Chưa được phân loại

E-A-T là gì? Ứng dụng E-A-T vào xây dựng content Marketing bền vững

Nhiều người cho rằng E-A-T là một yếu tố xếp hạng website quan trọng. Cũng có những người lại cho rằng E-A-T vốn chỉ thuộc về nhận thức con người, chưa đủ điều kiện để trở thành yếu tố xếp hạng trực tiếp.

Vậy E-A-T thật sự là gì?

Ứng dụng E-A-T vào xây dựng content Marketing bền vững ra sao? Hãy cùng Vidco tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Ứng dụng E-A-T xây dựng Content Marketing bền vững
Ứng dụng E-A-T xây dựng Content Marketing bền vững

E-A-T là gì?

E‑A-T là viết tắt của Expertise (Chuyên môn), Authoritativeness (Thẩm quyền) và Trustworthiness (Độ tin cậy).

Khái niệm này được ghi chép trong bản Nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google — một tài liệu dài 168 trang được soạn bởi những chuyên gia hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng các kết quả tìm kiếm của Google.

Google đã xuất bản tài liệu này trên các kênh online vào năm 2013 nhằm mục đích “giúp quản trị viên web hiểu những gì Google tìm kiếm trong một website”.

Tầm quan trọng của E-A-T đối với SEO?

E-A-T quan trọng đối với tất cả các truy vấn, nhưng mức độ quan trọng khác nhau tùy theo từng truy vấn.

Ví dụ:

  • Nếu bạn chỉ đang tìm kiếm hình ảnh của những chú mèo dễ thương, thì E-A-T có lẽ không quan trọng lắm. Chủ đề này mang tính chất chủ quan nên sẽ chẳng có vấn đề gì nếu bạn thấy con mèo hiện lên trong danh sách tìm kiếm không dễ thương chút nào.
  • Đổi lại, nếu bạn tìm kiếm thông tin về liều lượng chính xác của aspirin khi mang thai thì chắc chắn E-A-T trong trường hợp này vô cùng quan trọng. Nếu Google hiển thị nội dung về chủ đề này được viết bởi một tác giả thiếu hiểu biết, được xuất bản trên một trang web không đáng tin cậy và thiếu thẩm quyền, thì khả năng cao là nội dung đó không chính xác hoặc gây hiểu lầm. Tệ hơn nữa là có khả năng đe dọa tính mạng người đọc.
  • Google gọi các trang page này là trang YMYL – Your Money Your Life (Tiền của bạn hoặc Cuộc sống của bạn), nghĩa là những trang chuyên môn và có tính ảnh hưởng đến hạnh phúc, sức khỏe, sự ổn định tài chính hoặc an toàn trong tương lai của con người.

Vì vậy, nếu trang web của bạn được xây dựng xoay quanh chủ đề YMYL, thì việc chứng minh E-A-T là rất quan trọng.

Ứng dụng E-A-T vào xây dựng Content Marketing bền vững

Muốn nội dung trên website được sử dụng một cách lâu dài và bền vững, trước tiên nội dung đó cần đảm bảo chất lượng và mang lại giá trị cho người đọc. Và theo Nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm, E-A-T là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng của một trang web. Vậy làm sao để xây dựng Content Marketing bền vững, đáp ứng được 3 tiêu chí của E-A-T?

E-A-T là gì?
E-A-T là gì?

Expertise – Chuyên môn

Theo như định nghĩa ban đầu, chuyên môn chính là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, kiến thức chuyên môn chưa đủ để giúp website của bạn thu về lượng truy cập bền vững. Mà bên cạnh đó, bạn cần thể hiện những kiến thức này sao cho thật thu hút người dùng và chuyên nghiệp như một chuyên gia:

  • Nghiên cứu từ khóa để biết được khách hàng mình đang tìm kiếm điều gì và hiểu được ý định của người dùng đằng sau mỗi cụm từ đó.
  • Sau đó sử dụng những hiểu biết của mình để giải đáp được thắc mắc của họ và cố gắng cung cấp những thông tin vượt qua cả sự mong đợi của khách hàng.

Ngoài ra, đằng sau mỗi cụm từ tìm kiếm sẽ có nhiều loại nhận thức về thông tin, sản phẩm khác nhau (chưa biết gì, đã tìm hiểu qua, đã từng trải nghiệm,…). Nhiệm vụ của một chuyên gia chính là truyền tải thông tin (thông qua xây dựng Content Marketing) đến người dùng một cách dễ hiểu nhất (không dùng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành hoặc nghĩa bóng), để ngay cả những người chưa biết gì vẫn hiểu và nắm được nội dung của bạn.

Authority – Thẩm quyền

Yếu tố thẩm quyền đầu tiên cho nội dung trên website là bạn phải chứng minh được tính chuyên gia trên chính nội dung của mình. Để làm được điều này, trước tiên bạn phải cho khách hàng thấy được ai là chủ sở hữu của nội dung này, mức độ chuyên môn của tác giả ra sao,… bằng cách:

Tạo sự minh bạch, rõ ràng cho phần tác giả

  • Mỗi bài viết nên để rõ họ tên tác giả, không nên để tên dạng chung chung như Admin.
  • Ngoài ra để Google và người dùng có thể xác minh các thông tin trong phần giới thiệu và trình độ chuyên môn, thẩm quyền của tác giả, bạn nên đặt các liên kết hoặc thông tin liên hệ như: email, link mạng xã hội,… của tác giả.

Author

lananh