SEO

Keyword Cannibalization: Cách phòng tránh Keyword Cannibalization trong tương lai

Keyword Cannibalization – Ăn thịt từ khóa, là một trong những lỗi SEO khá là phổ biến hiện nay. 

Vậy, làm sao để có thể sửa được lỗi seo này? Hãy cùng tôi tìm hiểu về Ăn thịt từ khóa cũng như các cách khắc phục Keyword Cannibalization nhanh mà hiệu quả trong bài viết này. Xem ngay!

Bắt đầu ngay thôi nào!

Keyword Cannibalization là gì?

Như tên gọi, Keyword Cannibalization tức là từ khóa của bạn đang bị “ăn thịt”, nhưng vấn đề ở đây là nó không phải bị ăn bởi bất kỳ ai khác mà là từ chính các trang web khác của website doanh nghiệp bạn.

Lỗi này thường xảy ra khi bạn có quá nhiều từ khóa giống nhau hoặc tương tự gần nhau trải dài khắp nội dung trên trang web và khiến cho các công cụ tìm kiếm như Google không thể nào phân biệt được đâu là nội dung nào cần xếp hạng cao hơn. Điều này có nghĩa là đôi khi nó sẽ đưa ra thứ hạng cao hơn cho trang web mà bạn không muốn ưu tiên. :v

keyword-cannibalization-la-gi

Bởi vì khi bạn gây ra Ăn thịt từ khóa, bạn sẽ đang không thể cho Google thấy được toàn bộ thẩm quyền của website mình đối với truy vấn mục tiêu mà thay vào đó, bạn còn khiến Google cảm thấy bối rối giữa các trang của bạn với nhau, chọn những trang nào mà Google cho rằng là phù hợp nhất với các từ khóa phù hợp nhất.

Ví dụ: nếu trang web của bạn bán giày và “giày” là từ khóa duy nhất mà bạn đang cố gắng nhắm mục tiêu, thì về cơ bản bạn đang cho Google biết rằng mọi trang của bạn đều sẽ nói về “giày” bất kể chúng có là giày đi bộ đường dài, giày quần vợt, giày thể thao, v.v.

Tất nhiên, như vậy không tốt chút nào (còn cụ thể vì sao và hậu quả như thế nào tôi sẽ nói ngay phần sau).

Nhưng trước khi đi chuyên sâu hơn bạn nên hiểu về bản chất vấn đề trước, hãy đi qua các loại lỗi Ăn thịt từ khóa thường gặp nh ất.

Các loại Keyword Cannibalization

Keyword Cannibalization trong SEO về cơ bản có 2 loại chính:

1. Hai hoặc nhiều landing page trên website đang cạnh tranh cho các từ khóa giống nhau

Ví dụ một trường hợp, hai trang của bạn cùng rank cho từ khóa “bốt ankle”

URLThẻ tiêu đềThứ hạng cho “bốt ankle”
Trang A: /bot/tat-caBốt nữ – Bốt Ankle & Chelsea | Còn hàngXếp hạng 8
Pabe B: /bot/bot-ankle/Bốt Ankle Nữ| Còn hàngXếp hạng 5

Liệu đây có phải là lỗi ăn thịt từ khóa không? Câu trả lời là: có và không.

Nếu nhiều trang của bạn đang cùng xếp hạng cho cùng một cụm từ thì khả năng cao các trang này có những yếu tố khiến search engine nghĩ rằng chúng đang rank cho cùng 1 truy vấn, vậy nên nguy cơ bị lỗi ăn thịt từ khóa là rất cao.

Thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn cần phát hoảng lên và thay đổi lại mọi thứ trên cả hai trang để tránh bị ăn thịt từ khóa. Bởi vì câu trả lời chính xác còn tùy thuộc vào từng trường hợp và mục tiêu khác nhau.

Trường hợp 1: Cả hai trang đều có thứ hạng thực sự cao trên trang nhất.

Trong trường hợp này, Keyword Cannibalization có thể mang lại lợi ích cho bạn: Nhiều thứ hạng bị chiếm đồng nghĩa càng nhiều lưu lượng truy cập hơn cho website, vì vậy hãy coi đó là cách ăn thịt “tốt”.

Nếu vậy bạn nên làm như sau:

  • Cân nhắc thay đổi meta descriptions hấp dẫn và độc đáo hơn so với nhau, tránh việc hai trang cùng hiển thị một thông điệp và không gây được bất kì ấn tượng nào với người dùng.
  • Trong trường hợp đây trang phụ, không có mục đích SEO lại được xếp hạng cao hơn thì bạn nên kiểm tra trên Google Search Console (GSC) để xem trang nào đang nhận được nhiều nhấp chuột nhất cho cụm từ duy nhất đó. Sau đó, quyết định xem liệu mình có nên thay đổi các yếu tố khác trong SEO của bạn để giải quyết tốt hơn từ khóa cụ thể đó hay không.

Quay trở lại ví dụ, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn xóa cụm từ “bốt ankle” khỏi thẻ tiêu đề cũng như nội dung trên Trang A /bot/tat-ca/?

Nếu Google phản hồi ưu tiên trang /bot/bot-ankle/là Trang B được xếp hạng cao hơn, thì thật tuyệt. Nếu không, trường hợp xấu nhất là bạn có thể hoàn nguyên các thay đổi và tiếp tục tận hưởng hai kết quả trên trang nhất. 

URLThẻ tiêu đềThứ hạng cho “bốt ankle”
Trang A: /bot/tat-caBốt nữ – Bốt Chelsea & các loại khác | Còn hàngThử nghiệm và quyết định

Trường hợp 2: Trang A nằm trang nhất, Trang B “lạc trôi”

Trong trường hợp trang A (phụ) có thứ hạng cao trên trang nhất và trang B nằm ngoài 15–20 kết quả hàng đầu, bạn cần quyết định xem “hành vi ăn thịt” nhỏ này có xứng đáng với thời gian và nguồn lực của bạn hay không, vì đây có thể không phải là một việc khẩn cấp.

Nếu bạn quyết định rằng đáng để làm, tôi khuyên bạn nên làm như sau:

  • Tiếp tục theo dõi các từ khóa mà hai trang đang rank để lường trước các khả năng Google xếp hạng trong tương lai.
  • Ưu tiên xử lý vấn đề này sau khi đã xử lý các vấn đề SEO quan trọng khác.
khong-phai-keyword-cannibalization-luc-nao-cung-xau

Trường hợp 3

Trong trường hợp cả hai trang đều được xếp hạng ở trang hai hoặc trang ba của SERP, thì có thể vấn đề Keyword Cannibalization của bạn đang kìm hãm một hoặc cả hai trang.

Nếu vậy, lời khuyên của tôi như sau:

  • Kiểm tra trên Google Search Console để xem trang nào của bạn đang thực sự nhận được nhiều lượt click nhất cho từ khóa đó.
    Bạn cũng nên kiểm tra xem các thuật ngữ tương tự, vì các từ khóa trên trang hai hoặc trang ba của SERP sẽ hiển thị số lượt click rất thấp trong GSC. Sau đó, quyết định trang nào nên là trọng tâm chính – trang phù hợp hơn từ góc độ nội dung – và sẵn sàng thử nghiệm các thay đổi đối với các yếu tố SEO on-page của cả hai trang.
  • Xem lại thẻ tiêu đề, tiêu đề và nội dung trang của bạn và cố gắng tìm các yếu tố cả hai trùng lặp.
    Nếu mức độ trùng lặp cao, có thể hai trang này cần hợp nhất / chuẩn hóa / chuyển hướng cái này sang cái kia (tôi sẽ đề cập đến vấn đề này bên dưới).

2. Hai hoặc nhiều trang trên website đang thay phiên “lật kèo” cho cùng một từ khóa

Trường hợp “lật kèo” tức là từ khóa “bốt ankle” của hai trang A & B đều được xếp hạng tại các thời điểm khác nhau, vì Google dường như gặp khó khăn khi quyết định chọn trang nào cho cụm từ này.

Đây là vấn đề phổ biến mà tôi chắc chắn rằng nhiều website đã gặp phải, cụ thể là các trang landing page dường như rất hay thay phiên xếp hạng cho một nhóm từ khóa không cố định.

Nếu điều này xảy ra với bạn, hãy thử và giải đáp cho những câu hỏi dưới đây.

Việc “lật kèo” này bắt đầu từ khi nào?

Xác định đúng thời điểm xảy ra vấn đề có thể giúp bạn hiểu mọi chuyện bắt nguồn như thế nào ngay từ đầu. Có thể thẻ canonical đã bị thiếu, hoặc có một vài thay đổi trong yếu tố on-page hoặc do cập nhật thuật toán đã khiến mọi thứ rối tung lên?

Có bao nhiêu trang thay phiên nhau xếp hạng cho cùng một từ khóa?

Càng ít trang chịu biến động thì càng tốt và càng dễ giải quyết. Hãy cố gắng xác định chính xác những trang nào có liên quan và kiểm tra tất cả các yếu tố có thể gây ra sự bất ổn này.

Bao lâu thì các trang này lại thay phiên nhau?

Thử tìm hiểu tần suất trang thay đổi cho nhau, mấu chốt là: càng ít lần càng tốt. Bạn có thể thử đối chiếu thời gian “lật kèo” với kế hoạch SEO để xem thử vấn đề có phải do thay đổi khác ngoài ý muốn hay không.

Còn nếu vụ lật kèo chỉ xảy ra một lần rồi thôi thì hầu như không có gì phải lo lắng, vì đó có thể là một sự biến động nhỏ trong SERP, bởi Google chạy thử nghiệm và thay đổi gần như hàng ngày mà. ^^

Cách tránh các vấn đề về Keyword Cannibalization trong tương lai

Để có thể giải quyết các vấn đề về ăn thịt từ khóa đã tích tụ trong một khoảng thời gian dài thì hơi khó khăn, nhưng đáng để làm. 

Mà vậy nên lựa chọn tốt nhất là cố gắng tránh chúng ngay từ đầu cho khỏe :))

May mắn thay việc này làm là khá đơn giản. Bạn chỉ cần làm theo quy trình này bất cứ khi nào bạn định xuất bản một trang hoặc bài đăng blog mới:

Đầu tiên, hãy truy cập Google và thực hiện “site:domain + từ khóa mục tiêu”.

Ví dụ: nếu bạn định xuất bản một bài đăng trên blog về “link building”, thì hãy tìm kiếm như này.

cach-tranh-van-de-ve-Keyword-Cannibalization

Sau đó kiểm tra kết quả Google trả về.

Nếu bạn phát hiện một trang / bài đăng của bạn có vẻ đang nhắm mục tiêu từ khóa này, bạn nên xem xét lại từ khóa mục tiêu của mình cho trang / bài đăng mới nhé.

Lưu ý: Bạn có thể kiểm tra xem trang / bài đăng đó có xếp hạng cho từ khóa này hay không bằng cách truy cập từ khóa thực tế và kiểm tra SERPs. Hoặc bạn có thể thêm từ khóa đó vào Ahrefs’ Rank Tracker –  sẽ hiển thị cho bạn vị trí mà bạn hiện đang xếp hạng.

Nếu không, cứ tiếp tục và tối ưu hóa cho từ khóa đó thôi.

Kết luận

Trên đây là trọn bộ bài hướng dẫn của tôi về Keyword Cannibalization – Ăn thịt từ khóa, bao gồm phân loại, nhận biết, xử lý và phòng tránh, tất tần tật. Tuyệt chứ! 

Thế nên tôi tin tưởng rằng, dựa theo bài viết này bạn có thể lọc và xử lý ngon lành lỗi Keyword Cannibalization cho website của mình, đồng thời chia sẻ bài viết này cho cả những người đang cần đến nó nữa. Bởi vì các bước chỉ dẫn này cực dễ áp dụng, newbie SEO cũng có thể làm được.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Xem các bài viết liên quan:

  1. Topic cluster là gì? Hướng dẫn cách triển khai Topic Cluster cho Website từ A-Z
  2. Chi tiết Submit URL lên Google nhanh chóng
  3. File Robots.txt là gì? 3 Cách đơn giản giúp tạo Robots.txt cho WordPress

Author

nguyendaihai