
Nếu bạn đang là một marketer hay chủ doanh nghiệp với quỹ ngân sách và thời gian hạn chế, đôi lúc bạn sẽ phải lựa chọn nên chạy quảng cáo Google hay Facebook để mang lại ROI cao nhất?
Đây đều là hai “ông lớn” trong ngành quảng cáo PPC hiện nay. Tuy nhiên, cả hai đều có những điểm mạnh yếu khác nhau trong cả phương thức hoạt động và đối tượng mục tiêu, từ đó từng nền tảng sẽ đem lại hiệu quả cho một số loại hình kinh doanh nhất định.
Do đó để có thể biết được ưu nhược điểm của Google và Facebook, cũng như sự khác biệt giữa cả hai nền tảng này sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay nhé!.
1. Google Ads là gì?
Google Adwords là nền tảng chuyên cung cấp những dịch vụ quảng cáo trả phí lớn nhất hiện nay. Hình thức quảng cáo này sẽ hoạt động dựa trên từ khóa từ mục tiêu và đoạn text nội dung quảng cáo. Các nhà quảng cáo sẽ tiến hành đấu giá cho những từ khóa mà họ muốn để khi người dùng tìm kiếm những từ khóa này trên Google, quảng cáo của họ chắc chắn sẽ hiện trên SERP, bên cạnh các kết quả organic khác.

Giao diện của Google AdWords trên Google SERP
Google sẽ tính phí quảng cáo mỗi khi có người dùng nhấn vào trang quảng cáo của bạn, do đó hình thức này còn được gọi tên là quảng cáo PPC (pay per click). Với hơn 3.5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày, Google Adwords thực sự là một “mảnh đất” màu mỡ mà ở đó, các doanh nghiệp sẽ phải trả phí để được xuất hiện trên trang đầu của kết quả tìm kiếm hay đứng ở thứ hạng cao hơn so với đối thủ của mình. Google sẽ không ngừng cập nhật thuật toán, ra mắt nhiều hình thức quảng cáo khác nhau nhằm nắm bắt đúng nhu cầu và insight của người dùng.
2. Facebook Ads là gì?
Quảng cáo Facebook là ví dụ điển hình nhất cho mô hình quảng cáo trả phí trên mạng xã hội. Với gần 1.45 tỷ người dùng thường xuyên, Facebook đã trở thành mạng xã hội không thể thiếu trong hầu hết các chiến dịch quảng cáo digital của mọi doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Cách hiển thị của quảng cáo trên Facebook
Không giống như Adwords hoạt động chỉ dựa trên từ khóa, quảng cáo trả phí mạng xã hội còn giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận được với nhiều khách hàng thông qua sở thích và hành vi của họ khi sử dụng mạng xã hội. Facebook sẽ thu thập dữ liệu của người dùng qua trang (hay chủ đề) bạn thích (hay tương tác), bạn bè, tuổi tác, vị trí, sở thích, kỳ nghỉ … Những dữ liệu này cung cấp insight cho các nhà quảng cáo khoanh vùng khách hàng mục tiêu dễ dàng và chính xác hơn, từ đó đưa quảng cáo đến đúng đối tượng thích hợp.
Có thể nói: Adwords giúp bạn mở đường tìm ra khách hàng mới còn Facebook dẫn đường cho khách hàng mới tìm đến bạn.
3. So sánh Google Ads với Facebook Ads
Trước khi quyết định nên chọn quảng cáo Google hay Facebook, bạn cần biết mỗi nền tảng hiệu quả trong từng trường hợp, mục đích như thế nào.
Bạn mong muốn khách hàng biết đến bạn hay muốn họ chuyển đổi?
Nếu như bạn là doanh nghiệp đang muốn quảng bá thương hiệu và mở rộng tệp khách hàng của mình thì Facebook là lựa chọn phù hợp nhất. Tuy nhiên độ hiệu quả vẫn còn tùy thuộc vào tính chất của doanh nghiệp. Chẳng hạn Facebook cũng giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi rất tốt đối với các mô hình bán hàng online nhưng nó chỉ hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Bám sát tệp khách hàng cụ thể
Facebook có khả năng thu thập lượng dữ liệu khổng lồ từ người dùng: tên, tuổi, vị trí địa lý … Từ đó doanh nghiệp có thể sử dụng những thông tin này để giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ của mình đến với đối tượng thích hợp nhất. Thậm chí bạn cũng có thể tạo ra đối tượng tùy chỉnh (custom audience). Đây sẽ là đối tượng có chung sở thích và quan tâm với khách hàng hiện tại của bạn nên có khả năng sẽ là khách hàng tiềm năng.
Tỷ lệ chuyển đổi
Không giống quảng cáo Facebook, Adwords đem đến cho bạn tỷ lệ chuyển đổi cao hơn do người dùng Google đang tìm kiếm thông tin hay sản phẩm mà họ thực sự cần. Do đó doanh nghiệp sẽ không phải mất quá nhiều thời gian và công sức để tiếp cận hay quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình.
Ví dụ nếu bạn cần dịch vụ thiết kế nội thất thì bạn sẽ lên Google để tìm kiếm xem công ty nào chuyên cung cấp dịch vụ này thay vì ngồi chờ quảng cáo của họ xuất hiện trên Facebook của mình phải không nào.
Hình thức quảng cáo trả phí Google cũng hiệu quả đối với ngành dịch vụ bởi đặc thù khách hàng có xu hướng tìm kiếm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi cần. Điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với cách quảng cáo bị động như Facebook.
Tăng traffic chất lượng

Quảng cáo Google Adwords đem về lượng traffic chất lượng nếu bạn biết tối ưu đúng cách
Bên cạnh lead, AdWords còn là kênh tuyệt vời để bạn kéo thêm những traffic chất lượng về landing page. Tuy nhiên để chiến dịch quảng cáo đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần phải đảm bảo traffic này hoàn toàn liên quan và phù hợp với doanh nghiệp cũng như mục tiêu quảng cáo. Một số yếu tố cần đo lường cho một chiến dịch quảng cáo thành công bao gồm:
- Tỷ lệ nhấp chuột (Click-through rate): Chỉ số này sẽ phần nào quyết định Điểm chất lượng (Quality Score) của quảng cáo, cũng là tín hiệu cho thấy quảng cáo của bạn có thu hút được người dùng hay không. Do đó bạn cần phải bỏ hoặc điều chỉnh những mẩu quảng cáo có chỉ số nhấp chuột thấp.
- Điểm chất lượng (Quality Score): Mỗi từ khóa sẽ được gán với một số điểm chất lượng riêng. Điểm số này sẽ phản ánh chất lượng, độ liên quan của landing page đối với từ khóa của người dùng việc này sẽ quyết định thứ hạng của quảng cáo cũng như ngân sách mà bạn cần phải bỏ ra.
- Tỷ lệ chuyển đổi: Chỉ số này sẽ cho ta biết hiện nay có bao nhiêu người nhấn vào trang quảng cáo của bạn và thực hiện chuyển đổi trên đó, được tính bằng tổng số chuyển đổi chia cho số lượt click tính trên cùng khoảng thời gian tương ứng.
- Từ khóa: Bạn nên thường xuyên theo dõi và review bộ từ khóa chạy AdWords để đảm bảo bạn đang chạy quảng cáo đúng đối tượng mục tiêu. Những từ khóa này cần liên quan mật thiết đến sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.
5. Vậy nên quảng cáo Google hay Facebook: chiến dịch nào tốt hơn?
Google Ads và Facebook Ads là hai hình thức quảng cáo với mục đích tìm kiếm và lợi ích khác nhau. Cả hai đều giúp quảng bá thương hiệu với giá thành hợp lý cùng nền tảng thu hút hàng triệu người dùng.
Nên quảng cáo Google hay Facebook sẽ còn tùy thuộc vào mục tiêu và ngân sách của doanh nghiệp. Bạn cần phải đặt ra câu hỏi: Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp mình là gì?
Nếu như mục tiêu của bạn là sale, lead và tư vấn thì cả hai nền tảng đều phù hợp. Facebook sẽ là lựa chọn tối ưu nếu bạn cần tăng độ nhận diện thương hiệu và xây dựng lượng theo dõi trên mạng xã hội. Trong khi đó nếu bạn muốn trực tiếp bán hàng, Google Ads sẽ hiệu quả hơn.
Tóm lại:
Tiêu chí | Facebook (paid social) | Google (paid search) |
Cách hoạt động | Nhà quảng cáo tiếp cận khách hàng thông qua vị trí địa lý, hành vi, sở thích, đặc điểm của người dùng. | Nhà quảng cáo target khách hàng dựa trên từ khóa họ sử dụng khi tìm kiếm |
Vị trí đặt quảng cáo | Facebook, Instagram, Messenger, Audience Network | Google Search, Youtube, Google Play, Display Network |
Số lượng người dùng | 1.45 tỷ người dùng hoạt động mỗi ngày | 3.5 tỷ truy vấn mỗi ngày |
Khoanh vùng đối tượng dựa trên | Vị trí địa lý, Sở thích, Hành vi, đặc điểm, đối tượng tùy chỉnh | Vị trí địa lý, thiết bị, từ khóa, đặc điểm, theo đuôi (retargeting) |
Mục tiêu chiến dịch | Xây dựng thương hiệuTăng lượng người theo dõiThông báo khi ra mắt sản phẩm mới hoặc khi có cập nhật | Cần bán hàng hoặc chuyển đổi ngayCác sản phẩm/dịch vụ có nhu cầu mua hàng cao trong khi tìm kiếm |
Kết luận
Như vậy không có nền tảng quảng cáo nào nổi trội hơn. Nên quảng cáo Google hay Facebook sẽ còn tùy vào mục tiêu và đối tượng mà chiến dịch của bạn đang hướng tới. Vì vậy khi bạn chạy bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, doanh nghiệp cũng cần phải hiểu rõ mục tiêu quảng cáo và thường xuyên theo dõi kết quả để tránh lãng phí thời gian và ngân sách của mình.
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.
Đọc tiếp: