Thủ thuật Ý Tưởng

Design là gì? Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về nghề Design

Dù làm bất cứ ngành nghề gì, khi bạn nghe đến từ cụm từ Design, chắc hẳn bạn đã không có quá xa lạ nữa. Đặc biệt là đối với những bạn làm trong ngành sáng tạo thì Design đã trở nên quá quen thuộc. Designer chính là một ngành nghề khá đặc thù, không phải bất kỳ ai cũng có thể làm. Cộng với việc nhu cầu của xã hội tăng cao, ngày càng nhiều bạn mong muốn trở thành một Designer bởi vì đây là một nghề được rất nhiều doanh nghiệp săn đón, trả công hậu hĩnh. Vậy Design là gì? Những kỹ năng cần có của một Designer là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Vidcogroup.

Khái niệm về Design là gì?

Design là gì? Trước hết Design không phải là từ để chỉ một nghề nghiệp, thay vào đó Design chính là một quá trình chuyển hóa những ý tưởng trở thành một sản phẩm cụ thể. Sản phẩm đó sẽ mang cho mình dấu ấn cá nhân của người làm ra nó. Quá trình này sẽ tốn rất nhiều thời gian, cũng như công sức của người thực hiện trước khi bắt tay vào sản phẩm chính thức hoàn thiện.

Khai-niem-ve-Design-la-gi

Thiết kế Design là gì

Design chính là quá trình từ hình thành xây dựng những ý tưởng trở thành sản phẩm tốt và tồn tại trong lòng mọi người. Có rất nhiều người nghĩ design là một cái gì đó xa vời, nhưng design đơn giản chỉ là một từ chỉ bố cục của tác phẩm nghệ thuật được lần đầu xuất hiện ở thế kỷ 17. Tuy nhiên, nguồn gốc chính của Design lại bắt nguồn từ tiếng la tinh “Designare” là vẽ vời, nó cũng chỉ một ý tưởng, ý định. Theo thời gian thì design đã được sử dụng phổ biến hơn và thành trào lưu của cách mạng công nghiệp.

Công việc của Designer là gì?

Sau phần giải nghĩa Design là gì, vậy có thể hiểu Designer là những người làm công việc Design hoặc dịch ra là nhà thiết kế. Có rất nhiều lĩnh vực cần đến vị trí Designer, điển hình nhất là thời trang, nội thất, quảng cáo (thiết kế đồ họa). Điểm chung của những Designer này là công việc yêu cầu sự sáng tạo rất lớn, cũng như những kiến thức liên quan đến màu sắc, bố cục, hình ảnh,… Mỗi ngành nghề sẽ có sự khác biệt trong công việc của Designer, vậy nên bài viết này sẽ tập trung vào nghề Graphic Designer (thiết kế đồ họa) là chính. Trong đó, công việc chính của một Graphic Designer sẽ là 

  • Trao đổi với khách hàng để thống nhất ý tưởng, từ đó ra được bản thảo thiết kế (Design brief)
  • Thực hiện các bản thảo thiết kế 
  • Cung cấp và báo giá tới khách hàng
  • Sửa đổi các thiết kế để phù hợp với yêu cầu, ngân sách của khách hàng
  • Duyệt màu cho việc in ấn
  • Phụ trách phê duyệt hình ảnh chụp sản phẩm để làm tư liệu thiết kế
  • Bàn giao sản phẩm tới khách hàng

Ý nghĩa của Design

Hiểu được khái niệm Design là gì, vậy có thể thấy Design mang ý nghĩa đại diện cho một sản phẩm có thể truyền tải được thông điệp, mong muốn của người thực hiện nó. Ngoài ra, có thể thấy được sự hiện diện của từ “Design” ở xung quanh cuộc sống của chúng ta, tất cả những vật phẩm chúng ta nhìn thấy hàng ngày đều là sản phẩm của sự thiết kế. Các thiết kế này còn mang đến ý nghĩa biểu trưng cho một cá thể riêng biệt, giúp người xem có thể nhìn vào đó và nhận ra được danh tính ngay lập tức. Điển hình như thiết kế bông sen, nón lá của quê hương Việt Nam, hay là những cabin điện thoại công cộng sơn đỏ của Anh Quốc. Vậy nên rất khó để có thể cắt nghĩa từ này cho cụ thể một thứ nào, thay vào đó “Design” đại diện chung cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

Kỹ năng cần có của một Designer

Nắm được khái niệm, ý nghĩa của Design là gì cũng như những công việc chính của một Designer, vậy những kỹ năng cần có của một Designer sẽ là:

Phong cách

Với bất kỳ Designer nào thì sáng tạo luôn là yếu tố tiên quyết đầu tiên. Vậy nên mỗi Designer cần xây dựng được cho mình những phong cách riêng cho mình, tạo nên những sản phẩm độc đáo, ấn tượng và truyền tải được dấu ấn cá nhân. Nhờ vậy thì thành quả, tác phẩm của Designer mới được người khác nhớ tới. 

Tỉ mỉ, cẩn thận, quan tâm đến từng tiểu tiết

Là một Designer, bạn sẽ phụ trách cho mình phần nhìn của mọi thứ. Có thể coi sản phẩm làm ra giống như bộ mặt, đứa con tinh thần của chính Designer. Vậy nên chẳng ai muốn sản phẩm của mình lại mắc lỗi, kể cả đó có là những lỗi nhỏ nhặt nhất. Chính vì vậy, một Designer hãy quan tâm đến từng chi tiết, tiểu tiết trên sản phẩm thiết kế của mình, thậm chí là kiểm tra nhiều lần để đảm bảo chất lượng của sản phẩm ở mức tốt nhất.

Trình độ và kiến thức cơ bản

Dù bạn có cho mình tố chất sáng tạo bẩm sinh tốt đến mấy, nhưng nếu như không được đào tạo với những kiến thức cơ bản và nâng cao về chuyên môn, chắc chắn bạn không thể tiến xa trong sự nghiệp của mình. Đồng ý rằng, Designer là một ngành nghề của sáng tạo nhưng mọi thứ sẽ đều có cho mình những quy tắc riêng, kiến thức cơ bản mà ai cũng phải biết. Đó là lý do sinh ra những trường đào tạo, giảng dạy về Designer chuyên nghiệp. 

Giao tiếp, đàm phán

Dù nhiệm vụ chính của Designer là thiết kế, thực hiện cho mình các bản thảo theo yêu cầu. Tuy nhiên họ vẫn phải giao tiếp với khách hàng, đối tác hay đồng nghiệp của mình. Đặc biệt là đối với khách hàng, bởi vì rất khó để bản thảo của bạn có thể “vừa mắt” với họ ngay trong lần đầu mà phải trải qua rất nhiều lần sửa đổi. Vậy nên, nếu Designer không rèn được kỹ năng giao tiếp thì việc trao đổi thông tin giữa bạn và khách hàng sẽ khó khăn, từ đó gây ra sự hiểu lầm, thực hiện sai yêu cầu và gây mất thời gian của đôi bên. Ngoài ra, kỹ năng đàm phán cũng rất quan trọng với Designer, đặc biệt là những bạn làm Freelancer vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi và thu nhập của bạn. 

Quản lý thời gian

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với một Designer. Bởi lẽ một Designer sẽ phải liên tục nhận các yêu cầu thiết kế từ phía cấp trên, khách hàng. Dĩ nhiên khách hàng sẽ luôn muốn mình có thể nhận sản phẩm đúng thời hạn đã đề ra. Từ đó, Designer có thể bị chồng chéo deadline dẫn đến quá tải khối lượng công việc. Vậy nên việc quản lý được ngân quỹ thời gian là vô cùng quan trọng, đảm bảo được Designer hoàn thành công việc đúng tiến độ. Để làm được điều này, Designer cần biết cách đặt thứ tự ưu tiên cho từng đầu việc để xử lý một cách hợp lý nhất.

Trách nhiệm và vai trò của Design trong cuộc sống hiện nay

Xã hội càng phát triển, kéo theo nhu cầu của con người vì vậy cũng ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi nhiều hơn khi lựa chọn cho mình một sản phẩm. Không chỉ dừng lại ở việc thích một sản phẩm hay không, nó còn là thiết kế bao bì bên ngoài, sản phẩm đó liệu có bắt mắt hay không. Dĩ nhiên yếu tố bắt mắt đó sẽ đến từ việc thiết kế của Designer giống như khái niệm Design là gì đã đề cập. Vậy nên có thể tóm gọn lại, trách nhiệm và vai trò của Design trong cuộc sống hiện nay là rất lớn. Designer là người truyền tải ý nghĩa, thông điệp của sản phẩm tới tay khách hàng và người tiêu dùng. 

gravit-designer-review-featured-iamge

Những câu hỏi thường gặp về nghề Design

Designer làm những gì để tạo ra sản phẩm thiết kế đồ họa?

Để có thể tạo ra được những sản phẩm thiết kế đồ họa, Designer có thể lựa chọn giữa việc tự tay mình vẽ ra những bản phác thảo, thiết kế hoặc hình minh họa hoặc sử dụng các phần mềm thiết kế logo, đồ họa trên máy tính. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, Designer thường chuộng việc vẽ trên các ứng dụng đồ họa với rất nhiều công cụ hỗ trợ đắc lực. Điển hình là những phần mềm như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator hay CorelDRAW,…

Những điều designer cần làm là gì?

Mặc dù Designer được xem là nghề yêu cầu cho mình sự sáng tạo nhiều nhất, tuy nhiên không vì thế mà họ chỉ có thể sử dụng độc nhất yếu tố sáng tạo vào trong công việc. Như đã giải thích trong phần công việc cũng như những kỹ năng cần có của một Designer là gì. Một Designer còn phải dành thời gian để nghiên cứu, học hỏi và tìm hiểu những nguyên tắc thiết kế. Ngoài ra một số Designer còn phải hiểu cả những khía cạnh về công nghệ để phục vụ nhu cầu thiết kế giao diện web, giao diện cho ứng dụng điện thoại đáp ứng được yếu tố tối ưu được trải nghiệm người dùng.

Những việc cần làm khi thiết kế của Graphic designer là gì?

Ngoài công việc chính là “hiện thực hóa” những ý tưởng, đề xuất giá trị trở thành một sản phẩm thiết kế hoàn chỉnh. Một Graphic designer chịu trách nhiệm chuyên môn trong những dự án thiết kế, trong đó bao gồm những việc như bàn luận với nhóm để lên ý tưởng, tham gia các cuộc họp để tiếp nhận phản hồi thiết kế. Từ đó có những chỉnh sửa phù hợp với yêu cầu và hoàn chỉnh bản thiết kế, bàn giao lại cho khách hàng hoặc cấp trên. 

Quy trình làm việc với designer

Hiện nay Designer có thể chia ra hai nhóm: Nội bộ công ty hoặc thuê ngoài (Agency hoặc Freelance). Tuy nhiên dù bạn chọn theo nhóm nào thì cũng cần phải nắm rõ những điều sau để có thể làm việc hiệu quả với Designer. Đầu tiên là xác định được rõ khả năng của đôi bên, liệu phía Designer có thực sự phù hợp với dự án của bạn hay không. Sau đó, hãy đảm bảo những yêu cầu mà bạn gửi được rõ ràng, nhờ vậy sẽ giúp Designer có thể hiểu được chính xác việc mà họ cần phải làm là gì. Yêu cầu càng cụ thể, chi tiết thì dĩ nhiên Designer càng dễ hiện thực hóa chúng theo đúng ý bạn. Ngoài ra, khi có sự sửa đổi cũng cần phải truyền đạt rõ ràng, thống nhất cụ thể để tránh việc sửa đi sửa lại, gây mất thời gian thậm chí là chi phí cho cả đôi bên. Vậy nên hãy cố gắng giảm số lần chỉnh sửa xuống thấp nhất có thể. 

Kết Luận

Với nhu cầu của xã hội hiện nay, Designer hiện đang là ngành nghề được săn đón nhiều nhất bởi những giá trị mà họ có thể mang lại là rất lớn, đặc biệt là với các doanh nghiệp và tổ chức. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều người muốn trở thành Designer. Tuy nhiên đây không phải ngành nghề mà ai cũng có thể làm được, bởi lẽ Designer yêu cầu những phẩm chất, kỹ năng có phần đặc thù hơn trong đó khả năng sáng tạo là yếu tố tiên quyết. Qua bài viết này, hy vọng Vidcogroup đã giúp bạn đọc có thể hiểu được chính xác Design là gì? Cũng như ý nghĩa của từ này cũng như những công việc, vai trò và trách nhiệm của một Designer trong xã hội ngày nay.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết cùng chủ đề:

Author

nguyendaihai