Chưa được phân loại

Google Analytics là gì? 10 Cách sử dụng Analytic Google (2021)

Dành cho bạn nào:

  • Chưa biết Google Analytics là gì hay GA là gì?
  • Hay chưa từng sử dụng Google Analytics cho trang Web của mình ?
  • Hoặc đã cài đặt Google Analytics nhưng chưa biêt cách sử dụng những tính năng tuyệt vời của nó ?

Thì bài viết sau đây là dành cho bạn.

Kể cả nếu bạn chưa từng nghe tới GA, đừng quá tuyệt vọng, bởi vẫn rất nhiều trang wed ngoài kia vẫnchưa được khai thác được công cụ phân tích trang wed đa năng trên.

Nhưng ngay lúc bạn biết tới GA, hãy nhanh chóng gắn nó vào trang wed của bạn để nó như một vũ khí chiến lược cho mọi Campaign Marketing Online của bạn.

Bài viết này sẽ cung cấp tất cả những thông tin cơ bản và cô đọng nhất dành cho người mới bắt đầu sử dụng Google Analytics như: Google Analytics là gì? Tại sao bạn cần phải cài đặt Google Analytics? Làm thể nào để có thể sử dụng nó? Sử dụng nó như thế nào? Và cách giải quyết các vấn đề thường gặp.

Nhưng trước hết bạn cần phải hiểu:

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Shopping

Google Analytics là gì?

Google Analytics là một trong số các công cụ SEO miễn phí mà Google cung cấp cho bạn. Nó cho phép bạn tạo ra những bảng thống kê chi tiết về số lượng người dùng truy cập vào một trang Web. Google Analytics còn thu thập dữ liệu về hiện diện kỹ thuật số trang wed của bạn.

google-analytics-la-gi

Trái ngược với một số tin đồn, nền tảng này không làm giới hạn trong các trang Web.

Giờ đây, nó còn có thể theo dõi các ứng dụng Android và iOS bằng SDK di động của Google Analytics, và bất kỳ thiết bị nào được kết nối bằng Measurement Protocol.

Cách sử dụng Google Analytics

Để có thể nắm rõ cũng như cách áp dụng hiệu quả công cụ phân tích Google Analytics này, bạn nên thực hiện 4 bước bên dưới:

  1. Cài đặt Google Analytics vào máy tính
  2. Cài đặt mã Google Analytics (tracking code)
  3. Thiết lập các mục tiêu
  4. Xem báo cáo phân tích, thống kê dữ liệu từ website

Let’s go!!!! Tìm hiểu cách cài đặt GA thôi nào!

Nếu bạn đã cài đặt thành công GA thì bạn cũng nên đọc qua phần này. Vì sẽ có một số vài lưu ý cho việc cài đặt mà không phải ai cũng biết.

Trước tiên, bạn cần phải có được một tài khoản Google Analytics.

Nếu bạn đã sở hữu một tài khoản Google và sử dụng nhiều dịch vụ khác như Gmail, Google Drive, Lịch Google, Google+ hoặc YouTube. Thì lúc này bạn nên thiết lập một Google Analytics bằng tài khoản Google đó. Hoặc bạn có thể tạo hẳn một tài khoản mới riêng biệt giúp ích cho việc quản lý.

Đây phải là tài khoản Google mà bạn sẽ sử dụng vĩnh viễn sau này và chỉ có bạn mới có quyền truy cập.

Bạn luôn có thể cấp quyền truy cập vào Google Analytics của mình cho bất kỳ ai, bất kỳ cứ lúc nào. Nhưng LƯU Ý bạn không muốn người khác có toàn quyền kiểm soát nó đâu.

Mẹo lớn: Không để BẤT KÌ AI (nhà thiết kế Website, nhà phát triển Web, máy chủ web, người SEO, v.v …) tạo tài khoản GA trên Web của bạn dưới tài khoản Google của chính họ.

Bởi khi đó, họ sẽ có thể “toàn quyền quản lý” nó và loại bạn ra. Đó là viễn cảnh tệ nhất khi bạn và họ không còn hợp tác với nhau.

Có thể bạn quan tâm: SEO Google Map là gì? Cách Seo Google Map hiệu quả nhất 2021

#1. Thiết lập tài khoản và các đặc tính

Sau khi bạn đã có tài khoản Google, bạn có thể truy cập vào Google Analytics và nhấp vào nút Sign into Google Analytics. Sau đó, giao diện sẽ hiển thị lên 3 bước cần thiết để thiết lập Google Analytics.

ba-buoc-thiet-lap-ga

Sau khi nhấn vào nút Sign Up, bạn phải điền thông tin của Website của bạn.

dien-thong-tin-website

Google Analytics thường đưa ra cấu trúc phân cấp để sắp xếp tài khoản của bạn. Từ một tài khoản Google, bạn có thể thiết lập tối đa 100 Google Analytics. Bạn có thể thiết lập tối đa được 50 thuộc tính trang wed trong cùng một tài khoản Google Analytics. Bên cạnh đó, có thể thiết lập 25 tới lượt xem trong một thuộc tính trang wed.

#2. Cài đặt mã theo dõi của bạn

Sau khi bạn đã thiết lập được xong tài khoản Google, Analytics của mình, bạn hãy nhấp vào nút Get Tracking ID. Bạn sẽ thấy có một popup sẽ thể hiện các điều khoản và điều kiện của Google Analytics được hiện lên. Và bạn cần phải đồng ý những điều khoản đó. Sau đó, bạn sẽ nhận được mã Google Analytics của mình.

ma-theo-doi-tu-GA

Cần cài đặt mã theo dõi trên từng trang wed của bạn. Việc cài đặt này sẽ phụ thuộc vào từng loại trang wed. Ví dụ, tôi tạo trang wed dạng WordPress bằng cách sử dụng Genesis Framework. Framework này có một khu vực cụ thể để thêm các tập lệnh đầu trang và chân trang vào trang wed của tôi.

Có thể bạn quan tâm: 8 Cách đơn giản giúp bạn SEO từ khóa lên top 5 google nhanh nhất

nhap-tracking-code

Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng WordPress trên tên miền của mình. Bạn có thể sử dụng Google Analytics bằng Yoast plugin để cài đặt đoạn mã code dễ dàng hơn, cho dù bạn đang sử dụng bất cứ theme hoặc Framework nào.

Nếu Website của bạn được xây dựng bằng các tệp HTML, bạn có thể thêm các mã theo dõi trước thẻ </head> của mỗi trang của mình. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản (chẳng hạn như TextEdit trên Macbook, Notepad trên Windows) và sau đó tải tệp lên máy chủ của trang wed bằng cách sử dụng các trình khách FTP (chẳng hạn như FileZilla).

them-the-head-html

#Lưu ý:

Nếu bạn đang sở hữu cho mình cửa hàng thương mại điện tử trên Shopify, bạn sẽ phải vào phần cài đặt Online Store và dán mã theo dõi vào nơi được chỉ định.

cai-dat-online-store

Nếu bạn có blog trên Tumblr thì điều bạn cần làm là truy cập vào blog đó. Nhấn vào nút Edit Theme ở phía trên cùng bên phải của Blog. Sau đó, nhập Google Analytics ID của bạn vào phần cài đặt.

nhap-google-analytics-id

Qua những chia sẻ mà tôi đã nên bên trên, bạn có thể thấy được việc cài đặt Google Analytics còn tùy thuộc vào nền tảng mà bạn đang sử dụng (hệ thống quản lý nội dung, trình tạo Website, phần mềm thương mại điện tử,…), cũng như những Theme và các Plugin mà bạn đang dùng.

#3. Thiết lập mục tiêu

Sau khi bạn đã cài đặt xong mã theo dõi cho trang wed của mình, bạn sẽ phải thiết lập thêm một cài đặt nho nhỏ (nhưng không kém phần quan trọng) trong Website Profile trên Google Analytics. Đó chính là cài đặt mục tiêu của bạn.

Bạn hãy nhấp vào mục Admin ở phía trên đầu trang Google Analytics của mình. Sau đó, hãy nhấn vào phần Goals (mục tiêu) nằm trong cột View (chế độ xem).

Có thể bạn quan tâm: 9 Lợi ích mà quảng cáo Google mang lại cho doanh nghiệp

thiet-lap-nhung-muc-tieu-cho-website

Phần Goals sẽ có trách nhiệm thông báo cho Google Analytics mỗi khi có điều gì đó quan trọng xảy ra trên trang wed của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang thu hút khách hàng tiềm năng thông qua các biểu mẫu liên hệ trên trang wed của mình, bạn sẽ phải tìm (hoặc tạo) một trang cảm ơn và trang này sẽ được hiển thị ngay sau khi khách hàng điền xong những thông tin liên hệ của họ .

Hoặc nếu bạn có một trang wed bán hàng, bạn sẽ phải tìm (hoặc tạo) một trang cảm ơn hoặc trang xác nhận lại. Những trang này sẽ được hiển thị ngay sau khi khách hàng hoàn tất việc mua hàng.

#Vài chi tiết nhỏ:

Trong Google Analytics, bạn sẽ phải nhấn vào nút New Goal (Mục tiêu mới).

muc-tieu-phu-hop-website

Bạn sẽ lựa chọn các Tùy chỉnh. Tuy nhiên, bạn không cần thực hiện điều này nếu như trang wed của bạn đã áp dụng một trong các tùy chọn đó. Sau đó, nhấn nút Next Step (Bước tiếp theo).

Bạn sẽ đặt tên cho thư mục của mình, chọn Destination (Đích đến) và sau đó nhấn vào nút Next Step.

chen-url-vao-phan-dich

Bạn sẽ nhập vào URL của trang cảm ơn hoặc trang xác nhận sau phần .com của trang wed của bạn trong trường hợp Destination, trong danh sách thả xuống sẽ nằm ở phần bên trái trường Destination, bạn chọn “Begins with”.

Sau đó, bạn nhấn hãy vào nút OFF của trường value và nhập giá trị cụ thể vào để chuyển đổi (nếu có) và nhấn vào Create Goal (tạo mục tiêu) để hoàn tất thiết lập.

Nếu bạn muốn theo dõi những mục tiêu hoặc những chuyển đổi tương tự trên trang wed của mình, bạn có thể làm lại các bước như trên. Bạn có thể tạo tối đa lên tới 20 mục tiêu trên Website của mình.

#Chú ý khác:

Hãy đảm bảo rằng những mục tiêu mà bạn tạo thực sự quan trọng đối với công ty của bạn. Những mục tiêu này có thể thay đổi bao gồm cả việc gửi biểu mẫu cho khách hàng tiềm năng, đăng ký vào danh sách email và hoàn thành đặt mua hàng. Tùy thuộc vào trang wed cũng như mục đích của nó mà bạn có thể đặt ra các mục tiêu khác nhau.

#4. Thiết lập tìm kiếm trang

Một yếu tố khác mà bạn có thể thiết lập nó một cách nhanh chóng nhưng mang lại rất nhiều dữ liệu có giá trị đó chính là Tìm kiếm trang. Bạn có thể thực hiện điều này đối với những trang wed có hộp tìm kiếm, chẳng hạn như hộp tìm kiếm nằm ở vị trí đầu trang Moz Blog.

hop-tim-kiem-moz-blog

Đầu tiên, hãy chạy tìm kiếm trên Website của bạn. Sau đó, giữ nút tab này lại. Bạn sẽ thấy URL (tương tự như hình dưới).  

cau-truc-xem-url

Vào lại Menu Admin trong tài khoản Google Analytics của bạn và trong cột View, nhấn vào View Setting (cài đặt xem).

view-setting

Kéo xuống cho đến khi bạn thấy phần Site Search Setting và chuyển nó sang trạng thái On.

site-search-setting

Nhìn lại URL của bạn trong kết quả tìm kiếm. Nhập tham số truy vấn (thông thường là s hoặc q) và nhấn Save. Chẳng hạn như trên Moz, tham số truy vấn sẽ là q.

nhap-tham-so-truy-van

Điều này sẽ cho phép Google Analytics theo dõi bất cứ tìm kiếm nào được thực hiện trên trang wed của bạn. Nhờ vào đó, bạn có thể biết thêm về những gì mà khách truy cập đang tìm kiếm trên từng trang cụ thể.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Author

nguyendaihai