SEO

Chiến lược kinh doanh là gì? Cách xây dựng chiến lược kinh doanh thành công

Với bất kỳ sự phát triển của doanh nghiệp nào thì chiến lược kinh doanh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Sẽ không quá nếu như bạn coi chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh giống như một cái kim chỉ nam cho doanh nghiệp của bạn. Nếu như doanh nghiệp thiếu đi yếu tố này, doanh nghiệp của bạn sẽ hoạt động trong tình trạng mà không biết mình hiện tại đang phải phấn đấu vì điều gì, điều này sẽ ảnh hưởng cho cả phía ban lãnh đạo và cả những nhân viên trong toàn bộ tổ chức. Dù vậy, chưa phải ai cũng hiểu chính xác chiến lược kinh doanh là gì và tại sao nó lại quan trong?

Việc xây dựng cho mình một chiến lược trong kinh doanh hiệu quả không hề đơn giản, yêu cầu bạn phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức và chắc chắn nó không chỉ dừng lại ở những con chữ nằm trên vài tờ giấy hay các bản kế hoạch, báo cáo. Xã hội ngày càng trở nên phát triển kéo theo đó là các doanh nghiệp cũng phải chuyển mình liên tục để có thể bắt kịp được với thời đại. Chính vì vậy mà chiến lược ngày nay phải được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn, trải qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Trong bài viết này, cùng Vidcogroup tìm hiểu chi tiết chiến lược kinh doanh là gì, cũng như những đặc điểm, vai trò và cách xây dựng chiến lược trong kinh doanh sao cho hiệu quả cho doanh nghiệp ngày nay. 

Chiến lược kinh doanh là gì?

Về cơ bản theo Michael Porter, chiến lược kinh doanh là gì? Bạn có thể hiểu đây là tập hợp của những phương pháp và cách thức hoạt động kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp hoặc tập đoàn, mục đích là đạt được cho mình hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể trong một bản kế hoạch kinh doanh theo trình tự, bao gồm một chuỗi các phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh xuyên suốt trong cả một khoảng thời gian dài. Thuật ngữ này là một khái niệm thuộc khoa học chiến lược và cụ thể là ám chỉ chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh. Cũng chính vì điều này nên nó về bản chất không quá khác biệt so với những khái niệm cơ bản của chiến lược. Có một điều bạn cần lưu ý thêm là chiến lược và chiến thuật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hiểu đơn giản, chiến thuật là một phần thuộc chiến lược vậy nên chiến lược kinh doanh sẽ ở mức độ cao hơn và sở hữu những tính chất khác so với chiến thuật kinh doanh. 

chien-luoc-kinh-doanh

Đặc điểm của chiến lược kinh doanh

Sau khi bạn đã hiểu được khái niệm cơ bản nhất của chiến lược kinh doanh là gì, nội dung cơ bản tiếp theo mà bạn cần phải nắm rõ chính là đặc điểm của nó. Như đã được tôi đề cập ở trên thì chiến lược trong kinh doanh là khái niệm thuộc khoa học chiến lược, chính vì vậy mà nó không quá khác biệt so với các khái niệm gốc của chiến lược. Dù vậy, chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh vẫn sở hữu cho mình những đặc điểm riêng biệt, điển hình nhất đó chính là sự ổn định theo thời gian hơn là việc thực thi một chiến thuật kinh doanh. Chính vì thế, đặc trưng của chiến lược kinh doanh không phải là dạng mô hình có tính bất biến. Nếu có sự biến động trong thị trường, nếu ở mức độ vừa và nhỏ thì bạn chỉ cần thay đổi chiến thuật của mình để thích ứng chứ không phải xây dựng lại cả một chiến lược. Tuy nhiên nếu như thị trường có những thay đổi lớn thì bạn chắc chắn sẽ phải xây dựng lại chiến lược của mình.

dac-diem-cua-chien-luoc-kinh-doanh

Một đặc điểm nữa của chiến lược kinh doanh là nó cần phải được cả một tập thể thông qua. Điều này hoàn toàn trái ngược với chiến thuật kinh doanh khi nó có thể được đề xuất và áp dụng bởi một cá nhân riêng biệt. Sở dĩ trong kinh doanh chiến lược có đặc điểm này là vì mức độ ảnh hưởng của nó lên toàn bộ doanh nghiệp là lớn hơn rất nhiều so với chiến thuật kinh doanh. Chính vì vậy mà khi lên kế hoạch cho một chiến lược cho kinh doanh cần sự tính toán cẩn thận, cân nhắc kỹ lưỡng của ban lãnh đạo kết hợp với sự tham gia của các chuyên gia có năng lực nhất trong doanh nghiệp. 

Vị trí của chiến lược kinh doanh

Hiểu được đặc điểm của chiến lược kinh doanh là gì, thì bạn đã có thể dễ dàng thấy đây là một bộ phận của chiến lược doanh nghiệp. Nếu các chiến lược khác sẽ tập trung vào các khía cạnh nội bộ của doanh nghiệp, hay còn gọi là chiến lược hướng nội nhằm hỗ trợ sự phát triển sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp. Điển hình là chiến lược về nhân sự, phát triển công nghệ, tài chính,… Trong khi đó, chiến lược trong kinh doanh lại là phần hướng ngoại nhiều nhất khi nó thực thi trực tiếp lên thị trường kinh doanh. Đổi lại, tác động của chiến lược kinh doanh lên doanh nghiệp cũng là trực tiếp nhất với mức độ lớn nhất. Từ một chiến lược tổng thể sau đó sẽ được chia nhỏ các những chiến lược con chi tiết hơn như là: chiến lược sản phẩm, chiến lược tiếp thị, chiến lược bán hàng, chiến lược định giá,… Dù mỗi yếu tố đều có vai trò và chức năng riêng, tuy nhiên chúng đều là cấu thành của một chiến lược tổng thể nên đều tác động chung đến hiệu quả kinh doanh, quyết định sự thành bại của nó. 

Vai trò của chiến lược kinh doanh

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào về khái niệm chiến lược kinh doanh là gì. Có thể thấy rằng vai trò của chiến lược kinh doanh là để tham chiếu kinh nghiệm trong quá khứ và hiện tại của chính doanh nghiệp hoặc của những doanh nghiệp khác bên ngoài. Qua đó có thể chỉ ra được những phương hướng cho các hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai. Ngoài ra, chiến lược này còn có vai trò chỉ định và phân bổ nguồn lực về nhân lực và cả tài chính để thực thi các chiến thuật cụ thể. 

vai-tro-cua-chien-luoc-kinh-doanh

Lưu ý rằng, các chiến lược kinh doanh không hề bất biến, sự thành công của nó sẽ chỉ có thể tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Chắc chắn thị trường sẽ liên tục xuất hiện những doanh nghiệp khác và có cho mình sự thay đổi không ngừng khiến cho chiến lược của doanh nghiệp cũng phải trong tâm thế sẵn sàng thay đổi để duy trì tính khả thi của mình. Một chiến lược kinh doanh thì không chỉ dừng ở mục đích chiếm được thị trường và có được khách hàng, mà còn phải có tính cạnh tranh, đánh bại và đặc biệt là loại bỏ hoàn toàn được đối thủ. Chính vì vậy, vai trò khác của chiến lược chính là đáp lại các chiến lược tấn công của doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh.

Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh thành công

Như tôi đã đề cập ở trên, chiến lược kinh doanh giống như xương sống của bất kỳ doanh nghiệp nào nếu như họ muốn thành công, chính vì vậy mà việc xây dựng được hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp có ý nghĩa sống còn. Một doanh nghiệp muốn phát triển được đúng hướng thì cần phải có cho mình một chiến lược đúng đắn. Dưới đây, Vidcogroup sẽ giới thiệu đến bạn đọc 4 bước xây dựng một chiến lược kinh doanh là gì để thành công và hiệu quả cho doanh nghiệp. 

Thiết lập mục tiêu

Bước đầu tiên và cũng được xem là bước quan trọng nhất đó chính là thiết lập mục tiêu của doanh nghiệp. Nó giống như việc bạn xác định được kim chỉ nam để doanh nghiệp của bạn luôn đi đúng hướng và đạt được mục tiêu của mình trong tương lai. Khi đã thiết lập mục tiêu, lưu ý rằng các mục tiêu đó phải thực tế và cần có cách hoạch định chiến lược kinh doanh cụ thể để đạt được những mục tiêu ấy. Trong đó, có một số mục tiêu đặc biệt mà doanh nghiệp cần hết sức lưu tâm trong quá trình xây dựng chiến lược là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần và tái đầu tư. 

thiet-lap-muc-tieu

Việc thiết lập mục tiêu có thể quyết định liệu doanh nghiệp đó có thể phát triển thành công không, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ. Việc thiết lập mục tiêu không hiệu quả có thể khiến doanh nghiệp hoạt động trong trạng thái “vô định”, không biết nên tập trung vào cái gì. Ngoài ra, mục tiêu được thiết lập ra còn đóng vai trò như một thước đo để đo lường mức độ thành công của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đánh giá vị trí hiện tại

Sau khi bạn đã thiết lập được mục tiêu cho doanh nghiệp của mình và trình lên ban lãnh đạo doanh nghiệp, ban lãnh đạo cần có những tiêu chí đánh giá hợp lý. Trong đó có hai lĩnh vực mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm khi đánh giá vị trí hiện tại:

  • Môi trường kinh doanh: Doanh nghiệp cần nghiên cứu, khảo sát môi trường kinh doanh của mình để xác định được những yếu tố nào trong môi trường hiện tại cái nào là cơ hội, cái nào là mối nguy hại đối với chiến lược và mục tiêu của công ty.
  • Nội lực công ty: Đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của chính bản thân công ty ở những khía cạnh cơ bản nhất như: quản lý, tài chính, nghiên cứu phát triển, marketing, sản xuất. Từ những thông tin thu thập được, đưa ra những đường hướng phát triển kinh doanh sát với tiềm lực công ty nhất.
danh-gia-vi-tri-hien-tai-cua-doanh-nghiep

Chiến lược sản phẩm, dịch vụ

Chiến lược sản phẩm, dịch vụ là một phần cực kỳ đặc biệt và quan trọng bởi lẽ nó chính là nền tảng của chiến lược kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp khi ra thị trường cũng sẽ kinh doanh một loại hình sản phẩm, dịch vụ nào đó. Chính vì vậy mà chiến lược sản phẩm, dịch vụ giúp doanh nghiệp có thể xác định được đúng phương hướng phát triển của mình, thiết kế được những sản phẩm để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, cũng như hạn chế tối những rủi ro mà mình có thể gặp phải. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải tập trung vào những yếu tố làm ảnh hưởng tới chính sản phẩm, dịch vụ để có thể cải thiện được hiệu quả bán hàng. Những yếu tố đó là: chất lượng sản phẩm, giá thành, bao bì và nhãn hiệu sản phẩm,.. Một chiến lược sản phẩm, dịch vụ tốt là khi nó trả lời được 3 câu hỏi chủ chốt sau:

  • Mục tiêu đạt được là gì?
  • Đối thủ cạnh tranh là những ai?
  • Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì và sử dụng để chiến thắng đối thủ như nào?

Đánh giá, kiểm soát và thay đổi

Đây chính là bước cuối cùng trong hoạt động xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, đây cũng là bước để bạn xác định được liệu những lựa chọn chiến lược của ban lãnh đạo có thực sự phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp hay không. Đây có thể xem giống như một quá trình kiểm duyệt và bổ sung. Ngày nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều phần mềm giúp doanh nghiệp có thể thống kê tự động được những số liệu trên, giúp các nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi và cập nhật được chính xác thông tin của mình. Qua đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp vào đúng thời điểm, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho nội dung chiến lược kinh doanh.

Các nguyên tắc về chiến lược kinh doanh bạn cần biết

Sau khi bạn đã hiểu được những khái niệm, đặc điểm và cách để xây dựng được một chiến lược kinh doanh là gì thì hẳn bạn đã hiểu rằng một chiến lược để hiệu quả không chỉ tồn tại ở trên các trang giấy hay những bản thảo kế hoạch, báo cáo mà nó còn phải được xây dựng thông qua chính những kinh nghiệm thực tiễn, tương tác trực tiếp với người tiêu dùng. Dưới đây sẽ là các nguyên tắc ví dụ về chiến lược kinh doanh mà các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần phải biết để giúp doanh nghiệp của mình có thể phát triển một cách bền vững và luôn đúng với mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra từ ban đầu.

Cạnh tranh để tạo ra sự khác biệt

Khi bắt đầu xây dựng chiến lược kinh doanh, nhiều doanh nghiệp luôn mặc định nghĩ rằng mục tiêu của mình phải là trở thành cái tên đi đầu, xuất chúng nhất của ngành đó, thế nhưng điều đó đôi khi là bất khả thi. Trong kinh doanh, việc có nhiều hơn 1 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là chuyện hoàn toàn bình thường. Chính vì vậy, bạn đừng bao giờ nghĩ đến việc cố gắng đánh bại toàn bộ những “ông lớn” trong ngành bằng cách bắt chước lại toàn bộ những gì mà các doanh nghiệp đó đã và đang làm được. Việc đó chỉ khiến cho doanh nghiệp của bạn trở nên thảm bại hơn mà thôi. Thay vào đó, hãy cố gắng tìm đến những giá trị khác biệt và tiếp cận nó, khai thác nó để tạo cho doanh nghiệp một bộ mặt hoàn toàn mới, nổi bật hơn so với đối thủ trong thị trường.

Cạnh tranh vì lợi nhuận

Khi các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường nó không chỉ dừng lại ở việc doanh nghiệp của bạn sở hữu cho mình bao nhiêu thị phần hay tốc độ phát triển hiện tại của mình là bao nhiêu, nó còn nằm ở việc doanh nghiệp của bạn tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Suy cho cùng, những chiến lược kinh doanh kinh điển của doanh nghiệp cũng là để cải thiện tình hình kinh doanh của mình, mang được nhiều tiền hơn về cho công ty. Chính vì vậy mà nếu chiến lược của doanh nghiệp không thể hiện được mục đích rõ ràng về số tiền kiếm được, chứng tỏ chiến lược đó không đáng để dành thời gian và công sức thực hiện.

Thấu hiểu thị trường

Khi doanh nghiệp của bạn mới bước chân vào một thị trường thì việc đầu tiên bạn cần phải làm là thấu hiểu thị trường. Mỗi thị trường sẽ sở hữu cho mình những đặc điểm và tính chất riêng, đó cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng “kiếm tiền” của doanh nghiệp bạn trong tương lai. 

thau-hieu-thi-truong

Xác định đối tượng khách hàng

Cũng giống như việc bạn thấu hiểu được thị trường thì việc bạn xác định được đúng đối tượng khách hàng là điều hiển nhiên. Doanh nghiệp của bạn bán sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng nên dĩ nhiên bạn cần phải biết được đối tượng khách hàng phù hợp với bạn là ai. Sản phẩm, dịch vụ của bạn không thể phù hợp cho tất cả mọi người mà chỉ có cho mình một số lượng giới hạn khách hàng tiềm năng. 

Học cách nói không

Sau khi bạn đã hiểu được thị trường của mình bạn cần phải , xác định được tệp khách hàng tiềm năng thì bạn sẽ nhận thấy rằng học cách nói không là một việc rất quan trọng. Trong quá trình kinh doanh, chắc chắn sẽ sự xuất hiện của những nhóm khách hàng không phù hợp với chiến lược kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Vậy việc doanh nghiệp cần làm chính là biết được đối tượng khách hàng không phục vụ, những hoạt động không nên thực hiện, những sản phẩm và dịch vụ không nên cung cấp cho nhóm khách hàng đó. Có thể nói rằng, việc xác định những gì nên làm và không nên làm có ý nghĩa quan trọng tương tự nhau trong chiến lược kinh doanh. 

Không ngại thay đổi

Như đã được tôi đề cập ở trên, các loại chiến lược kinh doanh là bất biến. Trải qua thời gian, chắc chắn nhu cầu và hành vi của khách hàng sẽ thay đổi, xã hội và công nghệ đang ngày càng phát triển, đối thủ thay đổi và phát triển liên tục. Tất cả những yếu tố đó đặt ra các yêu cầu cho doanh nghiệp là không ngại thay đổi, cần phải nhạy bén với thời cuộc để tìm ra được những xu hướng mới nhất và áp dụng nó vào trong mô hình của doanh nghiệp. 

Tư duy hệ thống

Nguyên tắc cuối cùng nhưng cũng vô cùng quan trọng chính là việc bạn tạo dựng tư duy hệ thống trong chiến lược kinh doanh của mình. Việc này bao gồm cả việc xây dựng cơ sở dữ liệu chính xác nhằm đưa ra các giả định, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. Dĩ nhiên những giả định, dự đoán mà bạn đưa ra không thể nào chính xác được 100% mọi lúc nhưng những thông tin, dữ liệu mà bạn thu thập được có thể giúp những nhà quản trị phán đoán được về xu hướng thị trường, hành vi khách hàng và nhiều thứ khác.

tu-duy-he-thong

Lời kết

Vậy là Vidcogroup vừa giới thiệu đến bạn đọc tất tần tật mọi thứ về chiến lược kinh doanh là gì. Có thể thấy rằng một chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh quan trọng đến nhường nào đối với một doanh nghiệp. Nó là xương sống, là kim chỉ nam điều hướng cho toàn bộ doanh nghiệp để phát triển. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh chắc chắn không hề đơn giản và dĩ nhiên, nó sẽ không chỉ dừng lại ở những con chữ trên trang giấy hay những báo cáo, bản kế hoạch nào đó. 

Xã hội ngày nay đã phát triển rất nhiều, kéo theo đó là nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng ngày một cao hơn, đối thủ của bạn xuất hiện ngày một nhiều. Chính vì vậy mà chiến lược trong kinh doanh ngày nay cũng phải thay đổi, nó phải được xây dựng thông qua các kinh nghiệm thực tiễn và tương tác, va chạm trực tiếp với khách hàng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu chính xác chiến lược kinh doanh là gì cũng như những đặc điểm, vai trò và những bước để xây dựng một chiến lược kinh doanh chuẩn chỉ cho doanh nghiệp.

Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Tài Liệu Tham Khảo:

  1. 4P Marketing là gì? 6 Bước phát triển 4P trong Marketing Mix
  2. 5 Chiến lược kinh doanh trên Facebook hiệu quả nhất 2021
  3. 3 Sai lầm bạn không nên mắc phải khi kinh doanh trên Facebook

Author

nguyendaihai