Chưa được phân loại

Digital Branding là gì? Cách xây dựng chiến lược Digital Branding hiệu quả nhất 2021

Ngày nay nếu như một thương hiệu không xuất hiện trên các nền tảng kỹ thuật số cũng giống như một chiếc xe mà không bánh, hậu quả chung là nó sẽ không thể tiến xa được. Trải qua một khoảng thời gian, những phương thức Branding truyền thống đã có phần kém hiệu quả và những doanh nghiệp trong thời đại bây giờ cần cho mình nhiều phương pháp, công cụ Branding kỹ thuật số để duy trì được nhận diện thương hiệu của họ. Cùng tìm hiểu khái niệm Digital Branding là gì và những điều cần biết về phương pháp Digital Branding.

Digital Branding là gì?

Để hiểu được Digital Branding, trước tiên bạn cần phải hiểu Branding là gì? Tuy nhiên thuật ngữ Branding đã trở nên rất phổ biến và đã có nhiều bài viết về thuật ngữ này vậy nên chúng ta sẽ chỉ tập trung vào thuật ngữ Digital Branding trong bài viết.

Digital Branding được hiểu là cách mà bạn thiết kế và xây dựng thương hiệu trực tuyến của mình thông qua các nền tảng trang web, ứng dụng, mạng xã hội, video…. Digital Branding là sự kết hợp giữa Digital Marketing và Branding trên Internet nhằm mục tiêu phát triển một thương hiệu trực tuyến 

Tại sao Digital Branding lại quan trọng trong thời đại hiện nay? Bởi, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin cùng những thay đổi của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, hầu hết tất cả người dùng đều sử dụng Internet như một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hằng ngày, nhờ vậy mà các thương hiệu dễ dàng trong việc tiếp cận tới khách hàng của mình hơn thông qua các kênh truyền thông đầy tiềm năng này.

digital-branding-la-gi

Với Digital Branding cho phép bất kỳ công ty nào tham gia cũng đều có thể gia tăng được độ phủ của thương hiệu vượt bậc nhưng vẫn tự nhiên nhất. Xây dựng thương hiệu với nền tảng tốt như Digital Branding sẽ giúp bạn thúc đẩy được mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người dùng, cho phép bạn nói chuyện trực tiếp với người tiêu dùng thông qua các tương tác hàng ngày trên các nền tảng mà người dùng sử dụng.

Điểm khác giữa Digital Branding và Digital Marketing là gì

Rất nhiều người đã có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này tuy nhiên Digital Branding lại tập trung vào việc cung cấp giá trị, tạo sự trung thành và nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng, thì Digital Marketing lại là tìm kiếm những khách hàng mới và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Những quảng cáo có thể được xuất hiện trực tuyến liên tục ngay cả khi bạn không hề chú ý đến nó. Đó chính là hình thức tốt nhất của Digital Marketing, những quảng cáo có thể được hình thành dưới dạng một ngôi sao nổi tiếng trên Instagram giới thiệu về sản phẩm trang điểm mà mình ưa thích hoặc cũng có thể là một phiếu mua hàng giảm giá trên trang web.

Không giống như những loại hình quảng cáo truyền thống, Digital Branding lại không hề đề cập tới việc bạn mà nó tìm cách để tương tác trực tiếp với cảm xúc của người dùng. Phương pháp này tập trung khá nhiều vào việc tạo ra những nhận diện trực tuyến và những cảm xúc tích cực từ người dùng, thay vì kích thích họ tạo ra giao dịch mua hàng một lần. Vậy những gì tạo nên thành công của một chiến dịch Digital Branding? Hãy cùng tìm hiểu ở phần dưới đây.

9 yếu tố tạo nên sự thành công của Digital Branding là gì

1. Logo

Logo là ấn tượng hình ảnh đầu tiên để khách hàng của bạn có thể nhận diện và ghi nhớ thương hiệu của bạn. Như việc nhắc đến Disney bạn sẽ nhớ ngay đến hình ảnh con chuột hay khi nhắc đến Apple sẽ gợi ngay hình ảnh về quả táo cắn dở. Logo phải thật phù hợp với tính cách và giá trị không chỉ của doanh nghiệp mà nó còn là của ngành hoạt động và đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Không cần phải quá phô trương, tuy nhiên logo thiết kế của bạn cần đủ đáng nhớ để để lại ấn tượng cho người xem nhưng đồng thời không được quá phức tạp, nếu không người xem sẽ rất dễ lãng quên giữa rất nhiều những hình ảnh họ phải bắt gặp trên Internet hàng ngày. 

digital-branding-logo

Hãy bắt đầu từ việc xác định thương hiệu của bạn: Bạn theo trường phái nào? Tân thời hay tối giản? Retro hay cổ điển? Vui vẻ hay phá cách? Liệu logo đó sẽ chỉ có chữ hay có thêm những hình ảnh, biểu tượng được chèn thêm vào? Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo những logo của các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực xem rằng họ thiết kế logo của mình theo hướng nào. Bạn cũng đừng quên về khía cạnh màu sắc: Một logo với màu sắc phù hợp sẽ khiến bạn nổi bật và tạo tâm trạng tốt cho người xem đồng thời nó phải được quy chuẩn hóa cho mọi tài liệu truyền thông thương hiệu của bạn sau này.

Thêm một vấn đề nữa là bạn cần xem kích cỡ logo đó có phù hợp trên các tài liệu truyền thông như: tiêu đề, danh thiếp hay các biển quảng cáo. Đồng thời tùy từng nền tảng kỹ thuật số khác nhau sẽ có một yêu cầu về kích cỡ và hình ảnh riêng biệt. Vì vậy logo của bạn cần đáp ứng được tiêu chí sử dụng được trên ảnh hồ sơ, ảnh bìa, tiêu đề email, nút ứng dụng,…

2. Website

Nếu logo được xem như ấn tượng đầu cho doanh nghiệp của bạn thì trang web lại là vị trí cho cửa hàng trực tuyến của bạn. Khi một khách hàng muốn biết được địa điểm cửa hàng của bạn, giờ hoạt động, danh mục sản phẩm hay thông tin liên lạc thì nơi đầu tiên họ tìm kiếm chắc chắn sẽ là lên Google tra cứu về website của bạn để tìm thông tin một cách đơn giản và nhanh chóng.

digital-branding-website

Một website hữu ích là khi nó đơn giản và dễ dàng định vị được khách hàng. Cùng với thiết kế hợp lý và duy trì tính nhất quán của thương hiệu mình với tông màu chủ đạo phù hợp hoặc làm tôn lên logo của bạn. Hãy để tên thương hiệu và những chi tiết quan trọng trở nên để làm nổi bật với những font chữ đậm, dễ đọc. Tuy vậy hãy trình bày trang web của bạn một cách ngắn gọn, súc tích bởi vì cách nhanh nhất khiến khách hàng dừng nhấp chuột là khi không tìm thấy thông tin cần thiết.

tao-website-digital-branding

Một website hữu ích là khi nó đơn giản và dễ dàng định vị. Cùng với thiết kế hợp lý và duy trì được tính nhất quán của thương hiệu với tông màu chủ đạo phù hợp hoặc làm tôn lên logo của bạn. Hãy để tên thương hiệu và những chi tiết quan trọng nhất trở nên nổi bật hơn so với những font chữ đậm, dễ đọc. Tuy vậy hãy trình bày trang web của bạn một cách ngắn gọn, súc tích bởi vì cách nhanh nhất khiến khách hàng dừng nhấp chuột là khi không tìm thấy thông tin cần thiết.

Ngoài ra trang web của bạn cũng cần phải có thêm cấu trúc có liên kết có khả năng thu thập dữ liệu, nghĩa là khách hàng và các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng điều hướng đến những thông tin được trình bày trên website. Quan trọng hơn cả, đảm bảo trang web của bạn vẫn đang hoạt động bình thường. Hãy kiểm tra từng cái link, từng nút bấm, từng hình ảnh bởi vì mọi lỗi đều sẽ khiến trang web của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp. Trang web được xem là yếu tố quan trọng cho thành công của một thương hiệu.

3. Thông điệp thương hiệu (Branding Messaging)

Thông điệp thương hiệu là những gì doanh nghiệp của bạn đang muốn truyền tải tới khách hàng của mình. Thông điệp này cần phản ánh được những gì mà doanh nghiệp của bạn đang làm và tin tưởng, hay nói ngắn gọn hơn là có thể giải quyết được những nhu cầu và mong muốn của khách hàng ngay lập tức. Một thông điệp thương hiệu đúng là khi nó có thể trả lời được những câu hỏi sau:

  • Bạn làm gì?
  • Bạn đại diện cho cái gì?
  • Tại sao bạn lại quan trọng?

Giả sử bạn kinh doanh một cửa hàng cafe bán bánh kếp. Bạn sẽ muốn thông điệp thương hiệu truyền tải được món bánh kếp việt quất của bạn ngon hơn bất kỳ cửa hàng nào đồng thời bạn đại diện cho những bữa ăn sáng ngon lành và bạn quan trọng bởi vì không nơi nào có thể ấm cúng, thân thiện hơn cửa hàng của bạn.

digital-branding-brand-message

Lấy ví dụ, vào ngày #InternationalDogDay thì thương hiệu FedEx đã đăng tải một bức hình về các nhân viên đưa thư tạo dáng với những chú chó. Đây là một cách rất hiệu quả để tương tác với người dùng khi người đưa thư và chó là hai hình ảnh đi liền với nhau.

digital-branding-brand-message-fedex
Digital branding là gì? Branding message là gì
digital-branding-brand-message-timcook

4. SEO

SEO hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ đảm bảo cho việc thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ được tìm kiếm một cách dễ dàng trên các công cụ tìm kiếm khi đây chính là một trong những phương pháp chủ yếu khi khách hàng muốn tìm kiếm dịch vụ hay một sản phẩm nào đó. Hãy bắt đầu từ việc thiết kế trang web của bạn đi kèm với yếu tố SEO. Bạn có thể tham khảo những hướng dẫn từ Google’s Webmaster, tại đây sẽ giải thích cụ thể về cách và những thông số Google dùng để đánh giá và xếp hạng các trang web.

digital-branding-seo

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khóa khác như Ubersuggest, Ahrefs hay Keywordtool để tìm cho mình những từ khóa thường xuyên được mọi người tra cứu, từ đó sử dụng chúng vào các bài viết để đảm bảo “Schema” và “Meta tags” của bạn được tối ưu cho các công cụ tìm kiếm. Đừng quên đính kèm thêm các đường link trong nội dung của bạn – dẫn tới cả những trang nội bộ của riêng bạn và các trang bên ngoài, nhờ đó sẽ giúp trang web của bạn xuất hiện dày đặc và lên đầu kết quả tìm kiếm.

5. Mạng xã hội

Những nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Snapchat đã trở nên quá phổ biến khi mà hầu hết chúng ta ai cũng đều sử dụng ít nhất một trong số chúng. Vậy nếu người dùng sử dụng mạng xã hội thì việc này đồng nghĩa các thương hiệu cũng cần phải sử dụng chúng. Hãy điều chỉnh nội dung của mình để phù hợp với từng nền tảng khác nhau. Nếu cho Snapchat thì nội dung của bạn cần vui tươi, sống động vì chúng chủ yếu nhắm tới đối tượng trẻ. Trên Instagram thì những bài đăng của bạn chủ yếu tập trung vào phần hình ảnh và được thiết kế để thu hút được lượt Like và bình luận. Với Twitter thì khi bạn muốn phản hồi về một sự kiện hay tin tức nào đó còn với Facebook thì mỗi thứ một ít và bổ sung thêm những nội dung phía sau hậu trường về cách mà thương hiệu của bạn hoạt động.

mang-xa-hoi

Khi sử dụng các trang mạng xã hội, bạn cần tư duy giống như một Influencer: Lên lịch thời gian cụ thể cho các bài đăng của mình, tương tác với người bình luận và phản hồi những tin nhắn trực tiếp của họ và quan trọng nhất là hãy theo dõi tiến trình hoạt động của bạn. Hiện nay có rất nhiều công cụ có thể hỗ trợ được bạn như Hootsuite sẽ giúp bạn tinh chỉnh lại toàn bộ nền tảng và theo dõi được mức độ tương tác, còn Google Analytics sẽ cho phép bạn theo dõi trang nào đang thu hút người xem tương tác và trang nào đang chưa hiệu quả. Còn nếu bạn muốn bán hàng trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội thì công cụ Shopify sẽ giúp điều hướng những khách hàng tiềm năng của bạn tới thẳng trang web mua hàng.

6. Email marketing

Dù hiện này có rất nhiều công cụ giúp bạn quảng bá thương hiệu trực tuyến, tuy nhiên những phương thức truyền thống hơn như Email vẫn chứng tỏ được mức độ hiệu quả riêng. Gửi Email là một cách dễ dàng để tiếp cận với khách hàng, đặc biệt với những người không sử dụng mạng xã hội. Hãy bắt đầu bằng việc lập ra danh sách đối tượng để gửi email trong đó ưu tiên những người dễ tạo ra sự chuyển đổi thành người vào xem trang web hoặc đăng ký nhận thư. Bạn có thể thu thập những dữ liệu này từ các quảng cáo hoặc nhận trực tiếp từ chính website bằng cách thêm một cửa sổ Popup về việc đăng ký nhận bản tin trên Landing page. Trước khi gửi đồng loạt Email, hãy xác định rõ mục tiêu của bạn: Thúc đẩy tương tác? Nuôi dưỡng mối quan hệ với các khách hàng có sẵn? Giới thiệu sản phẩm mới? Mục tiêu này cần được nhất quan từ tiêu đề nội dung cho đến hình ảnh hiển thị.

digital-branding-email-marketing

Hướng email đến từng tệp khách hàng cụ thể và viết chúng với giọng điệu phù hợp với thương hiệu của bạn. Hãy bổ sung cả hình ảnh, videos và những thông tin hữu ích vì điều này sẽ không chỉ giúp bạn bán sản phẩm và còn tạo ra sự thu hút cho khách hàng với thương hiệu. Ngoài ra hãy nhớ lên lịch cẩn thận cho những email này, bởi việc gửi đi gửi lại quá nhiều chắc chắn sẽ cho những email của bạn “một tấm vé” đến thư mục Email Rác.

7. Quảng cáo trực tuyến

digital-branding-ads

Nhiều người có tự hỏi liệu quảng cáo thể mang lại hiệu quả cho digital branding là gì. Thực chất quảng cáo trực tuyến là việc tận dụng khả năng của trang web để quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp. Ngày nay có rất nhiều cách để bạn quảng bá được cho sản phẩm của mình một cách trực tuyến, dưới đây là những cách phổ biến nhất:

  • Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm: Những quảng cáo này sẽ đưa trang web của bạn xuất hiện trên đầu những trang như Google và như vậy sản phẩm hay thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ là thứ đập thẳng vào mắt khách hàng đầu tiên
  • Quảng cáo hiển thị: Đây là những quảng cáo banner xuất hiện tại những trang web 
  • Quảng cáo mạng xã hội: Những nền tảng như Facebook, Twitter hay Instagram đều cung cấp rất nhiều cách để “tài trợ” hiển thị nội dung. Bạn có thể lựa chọn hình thức trả tiền để hiển thị, nghĩa là bài viết của bạn sẽ tự động được hiển thị lên tường của những khách hàng tiềm năng, hoặc thuê một Influencer để đăng bài viết về sản phẩm của bạn.
  • Quảng cáo trên di động hoặc máy tính: Những quảng cáo này được xuất hiện dưới dạng “nội dung được đề xuất” trên di động hoặc máy tính của người dùng. Chúng tạo ra cảm giác tự nhiên hơn cho người xem bởi vì chúng được hòa vào dòng nội dung không trả phí.
  • Quảng cáo tái hiển thị: Bạn đã bao giờ tìm kiếm cho mình một nội dung nào đó chỉ để nhìn lại một cái quảng cáo vừa xuất hiện được đúng 10 phút trước? Và đây chính là sức mạnh của quảng cáo tái hiển thị. Chúng sẽ tiếp cận tới những khách hàng đã từng quan tâm đến doanh nghiệp hoặc dịch vụ của bạn, cho dù bằng cách Google, truy cập trang web hay thích trang Facebook 

8. Content marketing

Giờ đây nếu chỉ đơn thuần quảng bá về sản phẩm của bạn là không đủ, mà quan trọng hơn là việc bạn tạo được sự trung thành từ khách hàng, khiến cho họ muốn quay lại và tương tác với bạn và đây chính là lúc để Content marketing chứng tỏ sức mạnh của mình. Hãy tưởng tượng chúng giống như nhân cách cho thương hiệu của bạn. Khi Digital marketing nhấn mạnh vào doanh thu thì Content marketing lại tập trung vào sự tương tác với những bức hình, video, playlist nhạc Spotify hay các bài viết trên Blog.

digital-branding-content-marketing

Một chiến dịch Content marketing thành công là khi nó có thể khơi dậy được sự phấn khích và niềm yêu thích của khách hàng về sản phẩm hay thông điệp của thương hiệu. Nó còn giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin với người dùng, từ đó tạo ra một mối quan hệ bền chặt và hiệu quả. Tóm lại, nếu Digital marketing giúp giới thiệu thương hiệu của bạn đến với khách hàng thì Content marketing sẽ giúp níu giữ họ, khiến họ thích thú và biến họ từ một khách hàng đơn thuần trở thành fan “cứng” thương hiệu. 

9. Influencer marketing

Influencer marketing là một hình thức marketing trong đó nó sử dụng những người có tầm ảnh hưởng lớn trên các trang mạng xã hội đăng bài viết về thương hiệu của bạn. Thay vì marketing trực tiếp tới một nhóm người tiêu dùng cụ thể nào đó, giờ đây bạn sẽ cử một ngôi sao mạng xã hội người đó sẽ thay bạn truyền tải đi những thông điệp của thương hiệu. Theo một nghiên cứu, có hơn 80% các marketer toàn cầu sử dụng các chiến dịch Influencer trong năm 2015.

Quá trình thực hiện Influencer marketing khá là đơn giản: Tìm kiếm một Influencer và trả cho họ một khoản phí hoặc hoa hồng để người ta giới thiệu về thương hiệu của bạn tới những người hâm mộ. Nhờ việc xây dựng được riêng cho mình một cộng đồng, đa số những Influencer có thể nhận được sự tin tưởng từ những người hâm mộ họ và tạo cho thương hiệu một sự đáng tin cậy nhất định. Điều này còn giúp cho nội dung mà họ quảng cáo trở nên “tự nhiên” hơn vì dù gì nó cũng được truyền bá bởi một người thật (kể cả khi người này được trả tiền để nói về sản phẩm). Ngoài ra Influencer sẽ chủ động tự tạo ra nội dung của riêng họ, nhờ vậy những bài viết quảng cáo sẽ tương đồng với định hướng trên trang của họ cả về nội dung và hình ảnh – nhờ vậy mà đội ngũ Marketing của bạn sẽ nhẹ việc hơn.

Tuy vậy cũng cần lưu ý đến việc lựa chọn Influencer phù hợp với phong cách và định hướng thương hiệu của bạn. Bạn sẽ không thể thuê được một Influencer về sức khỏe cho sản phẩm bánh ngọt. Influencer họ cũng là người, vì vậy họ sẽ có cho mình những quan điểm mà họ chia sẻ không phù hợp với định hướng phát triển của thương hiệu và điều này có thể gây tổn hại cho danh tiếng của cả hai bên. Vậy nên hãy lựa chọn cẩn thận và vạch rõ những cách để nói về thương hiệu của bạn một cách phù hợp nhất.

digital-branding-influencer-marketing

Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm Influencer trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội hoặc sử dụng nền tảng Influencer marketing như Upfluence, Tribe Group hoặc Famebit để lựa chọn ra người nào phù hợp với nhu cầu của bạn nhất.

Tạm kết

Khái niệm Digital branding là gì không chỉ nằm ở việc bạn bán được bao nhiêu sản phẩm mà nó còn là nằm ở việc bạn xây dựng một mối quan hệ lâu dài, trung thành với khách hàng để khiến họ không chỉ tìm đến mua sản phẩm của bạn mà còn tin dùng chúng. Điểm mấu chốt ở đây: Giữ cho mọi thứ được xác thực, chân thật và luôn đổi mới. Tiềm năng cho Digital branding cho thương hiệu của bạn cũng rộng lớn như chính môi trường Internet vậy.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết cùng chủ đề:

  1. Yoast SEO là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Yoast SEO từ A-Z
  2. Chi tiết Submit URL lên Google nhanh chóng
  3. SEO Onpage là gì? Hướng dẫn SEO Onpage từ cơ bản đến nâng cao.

Author

nguyendaihai