáo, bot Facebook Messenger có thể giúp bạn tiếp cận cá nhân từng khách hàng, cung cấp đến họ những nội dung phù hợp nhất, đúng nơi, đúng thời điểm.

Ngoài ra, những con bot còn có nhiệm vụ khác là nhắc nhở khách tiếp tục quy trình chuyển đổi với những giỏ hàng vẫn còn đang dang dở.

Đọc đến đây thì có lẽ bạn đã hiểu được những lợi ích mà chatbot mà lại rồi. Vậy các doanh nghiệp đang sử dụng Chatbot Facebook như thế nào? Cùng đọc tiếp nhé!

Các doanh nghiệp sử dụng chatbot Facebook Messenger như thế nào?

Mỗi doanh nghiệp sẽ đều có một cách sử dụng chatbot riêng biệt tùy thuộc vào từng ngành hàng mà họ đang kinh doanh và kịch bản vấn đáp được đặt ra cho các con bots cũng vì thế mà khách nhau.

Đó có thể là các câu hỏi về dịch vụ khách hàng phổ biến, như theo dõi giao hàng và đặt hẹn; nhắc nhở khách hàng về giỏ hàng cũ chưa được hoàn thành, gợi ý một sản phẩm/ dịch vụ mà khách hàng có thể cần đến, thậm chí là kể những câu chuyện bông đùa, v.v

Dưới đây sẽ là một vài ví dụ tốt nhất về facebook chat bot mà bạn có thể học hỏi từ các doanh nghiệp lớn.

1. Marriott Rewards

Marriott hiện nay là công ty đang dẫn đầu trong việc sử dụng chatbot vì họ vốn nổi tiếng về dịch vụ chăm sóc khách hàng vô cùng đẳng cấp.

Họ đã tạo chatbot Facebook Messenger đầu tiên vào năm 2016 để giúp khách liên kết tài khoản Marriott với các phần thưởng đến từ tập đoàn Starwood sau khi 2 công ty sáp nhập làm một với nhau.

chat-bot

Chatbot sau này được sử dụng rộng rãi đến mức Marriott sau đó, đã chuyển đổi nó thành những bot đặt phòng: khách hàng sẽ khai báo thông tin ngày và thành phố mà họ đang ở, sau đó những con bot này sẽ cung cấp cho họ một vài gợi ý về khách sạn gần nhất với họ.

Bot này còn có nhiệm vụ highlight nội dung từ tạp chí Marriott, khách du lịch, tích hợp thông tin và tin tức địa phương hữu ích cho chuyến thăm sắp tới của khách hàng

Chưa kể vào năm ngoái, Marriott đã tạo ra một chatbot nghề nghiệp, nhằm target trực tiếp vào giới trẻ đang có nhu cầu tìm việc, chatbot này có nhiệm vụ giúp họ tìm được cho mình một công việc phù hợp trong thành phố và đồng thời cung cấp thêm cho họ những thông tin về các giá trị và lịch sử của Marriott.

Đây quả là việc làm vô cùng ý nghĩa đến từ một tập đoàn lớn cho thấy cách họ đang đối đãi với nhân viên cũng như khách hàng của mình tuyệt vời đến mức nào.

2. Sephora

Sephora còn cho phép người mua đổi lại hàng miễn phí ngay tại cửa hàng của họ, và chatbot mà Sephora đang sử dụng đã loại bỏ năm bước khỏi quy trình đặt hàng.

Việc áp dụng chatbot đã dẫn đến tỷ lệ đặt hàng cao hơn 11%.

chatbot-facebook

3. Bud Light

Trong suốt mùa giải bóng bầu dục quốc gia 2018 diễn ra tại Mỹ, Bud Light đã quảng bá các lon nước có khả năng thiết kế theo nhãn hiệu đội chơi bằng cách tạo ra một chatbot facebook có thể đặt và giao hàng trong vòng một giờ sau đó.

chat-bot-facebook

Điểm thú vị ở đây là Bud Light đã tạo ra sự kết hợp nhịp nhàng giữa cá nhân hóa (khách hàng được chọn đội bòng mà mình yêu thích), liên kết địa phương (target mục tiêu dựa vào vị trí địa lý cho phép bot có thể chọn được các đối tác phân phối tốt nhất trong từng khu vực) và tính kịp thời (bot có thể nhắc nhở người dùng đặt hàng vào mỗi ngày trước khi cuộc thi diễn ra.)

Kết quả là, thông qua chatbot, tỷ lệ khách hàng tham gia lên đến 93%.

Đây quả là một con số ấn tượng!

4. Whole Foods

Bot này hoạt động như một phần mở rộng trong chiến dịch tiếp thị nội dung của Whole Food, bằng cách đóng vai trò là người hướng dẫn giúp người dùng có thể khám phá các công thức nấu ăn mới lạ dựa trên các nguyên liệu sẵn có.

facebook-chatbot

Bot của bạn có thể giúp thu hẹp ý tưởng theo phân loại món ăn hoặc những hạn chế về chế độ ăn uống.

5. UNICEF

Bot báo cáo của UNICEF được xây dựng để thu thập ý kiến và dữ liệu của những người dùng trẻ tuổi trên khắp thế giới về các vấn đề quan trọng trong xã hội, với mục tiêu khuếch đại tiếng nói của họ để tạo ra sự thay đổi chính sách thực tế. Bot hiện nay đã thu hút hơn 2 triệu người đăng ký.

facebook-chat-bot

Nếu bạn đã từng cố gắng thu thập phản hồi từ khách hàng của mình, hãy lưu ý: chatbot không chỉ trò chuyện mà chúng còn có thể lắng nghe chúng ta như những người bạn thực sự.

Sử dụng Chatbot Facebook mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bot cho Messenger cũng giống như khi bạn xây dựng chiến dịch marketing, bạn cần phải chuẩn bị một nguồn tài nguyên nhất định – chủ yếu là thời gian và chuyên môn của nhân viên. Song, kết quả thu được có thể sẽ không như bạn mong muốn.

Để biết được liệu Chatbot Facebook Messenger có mang lại lợi ích cho bạn hay không, lời khuyên chân thành mà tôi dành cho bạn là bạn nên xác định rõ ràng các trường hợp nào sẽ sử dụng chatbot.

Một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều công ty mắc sai lầm trong việc xây dựng các ứng dụng di động cho công ty của họ là vì họ nhận định đây đơn giản chỉ là một phiên bản khác của website công ty.

Họ đã không dành thời gian để nghiên cứu xem qua ứng dụng di động, khách hàng mong muốn được tương tác với doanh nghiệp của bạn dưới các hình thức nào, liên kết ra sao cho thuận tiện.

Để tránh trường hợp tương tự xảy ra với chatbot facebook messenger, hãy đảm bảo rằng bạn chuẩn bị sẵn sàng cách dùng chatbot và vận hành chúng từ quan điểm của khách hàng hoặc người dùng, chứ không phải từ quan điểm của công ty.

Dưới đây sẽ là một vài ví dụ về các trường hợp sử dụng chat bot mà bạn có thể tham khảo:

1. Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Bạn có phải đang gặp phải khó khăn khi di chuyển những khách hàng tiềm năng từ một phần trong hành trình mua hàng sang các giai đoạn tiếp theo?

Khi ấy, bạn hãy sử dụng chatbot để nuôi dưỡng sự quan tâm của khách hàng sau lần đầu tiên khách hàng khám phá website của doanh nghiệp hoặc các nội dung trên fanpage để họ có hứng thú để quay lại để tìm hiểu thêm.

2. Chia sẻ thông tin cơ bản

Thông thường, mục thông tin giới thiệu được xem là phần quan trọng nhất của 1 website, nó sẽ bao gồm tất cả các tài nguyên và thông tin mà khách hàng cần để tìm hiểu và giải quyết đúng các vấn đề liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Trong trường hợp những thông tin cơ bản này quá rườm rà hoặc khó tìm kiếm, Bot Facebook Messenger sẽ là giải pháp hữu ích giúp bạn giải thích kỹ lưỡng hơn những thắc mắc của khách hàng.

3. Đa dạng hóa các dòng sản phẩm/ dịch vụ

Nếu nhóm chăm sóc khách hàng có quá nhiều yêu cầu cần xử lý, thậm chí vượt quá khả năng kiểm soát của họ, thì khi đó, doanh nghiệp nên thiết lập thêm các bot trò chuyện trực tiếp để hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên cân bằng nhiều câu hỏi cùng một lúc.

4. Chia sẻ câu hỏi giữa các nhân viên chăm sóc khách hàng với nhau

Trong trường hợp các nhân viên chăm sóc khách hàng có nhu cầu chia sẻ câu hỏi với nhau nhằm hỗ trợ quy trình phục vụ khách hàng hiệu quả hơn, bot Facebook Messenger có khả năng tổng hợp tất cả các thông tin giúp nhân viên có thể dễ dàng giải đáp các thắc mắc của khách hàng.

5. Giữ chân người mua hàng thương mại điện tử trong quá trình thanh toán

Bạn hẳn đã nghe qua cụm từ “giỏ hàng bị bỏ rơi” trên các trang thương mại điện tử. Đó là những giỏ hàng còn đang dang dở, chưa đi đến bước thanh toán.

Điểm mấu chốt ở đây là bạn cần phải tìm cách để giữ chân được những người mua hàng gặp rắc rối trong quá trình thanh toán.

Khách hàng của bạn có hoạt động nhiều trên Facebook?

Vấn đề này thường sẽ bị các doanh nghiệp coi Facebook là một nền tảng mạng xã hội bình thường, không quá cần thiết cho công việc kinh doanh, loại bỏ nhanh chóng.

Song, tôi lại thấy với những công ty như vậy, họ nên bắt đầu xem xét lại tiềm năng tiếp thị của Facebook cho nhu cầu kinh doanh.

Ngược lại, nếu khách hàng của bạn sử dụng Facebook thường xuyên, họ có thể sử dụng Messenger làm công cụ liên lạc chủ yếu, thậm chí còn nhiều hơn dùng Facebook.

Ngày nay, việc các ứng dụng nhắn tin có dấu hiệu phát triển vượt trội hơn so việc sử dụng các hệ thống mạng xã hội.

Khi ấy, nhiệm vụ của bạn là đảm bảo mình có thể hỗ trợ được tất cả các yêu cầu đến từ các ứng dụng ấy, đặc biệt là với Messenger.

Trong việc tự động hóa chatbot, bạn cần dành thời gian để thực hiện ba điều quan trọng sau:

  1. Quảng cáo chatbot
  2. Theo dõi và tìm cách giải quyết bất kỳ vấn đề nào mà bot của bạn không thể trả lời
  3. Duy trì các tab về trải nghiệm khách hàng mà bạn tại cho bot

Khi bạn đã nắm chắc 3 nhiệm vụ kể trên, còn chờ gì mà bạn không cài đặt ngay bot Faceook messenger. Thực chất thì bot Facebook cũng cần những doanh nghiệp có chiến lược khôn khéo giúp nó có thể định hình và phát triển trong tương lai mà.

Facebook chatbot hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của facebook chatbot là gì? Đây là một trong những câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều nhất!

Điều này vô cũng dễ hiểu thôi vì những tiến bộ trong công nghệ chatbot ngày nay luôn thay đổi theo từng ngày và chưa có bất kỳ giới hạn nào nhất định.

Trên thực tế, hiện nay chúng ta có ba loại chatbot, đang được đa phần người dùng ưu thích. Mỗi loại đều có một cách thức hoạt động khác nhau:

1. Cách thức hoạt động của “Chatbots dựa trên quy tắc”

Phần mềm chatbot dựa trên quy tắc thực hiện các hành động đã được xác định từ trước dựa trên các playbook thiết lập sẵn ở mặt sau của giao diện người dùng.

Giống như một trợ lý ảo, công nghệ chatbot dựa trên quy tắc hoạt động tùy thuộc vào các hành động nhấp chuột, chẳng hạn “Có” hoặc “Không”, hoặc bằng cách nhận ra một từ khóa hoặc nhóm từ khóa cụ thể.

Ví dụ: bạn có thể thiết lập một chatbot để trả lời nếu có ai đó chọn “màu đỏ” hoặc “màu xanh”, nhưng nếu họ trả lời “Tôi thích một đôi giày màu đỏ” thì từ khóa mục cần target ở đây là “ đôi giày đỏ”.

Dưới đây là ví dụ cụ thể về cách thức hoạt động của “chatbot dựa trên quy tắc”:

phan-mem-chatbot

2. Cách thức hoạt động của Chatbot AI (trí tuệ nhân tạo)?

chatbot-ai-1

Chatbot AI sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên để hiểu cấu trúc câu, sau đó xử lý thông tin và Chatbot sẽ dần dần trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc trả lời câu hỏi.

Thay vì chỉ dựa vào kịch bản do con người thiết kế, các chatbot AI trước hết cần phải hiểu câu hỏi của bạn là gì:

Sau đó, khi đã hiểu được ý định của bạn, nó sẽ đưa ra một câu trả lời mà nó cho là phù hợp nhất dựa vào những số liệu mà nó thu thập được.

Theo thời gian và bằng cách quan sát các câu trả lời đúng và sai, máy sẽ hiểu rõ hơn về câu trả lời đúng là gì (tương tự như cách thức hoạt động của Apple Siri, Trợ lý Google, Alexa).

Đây là lý do tại sao các chatbot AI, mặc dù rất tiện lợi nhưng không phải lúc nào nó cũng luôn phù hợp với người dùng. Và nó cần thời gian để đào tạo và thường đòi hỏi rất nhiều nỗ lực để bắt đầu.

Song, một khi nó đã hiểu rõ về sản phẩm và doanh nghiệp của bạn, con bot sẽ có thể phát huy được hết sức mạnh của nó.

3. Cách thức hoạt động của Live Chat

Live Chat là một hình thức công nghệ giao tiếp nằm trên website hoặc sản phẩm công ty và hoạt động dưới dạng cửa sổ pop-up để gửi tin nhắn tự động đến những khách hàng truy cập vào trang wed .

Phần mềm Live Chat có một số tính năng được cài đặt sẵn giờ giấc sao cho các cuộc trò chuyện online diễn ra trùng khớp với thời gian thực tế.

Nghĩa là, khi có một khách hàng nào đó muốn trò chuyện với nhân viên công ty và cùng lúc đó đội ngũ nhân viên cũng đang online, Live Chat sẽ kết nối ngay khách hàng với người nhân viên bất kỳ để nhân viên có thể giúp khách hàng giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải.

Sự khác biệt giữa Chatbot, AI chatbot & Live Chat có thể được tóm tắt qua tấm hình sau:

chatbot-ai

Top 3 công cụ chatbot thịnh hành nhất hiện nay

Sau câu hỏi về cách thức hoạt động của Facebook Chatbot là gì, thì câu hỏi được đặt ra là làm sao để có thể lựa chọn được nền tảng bot phù nhất với nhu cầu của từng doanh nghiệp là mối quan tâm tiếp theo cần được bạn cân nhắc đến.

Theo tìm hiểu của tôi trong nhiều năm qua, tôi sẽ gợi ý đến bạn top 3 nền tảng miễn phí giúp tạo Chatbot trên Messenger một cách đơn giản và nhanh chóng nhất, bao gồm Harafunnel, Chatfuel và ManyChat.

Hãy cùng tìm hiểu đặc điểm từng công cụ trong phần tiếp theo này nhé:

1. Harafunnel

Được phát triển bởi Haravan, Chatbot Harafunnel giữ vai trò chăm sóc và tương tác 24/7 với những khách hàng mà công ty đã tiếp cận được từ trước qua các kênh bán hàng ngay trên Messenger.

Tính đến tháng 6/2020, đã có hơn 30.000 công ty và thương hiệu sử dụng Harafunnel, với hơn 35.000 Facebook Messenger Bots được tạo.

Các ưu điểm khiến cho Harafunnel nổi bật:

  • Giao diện tiếng Việt hoàn toàn
  • Hoàn toàn miễn phí
  • Tạo phễu bán hàng tự động và săn sóc các khách hàng tiềm năng
  • Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình xuyên suốt 24/7
  • Quản lý bình luận và tin nhắn hiệu quả
  • Có nhiều công cụ và tính năng hỗ trợ đa dạng

2. Chatfuel

chatfuel

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm nền tảng Chatbot đầy uy tín thì Chatfunnel sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo với đơn vị phục vụ hơn 145 triệu người dùng toàn thế giới, bao gồm 200.000 chatbot được tạo ra (tính đến 6/2020).

Những yếu tố tạo nên thành công của Chatfuel là:

  • Hỗ trợ hơn 50 ngôn ngữ trên toàn thế giới
  • Hoàn toàn miễn phí
  • Thiết lập chatbot siêu dễ dàng với các block, không cần dùng đến mã code
  • Dễ dàng kết nối với các trang mạng xã hội, dịch vụ khác như Fanpage, Instagram, Twitter, Youtube, … bằng các plugins
  • Dễ dàng tích hợp mọi loại API vào trong cùng một chatbot, giúp các lập trình viên có thể dễ dàng nâng cấp và cải tiến cho chatbot của bạn
  • Template đa dạng cho bạn tham khảo

3. ManyChat

Chỉ tính riêng với nền tảng chatbot, ManyChat đã được xem là đối thủ đáng gờm của Chatfuel, xét về tính năng và cả mức độ phát triển của công nghệ.

Những ưu điểm làm nên tính cạnh tranh của ManyChat mà Chatfunnel cũng như các nền tảng khác và cả người dùng cần lưu tâm:

  • Hoàn toàn miễn phí và không cần sử dụng code
  • Dễ dàng cài đặt lên Fanpage Facebook mà không cần tạo app hay đợi xét duyệt
  • Tạo chatbot không giới hạn
  • Dễ dàng trong việc lên kịch bản chatbot nhanh chóng và cài đặt các tùy chọn tiện dụng khác

Cách tạo chatbot facebook và sử dụng chatbot hiệu quả

Chatbot Facebook Messenger không chỉ hỗ trợ tích cực trong công việc kinh doanh, và giao tiếp với người dùng mà nó còn giúp cac doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể.

Bởi thế, không có một lý do gì mà bạn lại bỏ qua một trợ thụ đắc lực như vậy, đúng không?

Hiểu được mong muốn ấy, ngay phần tiếp theo này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo lập và sử dụng chatbot hiệu quả:

1. Xác định mục tiêu và trường hợp sử dụng Chatbot

Với cả “rừng” trường hợp sử dụng đa dạng, quả thật rất khó để có thể chọn ra được những trường hợp áp dụng tốt nhất. Theo đó, việc đặt ra mục tiêu hoạt động cho chatbot cũng trở nên khó khăn hơn.

Thay vào đó, tại sao bạn không thử làm ngược lại, xác định mục tiêu trước rồi mới bắt đầu chọn lọc các trường hợp cần phải sử dụng chatbot sau?

Đầu tiên, hãy thử nghĩ xem mục tiêu mà bạn đang hướng tới là gì: giải quyết các vấn đề của khách hàng? Quảng bá một sản phẩm mới tới khách hàng? hay thúc đẩy các khách hàng đầy tiềm năng?

Để có thể biết được chính xác hướng đi cho doanh nghiệp, hãy thảo luận điều này với đội ngũ truyền thông và đội ngũ quản lý website của doanh nghiệp bạn

Nếu team truyền thông báo lại rằng rằng họ không thể theo kịp được số lượng tin nhắn xuất hiện trên các trang mạng xã hội thì hãy tận dụng ngay các con bot để hỗ trợ họ quản lý chúng.

Còn nếu team quản lý website thông báo về sự giảm sút đột ngột tỷ lệ chuyển đổi, thì đừng lo lắng, chatbot sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề này ngay thôi.

Dù trường hợp nào đi nữa, cũng đừng quên tất cả những gì mà ban đang làm đều hướng đến xây dựng trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

2. Chọn nền tảng thích hợp để sử dụng chatbot

Tùy vào các hình thức mạng xã hội và kênh thông tin người dùng mà bạn có thể lựa chọn ra nội dung của cuộc hội thoại chatbot.

3 lựa chọn phổ biến mà bạn nên cân nhắc khi cài đặt chatbot, bao gồm:

  • Website của doanh nghiệp
  • Facebook Messenger
  • Tin nhắn trực tiếp trên Twitter

Đầu tiên, sẽ là về website của doanh nghiệp, những người đã truy cập trang chủ website có khả năng đã biết hoặc đã tìm hiểu trước về sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.

Ngược lại, những người truy cập vào một trong các bài blog được hiển thị trên website lại có vẻ như mới biết đến bạn.

Dựa vào đó, bạn hãy cài đặt và điều chỉnh những con bot hoạt động tương ứng với từng trang.

Tương tự với hệ thống mạng xã hội, vì nhân khẩu học từng nền tảng khác nhau, nên việc đặt ra những câu hỏi cho người dùng Facebook sẽ không thể áp dụng cho người truy cập Twitter

tao-chatbot-facebook

Nhìn chung, dù là với nền tảng nào đi chăng nữa, nhiệm vụ của bạn vẫn là thu thập thật nhiều thông tin về khách hàng tiềm năng càng tốt, sau đó hãy sử dụng chúng cho bước tiếp theo.

3. Xây dựng chiến lược content

Sau khi đã chọn được nền tảng mong muốn, bạn bắt tay ngay vào việc sáng tạo phần nội dung nhằm thu hút khách hàng trong suốt quá trình tương tác với chatbot.

Trước hết, hãy bắt đầu với mô hình FAQs, nghĩa là những thắc mắc mà khách hàng của bạn có thể hỏi chatbot.

Cách thức này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng xây dựng luồng câu hỏi cũng như những câu trả lời hợp lý nhất cho toàn bộ cuộc hội thoại.

Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn về các thắc mắc mà khách hàng hay hỏi hãy thử thảo luận thêm với các team thường xuyên tương tác với khách hàng để đưa ra được mẫu nội dung chính xác nhất:

  • Team chăm sóc khách hàng: đây là những người có cơ hội tiếp và nói chuyện với khách hàng nhiều nhất trong công ty nên sẽ không có gì khó khăn trong việc tham khảo ý kiến của họ về xu hướng đặt câu hỏi của khách hàng.
  • Team Sales: có nhiệm vụ tiếp cận với khách hàng tiềm năng nên họ hẳn sẽ hiểu rất rõ những “nỗi đau” mà người dùng thường mắc phải khi tìm đến sản phẩm của bạn. Điều này giúp bạn tăng khả năng chuyển đổi từ người dùng thành những khách hàng thực sự cho công ty.
  • Team Marketing: đội ngũ Marketing chủ yếu làm việc với khách hàng về mặt truyền thông nên hơn ai hết, họ hiểu rõ những câu hỏi nhằm khuyến khích người dùng tích cực tương tác với công ty hơn trên website cũng như trang mạng xã hội.

Ngoài ra, thay vì việc ngồi suy nghĩ và sáng tạo thêm các nội dung mới, sao bạn không thử tận dụng những bài content vẫn còn đang thịnh hành nhất của mình rồi cải thiện chúng sao cho vừa có thể thử nghiệm với chatbot vừa góp phần thúc đẩy chiến dịch marketing?

4. Tạo tiếng nói và cá tính riêng cho Bot

Nghe hơi lạ nhỉ? Nhưng đây hoàn toàn là sự thật nhé!

Thử tưởng tượng nếu con bot của bạn được nhân bản hóa, có tính cách riêng biệt với những con bot khác và có khả năng mang lại những trải nghiệm thú vị cho người dùng thì kết quả sẽ ra sao?

Chẳng phải nó sẽ khiến cho khách hàng hài lòng hơn rất nhiều hay sao. Hơn thế nữa là khả năng kết nối chặt chẽ với hình ảnh của thương hiệu về lâu dài.

Bạn thậm chí có thể đặt một cái tên riêng dành cho chatbot, để tạo nên sự thân thiện, minh bạch với khách hàng.

5. Sáng tạo câu thông điệp chào mừng

Thông điệp chào mừng luôn là yếu tố vô cùng quan trọng để bạn thu hút người dùng và khiến họ phản hồi với bot của bạn.

Các thông điệp chào mừng tốt nhất thường phải đáp ứng đủ 3 tiêu chí sau: hấp dẫn, dẫn dắt tới kỳ vọng khách hàng và theo xu hướng đặt câu hỏi.

  • Hấp dẫn người dùng

Chatbot tuy đã được cài đặt tính năng tự động nhưng bạn nên tránh để nó hoạt động như một con robot.

Như phần trên tôi đã đề cập bên, hãy biến bot Messenger trở nên sống động hơn, có tên, có đặc điểm riêng biệt và có thể mang lại những trải nghiệm thoải mái nhất cho người dùng.

Đấy không chỉ vì hình ảnh riêng của chatbot trong bán hàng mà nó còn là đại diện cho tiếng nói của một thương hiệu.

  • Dẫn dắt tới kỳ vọng khách hàng

Đầu tiên, hãy cho khách hàng biết họ đang trò chuyện với bot để họ hiểu giới hạn cuộc trò chuyện của mình.

Sau đó, từ chatbot cho khách hàng biết làm thế nào và khi nào để họ có thể liên lạc và giao tiếp với một người thực thụ.

  • Đặt câu hỏi

Khi bot đã kết nối thành công với khách hàng tiềm năng, hãy hỏi họ những câu hỏi nhằm mục đích kéo dài cuộc trò chuyện.

Sử dụng các câu hỏi quan trọng mà bạn đã tìm thấy ở bước số 3 để đảm bảo bạn đã đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

Dưới đây là một ví dụ về cách bot chào đón người dùng bằng một ảnh gif vẫy tay vui vẻ để bắt đầu cuộc trò chuyện:

Sau đó, bot đề cập đây là một phòng chat riêng tư và thuyết phục người dùng trả lời câu hỏi được đưa ra.

6. Vẽ sơ đồ Hành trình khách hàng

Sau đã đặt câu hỏi mở đầu, hãy bắt đầu vạch ra hành trình của cuộc hội thoại với khách hàng với một công cụ trò chuyện chuyên nghiệp như Sprout Social hoặc nếu bạn là một người mới sử dụng chatbot, bạn có thể thử nghiệm với Google Drawings như

Dưới đây sẽ là một ví dụ về cách một nhà hàng truyền đạt những thông tin cơ bản (theo thứ tự) đến với khách hàng của họ như giờ giấc hoạt động, chương trình ưu đãi đặc biệt và chương trình khách hàng thân thiết thông qua bản câu hỏi cho chatbot:

tao-bot-chat-facebook

7. Tạo câu trả lời tốt nhất cho từng câu hỏi

Với mỗi câu hỏi mà bạn đã tạo ra ở bước 3, hãy tìm kiếm cho mình một câu trả lời tốt nhất để có thể làm hài lòng người dùng.

Thậm chí, bạn có thể tạo nhiều câu trả lời cho cùng một câu hỏi nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu người dùng.

8. Xây dựng tất cả các cây hội thoại

Giờ đây, với mọi câu hỏi bạn đặt ra và mỗi câu trả lời có sẵn cho người dùng lựa chọn, hãy tiếp tục xây dựng cuộc trò chuyện này càng lâu càng tốt.

Đồng thời, bạn phải đảm bảo tất cả các cuộc hội thoại này có thể đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của khách hàng nhằm dẫn dắt những khách hàng đến mục tiêu cuối cùng là liên lạc trực tiếp với nhân viên của công ty.

Trong trường hợp bạn gặp phải sai sót ở bất kỳ giai đoạn nào, bạn có thể kiểm tra lại toàn bộ hoạt động của chatbot trong phần Sprout’s Bot Builder.

9. Bổ sung thêm một số thành phần trực quan

Để có thể sáng tạo thêm nhiều thông điệp hấp dẫn hơn dành cho người dùng, bạn có thể đưa vào cuộc trò chuyện một số thành phần trực quan, như: biểu tượng cảm xúc, hình ảnh hoặc GIF hoạt hình, hay thậm chí chỉ là một cái vẫy tay xin chào!

Phương diện hình ảnh không chỉ giúp bạn tô đậm cá tính của bot mà còn giúp củng cố các tin nhắn mà bạn đã gửi và tăng tỷ lệ chuyển đổi hội thoại

Ví dụ trên cho bạn thấy đó, chỉ cần một biểu tượng bóng đèn nhỏ đã làm cuộc trò chuyện sinh động hơn biết bao nhiêu.

10. Dẫn dắt khách hàng mục tiêu cuối cùng thông qua các nút call-to-action

Khi người dùng đã trả lời tất cả các câu hỏi của bạn, thì họ đã sẵn sàng tiến đến bước tiếp theo và 1 nút call-to-action sẽ giúp họ hoàn tất quy trình, đồng thời giúp bạn đạt được mục tiêu đã đặt ra từ đầu.

Hãy suy nghĩ cẩn thận về mục tiêu bạn muốn khi khách hàng của mình tiến tới sau khi nhấn nút call-to-action.

Điều này rất quan trọng vì sự tương tác với thương hiệu hoàn toàn là tự động từ bot mà không có bất kỳ hỗ trợ nào đến từ con người nhưng lại có tiềm năng mang về nhiều giá trị hữu ích.

11. Kiểm tra lại các cuộc hội thoại

Sơ đồ hành trình khách hàng không phải lúc nào cũng hoạt động trôi chảy. Sai sót hoặc tệ hơn là gây phiền phức và thất vọng cho khách hàng là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn sử dụng chatbot.

Song, bạn vẫn có thể làm giảm thiểu những tình trạng xấu ấy bằng cách kiểm tra thật kỹ lưỡng từng mẫu đối thoại.

Đa phần các nền tảng chatbot đều có tính năng xem trước trực tiếp, vì vậy bạn có thể thoải mái kiểm tra tất cả các bước mà không cần phải thử nghiệm trước.

12. Bật hoạt động và tiến hành theo dõi chatbot

Khi đã hoàn thành tất cả các bước kể trên, giờ sẽ là lúc bạn bắt tay việc thử nghiệm với chatbot đầu tiên thôi nào!

Hãy đảm bảo bạn luôn dõi theo người dùng trong suốt quá trình họ tương tác với bot của bạn, tránh trường hợp bị đứt quãng ở bất kỳ giai đoạn nào hoặc các vấn để không mong muốn xảy ra. Tôi tin rằng với 12 bước mà tôi vừa chia sẻ với bạn chắc chắn sẽ giúp bạn nắm bắt được tâm lý của khách hàng tốt hơn nhằm phục vụ cho công việc kinh doanh của mình.

Kết luận

Rõ ràng, chatbot facebook không chỉ đơn giản chỉ là một công cụ nhắn tin thay thế cho con người mà hiểu sâu rộng hơn, đây được xem là một trợ lý đắc lực trong việc tương tác và duy trì quan hệ bền vững với khách hàng.

Hơn nữa, Chatbot còn giúp bạn tiết kiệm chi phí và công sức đáng kể, tạo điều kiện cho bạn tập trung vào các công việc khác quan trọng hơn.

Tôi hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ bản chất của chatbot là gì, cũng như cách tạo chatbot facebook và hướng sử dụng nó một cách tốt nhất. Từ đó, bạn sẽ biết cách áp dụng sao cho thật thành công theo cách của riêng mình.

Nếu chưa sử dụng Chatbot Facebook thì hãy thử nghiệm ngay hôm nay và chia sẻ cảm nhận với chúng tôi nhé!

Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết liên quan:

  1. AMP là gì? Hướng dẫn cách tạo Google AMP từ A-Z
  2. Top 6+ Xu Hướng Facebook Marketing năm 2021
  3. Xu hướng bán hàng online trên Facebook năm 2021 có những thay đổi gì?
  4. Tại sao quảng cáo Facebook của bạn không hiệu quả
  5. Những Mini Game câu tương tác siêu khủng trên Fanpage Facebook 2021
  6. A/B Testing là gì? Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng A/B Testing từ A-Z
  7. Cách nghiên cứu từ khóa cho website mà bạn đang tìm kiếm
  8. Cách sử dụng Chatbot trong bán hàng online hiệu quả nhất!
  9. Những tiêu chí giúp bạn lựa chọn được Backlink chất lượng 2021

Author

nguyendaihai