Chưa được phân loại

Conversion rate là gì? Tổng hợp 9 mẹo giúp bạn tối ưu Conversion rate

Conversion rate là một yếu tố quan trọng trong chiến lược paid search của bạn. Nếu bạn không thể chuyển đổi từ traffic sang leads, vậy bạn đang quảng cáo để làm gì?

Tối ưu hóa conversion rate cho phép bạn có thể tối đa hóa từng xu của chi tiêu PPC!

Nhưng tỷ lệ chuyển đổi tốt là gì? Nếu bạn đã đạt được conversion rate 3%, 5% hoặc thậm chí là 10%, nó có cao như cái bạn đang mong muốn không?

Hầu hết các kiến thức bạn học được từ các marketer về tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi đều là sai! Nếu như bạn hát lại cùng một bài hát như mọi người khác, bạn sẽ không bao giờ làm được bất cứ điều gì nhiều hơn mức trung bình.

Khi tất cả các bậc thầy marketing đều giảng về cùng một sự tối ưu hóa, bạn nên biết tất cả các đối thủ cạnh tranh bạn đang lắng nghe họ. Làm thế nào để bạn nổi bật hơn đối thủ?

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn chính xác 13 yếu tố đã giúp tôi tối ưu hóa Tỷ lệ conversion rate thành công!

Nhưng khoan đã, khái niệm chính xác của conversion rate là gì? CRO là gì? Hay nói cách khác tỷ lệ chuyển đổi là gì?

Conversion rate là gì?

Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) là số lượng chuyển đổi chia cho tổng số khách truy cập vào website .

Ví dụ: nếu một trang web thương mại điện tử nhận được 200 khách hàng truy cập trong một tháng và có hơn 50 sản phẩm được bán ra. Tỷ lệ conversion rate sẽ là 50 chia cho 200 hay 25%.

Sự chuyển đổi có thể là bất kì hành động nào mà bạn muốn khách hàng của mình thực hiện. Nó có thể là bất cứ điều gì từ việc click vào nút để mua hàng và trở thành khách hàng.

Các trang web và các apps có nhiều mục tiêu chuyển đổi. Mỗi mục tiêu sẽ có conversion rate riêng.

Bạn đã hiểu conversion là gì, hãy cùng tôi tìm hiểu xem tại sao nó lại quan trọng nhé.

conversion-rate-la-gi

Tầm quan trọng của conversion rate là gì?

Theo dõi tỷ lệ conversion rate cho phép bạn đo đạt được hiệu suất của các website và apps trong việc:

  • Hiểu được bao nhiêu phần trăm người dùng đang hoàn thành các mục tiêu thúc đẩy mà doanh nghiệp của bạn đề ra.
  • Đánh giá sự thành công của một website hay app và xác định các phần nên được cải thiện.

Cải thiện conversion rate cũng cho phép bạn có được doanh thu cao hơn mong đợi với cùng một lượng traffic.

Bạn đang chi 1000 đô la/ tháng cho quảng cáo để thu hút 500 khách hàng truy cập vào website của mình. Nếu bạn có thể tăng gấp đôi tỷ lệ conversion rate thì bạn sẽ nhân đôi giá trị của việc chi tiêu vào quảng cáo của mình. Sau đó bạn sẽ cắt giảm chi tiêu quảng cáo và nhận được lợi ích như bạn đã nhận trước đó. Hoặc đầu tư thêm doanh thu vào các chương trình quảng cáo mới.

Bonus: Mọi thứ bạn biết về tối ưu hóa conversion rate đều sai lầm!

Theo bạn, đa số người dùng thường có một số nhầm lẫn vô cùng tai hại về conversion rate là gì? Liệu bạn có nằm trong “đa số” đó? Cùng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Trong các ngành công nghiệp, tỷ lệ conversion rate cho landing pages trung bình sẽ rơi vào khoảng 2,35%. Nhưng 25% các công ty hàng đầu đang chuyển đổi ở mức 5,31% hoặc cao hơn.

Lý tưởng nhất là bạn muốn lọt vào top 10 – đây là những landing pages có tỷ lệ conversion rate từ 11,45% trở lên.

Wordstream đã phân tích hàng ngàn tài khoản Google Adwords với tổng chi tiêu hàng năm lên đến 3 tỷ đô la. Và họ phát hiện ra rằng một số marketer đạt được chuyển đổi với tỷ lệ trung bình gấp hai hoặc ba lần so với những người đồng nghiệp cùng chiến tuyến.

Họ có gì mà bạn không có? Cách mà bạn có thể đạt được conversion rate gấp 2, 3 lần sẽ trái ngược hoàn toàn với cách thức tối ưu chuyển đổi mà bạn từng biết!

biet-ve-conversion-deu-sai

Kiểm tra tối ưu conversion rate theo cách cổ điển là điều ngớ ngẩn nhất

Đây là câu chuyện cổ tích về tối ưu hóa conversion rate tuyệt vời. Theo phong cách cổ điển ngày xưa, cách thức mà nhiều người tối ưu conversion rate là gì? Chắc hẳn trước đây bạn vẫn hay thường nghe điều này.

Ngày xửa ngày xưa, một chuyên gia marketing đã từng nói rằng điều quan trọng nhất là bạn phải biết cách tối ưu hóa website của mình. Họ đã chia sẻ một ví dụ trong đó tác giả đã thay đổi màu nút, hoặc khoảng cách giữa các font chữ và hình ảnh. Thật đáng ngạc nhiên, chỉ số conversion rate của nhà quảng cáo đã tăng 2 đến 7%.

Trong phần lớn các trường hợp, những thay đổi nhỏ như giãn cách dòng, màu font chứ,… cũng có lợi ích rất nhỏ.

Nếu bạn muốn có được tỉ lệ conversion rate lớn, lâu dài thì bạn phải làm điều gì đó khác biệt!

Các cách thức về thay đổi font, màu sắc, … đều chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn!

Lí do tại sao điều này xảy ra? Thông thường, đó là vì tổng số chuyển đổi của bạn chưa đủ lớn để bắt đầu.

Nếu bạn đang xem xét 50, 100 hay thậm chí 200 chuyển đổi trong toàn bộ thử nghiệm của mình. Những thay đổi nhỏ có thể tác động mạnh mẽ hơn thực tế. Một conversion rate có khả năng tăng 4% nếu chỉ có tổng số 100 chuyển đổi, vì kích thước mẫu của bạn thực sự không đủ lớn để bắt đầu.

Vậy thì…

Tỷ lệ chuyển đổi tốt là gì?

Gợi ý: Con số conversion rate cao hơn rất nhiều so với những gì bạn đang nghĩ.

Theo suy nghĩ thông thường của mọi người: conversion rate tốt nằm ở khoảng 2 đến 5%.

Nếu bạn đang ngồi ở 2%, sự cải thiện lến 4% có vẻ như là một bước nhảy lớn. Bạn đã có thể nhân đôi được tỷ lệ conversion rate của mình. Nhưng bạn vẫn bị mắc kẹt trong nhóm hiệu suất trung bình kém.

Vậy tỷ lệ chuyển đổi tốt là gì? Khoảng ¼ các tài khoản có tỷ lệ conversion rate dưới 1%. Trung bình là 2,35%. Nhưng 25% tài khoản hàng đầu có gấp đổi số đó – 5,31% hoặc cao hơn rất nhiều. Kiểm tra thanh màu đỏ bên phải – 10% Google Ads advertisers hàng đầu có tỷ lệ conversion rate là 11,45%.

Hãy nhớ rằng, điều này không dành cho các landing pages riêng lẻ. Những advertisers này đang thực hiện chuyển đổi 11,45% và cao hơn trên toàn bộ tài khoản của họ.

Rõ ràng đây không phải là một con số bất thường. Bạn hoàn toàn có thể đạt được. Nếu như bạn đang nhận được conversion rate là 5%, bạn đang vượt trội hớn 75% advertisers. Nhưng bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển mạnh hơn nữa.

Bạn nên cố gắng đạt được tỷ lệ 10%, 20% hoặc thậm chí cao hơn. Đưa conversion rate của bạn cao hơn gấp 3 đến 5 lần so với conversion rate trung bình. Mong muốn có những chỉ số conversion rate của landing pages này trong account bạn.

Conversion rate theo ngành

conversion-rate

Bạn sẽ nghĩ, “Tỷ lệ conversion rate trong ngành của tôi thường rất thấp”. Điều đó là hoàn toàn có thể. Tôi đã phân đoạn dữ liệu conversion rate theo từng ngành để xem những suy nghĩ này có đúng với tất cả các marketer hay không. Đây là những gì mà tôi đã nhìn tìm thấy trong một phân tích của 4 ngành công nghiệp chính:

Ngành thương mại điện tử có conversion rate trung bình thấp hơn nhiều đặc biệt là so với tài chính. Tuy nhiên, hãy xem lại Top 10% Conversion Rates. Chúng cao hơn từ 3 đến 5 lần so với mức trung bình của mỗi ngành. Vì vậy chúng ta có thể thấy được rằng quy tắc này được áp dụng trên mọi lĩnh vực, ở bất kể ngành, nghề nào.

Ngược lại, tất nhiên là nếu bạn ở trong một ngành có hiệu suất cao như tài chính. 5% thật sự không phải là một conversion rate quá tuyệt vời. Nếu như bạn đang so sánh bản thân mình với mức trung bình trên tất cả các ngành, bạn thực sự ảo tưởng rằng bạn đang làm tốt. Trong thực tế, top 10% còn lại đang làm tốt hơn bạn gấp 5 lần.

Ngay cả khi tỷ lệ conversion rate trung bình thấp hơn trong ngành của bạn. Các advertisers hàng đầu vẫn vượt trội hơn bạn từ 3 đến 5 lần trở lên.

Vì vậy, tôi hy vọng bạn sẽ dùng những mẹo sau để chiến lược tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi của bạn hiệu quả và toàn diện hơn. Nó sẽ thúc đẩy chuyển đổi của bạn và mang lại chất lượng tốt hơn.

Mẹo tối ưu tỷ lệ conversion rate là gì?

  • Thay đổi nhỏ = Lợi nhuận nhỏ.
  • Xây dựng chiến lược và tập trung tối ưu hóa landing pages sẽ mang lại conversion rate cao hơn từ 3 đến 5 lần. Cải thiện chất lượng cũng như khách hàng tiềm năng.
  • Trong một số ngành, conversion rate 5% không phải là cái gì đó quá ấn tượng. Nếu như bạn đang bị mắc kẹt với conversion rate 2-5%, thì vẫn còn nhiều cách để phát triển.
  • Sáng tạo và thử nghiệm với nhiều ưu đãi để tìm ra ưu đãi phù hợp nhất với khách hàng của bạn. Nếu bạn muốn “khác người” hãy đưa ra những ưu đãi sốc và lời đề nghị hấp dẫn và đủ độc đáo giúp bạn trở thành người đứng đầu.
  • Xác định những trở ngại ngăn không cho khách hàng tiềm năng bạn chuyển đổi. Tránh những rào cản đó bằng cách thay đổi dòng chảy. Kiểm tra các biến thể khác nhau để tìm ra chính xác đâu là đường dẫn nào chuyển đổi tốt nhất.
  • Sử dụng remarketing để thu thập người dùng thể hiện ý định nhưng không chuyển đổi.
  • Kiểm tra thông minh hơn. Kiểm tra 10 landing pages để tìm 1 page mang về hiệu quả hàng đầu. Và điều này vượt xa việc thay đổi màu font chữ và hãy gọi nó là landing page biến thể!
  • Tập trung nguồn lực của bạn vào 10% landing pages hàng đầu – kiếm được 80% lượng traffic.
  • Luôn luôn để mắt đến các offer để tạo ra nhiều doanh số hơn. Đồng thời nó cũng tạo ra những khách hàng mới có khả năng chuyển đổi thành doanh số cao nhất. Đừng quá coi trọng conversion rate mà quên đi yếu tố quan trọng nhất đó là: chất lượng khách hàng. Hơn thế nữa cần tìm được sweet spot, nơi là mọi thứ hoạt động tốt như một cỗ máy được bôi dầu.

Kết luận

Nhìn chung, bạn hãy kiểm tra xem chính xác bạn đang ở đâu với chiến lược landing pages của mình. Sau đó hãy bắt đầu thực hiện những thay đổi thông minh hơn. Nó sẽ giúp bạn vượt qua các đối thủ cạnh tranh của mình.

Tôi mong rằng qua bài viết này, bạn đã tìm được cho mình những hiểu biết đúng đắn conversion rate là gì và tầm quan trọng của conversion rate là gì. Nhưng hơn hết là bạn có thể ứng dụng được 16 cách tăng conversion rate một cách phù hợp và hiệu quả vào trong công việc của bạn.

Và như mọi khi, nếu bạn có bất kì câu hỏi nào về thông tin, chiến lược hay các mẹo conversion rate mà tôi đã đề cập ở trên. Hãy nói cho tôi biết nhé.

Chúc các bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Tham khảo bài viết:

  1. Tổng hợp 30 cách viết Content hay nhất mà bạn đang tìm kiếm.
  2. 6 Tips viết Content Marketing mà bạn không thể bỏ qua.
  3. CTR là gì? 13 Cách đơn giản giúp bạn cải thiện chỉ số CTR trong SEO
  4. Ahrefs là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Ahrefs từ A-Z.
  5. Crawl là gì? Cách hoạt động của Crawl trong SEO Web

Author

nguyendaihai