Chưa được phân loại

Freelancer là gì? Tổng hợp những yếu tố giúp bạn thành công với Freelance

Làm Freelancer hiện nay không chỉ là trào lưu đang phổ biến của người Mỹ mà hiện nay nó còn đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn Thế Giới, đặc biệt trong đó có Việt Nam. Bạn có biết Freelancer là gì và biết được họ làm những công việc gì không? Để trở thành một người làm freelancer là cách nhanh chóng giúp bạn kiếm được thêm thu nhập một cách thoải mái nhưng không hề dễ dàng. Nhiều bạn nghĩ, nghề freelancer chỉ cần ngồi máy tính, ra quán cafe mát mẻ, tự do thích thì kiếm tiền, không thích có thể nghỉ. Tuy nhiên, nghề freelancer không hề đơn giản và “ngon ăn” như vậy. Vậy công việc freelancer là gì và những điều bạn cần nắm vững trước khi bắt đầu làm nghề này.

Hãy để Vidcogroup chia sẻ cho bạn những điều mà bạn cần phải biết về khái niệm Freelancer và các thông tin hữu ích liên quan đến công việc này nhé!

Freelancer là gì?

Thực ra Freelancer là nghề gì? Freelancer là người làm việc tự do và cung cấp những dịch vụ với một khoản phí nhất định. Họ thường sẽ được trả tiền để thực hiện các nhiệm vụ hoặc các dự án ngắn hạn và không đáng mong đợi một hợp đồng vĩnh viễn. Freelancer có thể bán các dịch vụ của mình cho người trả giá mức phí cao nhất và có thể làm việc cho nhiều người cùng lúc, tùy sức lực và khả năng của từng cá nhân. Đây là một hình thức tự làm chủ, tương tự như điều hành một doanh nghiệp cá nhân và có thể làm việc từ xa.

freelancer-la-gi

Các công việc phổ biến của một Freelancer?

Gần như bất kỳ loại dịch vụ nào được cung cấp cho một doanh nghiệp khác đều có thể được cung cấp bởi những freelancer. Thuê freelancer cũng đang là xu hướng của nhiều doanh nghiệp. Một số các công việc freelance phổ biến hiện nay như là:

  • Dịch thuật: Biên dịch và phiên dịch tài lệu, bài viết, sách,…
  • Freelancer viết lách, Copywriter, content freelancer là gì: Sáng tạo và viết sách, viết các bài PR, blog, bài SEO website, kịch bản,…
  • Freelancer IT/ Nhà thiết kế web tự do: lập trình website (nền tảng wordpress, Magento, Joomla…), quản trị hệ thống, phân tích dữ liệu website,…
  • Designer Freelancer: Freelancer thiết kế logo, banner, hình ảnh quảng cáo, quay dựng video,… Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, ấn phẩm, thiết kế nội thất, ngoại thất.
  • Gia sư Freelancer: Dạy học các môn Toán, Lý, Hoá,… Dạy thêm ôn thi vào cấp 3, ôn thi đại học,…
  • Kế toán Freelancer: Liệt kê, ghi chép, thống kê, tính toán các tài sản hoạt động của đơn vị.
  • Dịch vụ Marketing freelancer/ PR hoặc quản lý phương tiện truyền thông xã hội: Quảng cáo Facebook, Google Adwords…, tiếp thị, quan hệ công chúng, Forum seeding, quản trị Fanpage.
  • Nhân viên SEO tự do: Thiết lập bộ từ khoá, lên quy trình, chi phí tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.
  • Trợ lý online tự do: Làm việc tại nhà, hỗ trợ các công việc thường ngày của các trưởng phòng, giám đốc như là sắp xếp công việc, quản lý công việc, lên kế hoạch,…
  • Kiếm tiền MMO: Kiếm tiền tại nhà với affiliate marketing, click bank, teespring…
cong-viec-cua-mot-freelancer

Những kỹ năng cần có của một Freelancer là gì?

Không phải ai cũng có thể trở thành một người làm Freelancer giỏi. Bên cạnh việc bạn phải thấu hiểu được bản chất Freelancer là gì thì người làm việc tự do cần có những kỹ năng bao gồm:

Kỹ năng cốt lõi

Kỹ năng cốt lõi là một tập hợp các kỹ năng bổ trợ cho các dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Một nhà phát triển phần mềm web sẽ cần phải biết được ngôn ngữ lập trình, HTML và cách xây dựng phần mềm của họ. Một nhà thiết kế tự do sẽ cần biết cách xử lý chi tiết hình ảnh, kỹ năng minh họa hay kỹ năng sử dụng phần mềm Illustrator, Photoshop

Vì bạn sẽ được thuê như một chuyên gia hoặc ít nhất là một người có kinh nghiệm với kỹ năng cốt lõi của bản thân, do đó, freelancer cần thành thạo những kỹ năng đó hoặc đang trên con đường làm chủ những kỹ năng cơ bản đó.

Kỹ năng vệ tinh

Kỹ năng vệ tinh là những kỹ năng xoay quanh kỹ năng cốt lõi của một freelancer. Ví dụ như nhà phát triển phần mềm web, các kỹ năng vệ tinh của họ có thể bao gồm:

  • Thiết kế web (CSS)
  • Thiết kế đồ họa (Photoshop, lý thuyết màu sắc)
  • JavaScript
  • Quản trị hệ thống
  • Tự động hóa (shell script, công cụ xây dựng)

Freelancer không cần phải là một chuyên gia về tất cả những kỹ năng vệ tinh. Những kỹ năng trên cần được biết để bổ sung cho kỹ năng cốt lõi của freelancer và giúp họ làm việc dễ dàng hơn với các chuyên gia khác trong lĩnh vực mà bạn đang hướng tới.

Kỹ năng kinh doanh

Tất cả các kỹ năng cốt lõi và kỹ năng vệ tinh đều liên quan đến dịch vụ mà freelancer cung cấp, tuy nhiên đế quảng bá kỹ năng đó đến với phần rộng lớn hơn của thế giới, freelancer cần rèn luyện cho mình kỹ năng kinh doanh. Ở mức tối thiểu, freelancer cần nắm vững những kỹ năng kinh doanh bài bản như:

  • Kế toán – đủ để làm sổ sách kế toán cơ bản
  • Tài chính – đủ để hiểu mối quan hệ giữa thu nhập, chi phí và tiền mặt
  • Tiếp thị – đủ để thu hút khách hàng tiềm năng
  • Bán hàng – đủ để xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và khiến họ trở thành khách hàng thực tế

Kỹ năng quản lý

Nhóm kỹ năng tiếp theo nằm giữa kỹ năng kinh doanh và kỹ năng cốt lõi chính là kỹ năng quản lý. Kỹ năng quản lý giúp freelancer giữ công việc hoạt động trơn tru hơn, bao gồm:

  • Giao tiếp
  • Điều hành các cuộc họp, teamwork
  • Tạo báo cáo và theo dõi hiệu suất công việc

Những hành trang cần chuẩn bị khi bắt đầu nghề nghiệp Freelancer?

Để tìm việc freelance, bạn cần phải có cho mình một vài kỹ năng có thể cung cấp cho các khách hàng tiềm năng của mình. Hầu hết mọi người đều rút ra kinh nghiệm làm việc bằng cách sử dụng chính tài năng họ đã có. Cùng với kỹ năng của bản thân đã được chia sẻ ở phần “Những kỹ năng cần có của một Freelancer là gì“, bạn cần một số hành trang sau để có thể bắt đầu cách làm một freelancer:

  • Một bản kế hoạch kinh doanh. Mặc dù bạn có thể không vận hành và quản lý một doanh nghiệp chính thức (bạn có thể liên hệ với thành phố hoặc quận để xác định có cần giấy phép kinh doanh tự do không), bạn vẫn cần một kế hoạch phác thảo dịch vụ nào bạn sẽ cung cấp, thị trường bạn  phục vụ và chiến lược tiếp thị cần thiết để đánh bóng tên tuổi.
  • Một trang web cá nhân và các dịch vụ của bạn, bao gồm một danh mục đầu tư và những lời chứng thực từ những khách hàng đã hợp tác cùng bạn.
  • Một hồ sơ LinkedIn. Trong khi tất cả các phương tiện truyền thông xã hội đều có thể là một nguồn tài nguyên vô cùng tuyệt vời để kết nối các công việc tự do, LinkedIn là một sơ yếu lý lịch trực tuyến được các chuyên gia tin tưởng hàng đầu. Do đó, chẳng có lý do gì để bạn bỏ qua nguồn tài nguyên quý giá này.
  • Một tấm danh thiếp.
  • Một menu các dịch vụ và giá cho mỗi dịch vụ bạn cung cấp.
nghe-freelancer

Ưu nhược điểm khi kiếm tiền cùng Freelancer là gì?

Ưu điểm của Freelancer

Những lý do khiến Freelancer luôn là một công việc hot đáng mơ ước:

  • Freelancer có thể hoàn thành công việc bán thời gian xung quanh các công việc chính đang tạo thu nhập chính, đó chính là một cách để tạo thêm thu nhập của freelancer tùy vào sức lực và năng lực của mỗi người.
  • Freelancer không yêu cầu bạn phải trả bất kỳ khoản phí nào để bắt đầu, bạn chỉ cần phải có cho mình những kỹ năng và thiết bị cần thiết để thực hiện loại công việc này.
  • Bạn có thể bắt đầu nhanh chóng. Ngay khi tìm thấy một khách hàng, freelancer có thể bắt đầu công việc và thương lượng giá cả ngay lập tức.
  • Nó cho phép sự độc lập cao so với những loại công việc toàn thời gian khác.
  • Làm nghề Freelancer thường linh hoạt về mặt thời gian và cho phép bạn làm việc bán thời gian hoặc có thể làm việc sau khi giờ làm việc chính kết thúc.

Nhược điểm Freelancer

Freelancer cũng có một số nhược điểm bao gồm:

  • Freelancer có thể mất thời gian hơn để xây dựng thu nhập toàn thời gian
  • Công việc và thu nhập có thể không thường xuyên
  • Quản lý nhiều khách hàng và dự án đòi hỏi freelancer kỹ năng quản lý thời gian, quản lý công việc một cách xuất sắc
  • Khoản tiền được trả cho những người làm việc tự do mới thường thấp so với thị trường làm việc toàn thời gian.
nhuoc-diem-cua-freelancer

Những yếu tố giúp thành công với Freelance là gì?

Quản lý thời gian hợp lý

Freelancer được ngưỡng mộ bởi tính tự do làm việc ở bất cứ đâu và bất cứ thời gian nào mà bạn thích, tuy nhiên, freelancer có thể không thuận tiện về mặt lâu dài. Những thói quen tốt là chìa khóa để thành công trong hầu hết các lĩnh vực, ngay cả trong những lĩnh vực sáng tạo hay thoải mái như freelancer.

Bằng cách quản lý thời gian thích hợp, freelancer cần phải xác định được cam kết làm việc trong khoảng thời gian đó; và do đó, việc hoàn thành tiến độ công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Mối quan hệ kinh doanh lâu dài dựa trên sự cam kết của cả hai bên chính là chìa khóa để bạn có được thu nhập ổn định. Do đó, việc quản lý thời gian cực kỳ quan trọng đối với mỗi freelancer. Chẳng khách hàng nào cũng muốn giao một công việc cho người hoàn thành kết quả vào đúng thời gian được giao đúng không nào?

Kỹ năng giao tiếp bài bản

Đối với bất kỳ freelancer nào, kỹ năng giao tiếp rất quan trọng trên con đường thành công của bạn. Bạn sẽ cần có cho mình khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng của mình để hiểu được nhu cầu và mong muốn của họ, truyền đạt cách bạn có thể giúp đỡ. Nếu không có giao tiếp hiệu quả, khách hàng sẽ thất vọng và khiến công việc trở nên kém hiệu quả hơn, và khách hàng sẽ không tìm đến bạn những lần sau.

Là một người làm việc tự do, bạn sẽ không chỉ liên lạc trực tiếp với khách hàng của mình trong suốt quá trình làm việc, mà bạn sẽ phải có khả năng tiếp cận doanh nghiệp ngay từ đầu. Ngoài ra, bạn sẽ phải liên lạc với khách hàng để xác định phạm vi của dự án và ước tính hoặc báo giá cho dự án.

Làm thế nào để tìm được công việc tự do?

Công việc tự do có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Bạn có thể xem xét

  • Cộng đồng kết nối cá nhân, cả online lẫn offline
  • Nơi thị trường mục tiêu của bạn tìm đến. Nơi tốt nhất để tìm kiếm khách hàng là nơi khách hàng tìm kiếm sự giúp đỡ. Tìm hiểu về thị trường mà bạn đang nhắm đến, những gì mà thị trường đang quan tâm và sẵn sàng cung cấp trợ giúp, ý tưởng và tài nguyên để giúp họ hoàn thành công việc
  • Trang web việc làm tự do. Có rất nhiều trang web tự do tuyệt vời để tìm việc, có thể kể đến như Vlance, Freelancer Việt hay Upwork. Bạn cũng có thể tìm kiếm công việc tự do trên các trang web nhắm mục tiêu kỹ năng của bạn. Ví dụ: Toptal cho lập trình viên hoặc BloggingPro cho công việc viết tự do.
  • Trong những hội nhóm ngành nghề trên Facebook. Tham gia một hội nhóm trong ngành của bạn không chỉ mang đến cho bạn một số thông tin mà còn có nhiều cơ hội kết nối danh sách công việc mà bạn mong muốn.

Cơ hội việc làm cho Freelancer Việt Nam

Tại Việt Nam, cơ hội việc làm cho các freelancer là rất lớn. Các freelancer nào càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ đang làm thì lại càng được các chủ dự án chi trả với mức chi phí cao.

Nếu như việc thuê nhân viên làm việc cố định sẽ khiến cho các chủ doanh nghiệp phải mất đi các chi phí như: thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp,… thì đối với freelancer, họ sẽ không phải chi trả bất kì khoản chi phí nào ngoài mức giá làm dự án đã được thoả thuận.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thích thuê freelancer để thực hiện công việc, bởi họ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoán phí mà vẫn đảm bảo cho các cam kết dự án lâu dài. Ngược lại đối với freelancer, họ sẽ có thể duy trì được nguồn thu nhập của mình từ nhiều dự án khác nhau mà không bị gò bó.

Kết luận

Như vậy bài viết chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về công việc Freelancer là gì? Và những điều bạn cần biết về Freelancer 2021. Trở thành một freelancer đồng nghĩa với việc bạn phải chịu trách nhiệm cực lớn cho tài chính cá nhân bao gồm những thương lượng về việc trả lương, tìm bảo hiểm hay đóng thuế thu nhập cá nhân. Nhưng nếu bạn yêu thích sự tự do, linh hoạt và kiếm được nhiều tiềm năng từ công việc độc lập này thì freelancer chính là một công việc lý tưởng.

Có thể thấy rằng, cơ hội việc làm đối với freelancer Việt Nam là vô cùng lớn, vì vậy hi vọng rằng sau những chia sẻ trong bài viết này, các bạn đã nắm được freelancer là gì cũng như tìm được một công việc freelancer phù hợp dành cho chính bản thân bạn.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết cùng chủ đề:

  1. Cách xây dựng chiến lược SEO bứt phá website 2021
  2. Cách xây dựng chiến lược Trade Marketing và lợi ích của Trade Marketing
  3. Tổng hợp những chiến lược giá trong Marketing giúp thúc đẩy doanh thu

Author

nguyendaihai