Chưa được phân loại

Ma trận SWOT là gì? Cách mở rộng ma trận SWOT

Ma trận SWOT là gì? Phân tích ma trận SWOT có vai trò như thế nào với doanh nghiệp. Đồng thời làm thế nào để triển khai phân tích SWOT một cách hiệu quả, quá trình phân tích tồn tại những ưu, nhược điểm nào. Tại sao việc sử dụng ma trận SWOT lại quan trọng đến vậy. Trong bài viết này vidcogroup sẽ cùng các ban đi trả lời tất cả những câu hỏi đó.

Tổng quan về ma trận SWOT là gì?

Trong thế kỷ 21 với sự bùng nổ của khoa học công nghệ và kết nối, việc đưa doanh nghiệp phát triển vượt qua sóng gió đó là một việc không hề dễ dàng. Để có thể sống sót doanh nghiệp cần phải phân tích các vấn đề khách quan, chủ quan ảnh hướng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của mình. Lúc này SWOT đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với hoạt động kinh doanh mà cả marketing… Vậy Swot là gì mà nó lại quan trọng đến vậy.

Ma trận SWOT là gì?

Ma trận SWOT hay mô hình SWOT là một công cụ giúp doanh nghiệp dễ dàng phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt trong tương lai, dự án kinh doanh hay một chương trình marketing. Ma trận SWOT hình thành từ 4 yếu tố: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Ma trận SWOT sử dụng với mục đích phân tích chiến lược và lập kế hoạch dựa trên các yếu tố nội tại (chủ quan), và yếu tố tác động bên ngoài (khách quan). Thông thường để dễ dàng phân tích người ta chia mô hình SWOT thành 4 phần trong một hình vuông. Vì vậy Mô hình SWOT thường được gọi với cái tên ma trận SWOT

Ma trận SWOT chính thức xuất hiện một cách đầu đủ từ năm 1964 tại tại Zurich Thuỵ Sĩ. Tại đây họ tiến hành thay thế F ( Fault) trong SFOT thành W (Weakness) trong SWOT. Sau đó đến năm 1966 phiên bản đầu tiên của ma trận SWOT được giới thiệu thông qua công trình nghiên cứu tại tập đoàn Erie Technological. Những năm tiếp theo học thuyết về ma trận SWOT liên tục được phát triển. Cuối cùng vào năm 2004 ma trận SWOT được hoàn thiện và chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới.

Ma-tran-SWOT-la-gi

Phân tích ma trận SWOT là gì?

Tôi đã nhắc tới các thành tố của ma trận SWOT bao gồm: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Vậy phân tích cụ thể của các thành tố xuất hiện trong ma trận SWOT này là gì nhé. Với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trước khi tung ra thị trường họ cần phải thực hiện nghiên cứu ma trận SWOT

S – Strengths (Điểm mạnh) trong ma trận SWOT

S là viết tắt của Strengths hay còn gọi là điểm mạnh của doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là khái niệm để chỉ những điểm đặc điểm vượt trôi, độc đáo, khác biệt của sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Điểm mạnh bản chất là giá trị gia tăng từ chuỗi giá trị cho khách hàng mà đối thủ của doanh nghiệp không thể nào tạo ra. Ví dụ: Điểm mạnh của một sản phẩm có thể là giá rẻ hơn các đối thủ trên thị trường. Nhưng bản chất giá rẻ đó bắt nguồn từ chi phí đầu vào, chi phí tạo ra sản phẩm, chi phí marketing,…

Điểm mạnh sẽ bao gồm cả yếu tố trực tiếp hoặc giám tiếp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn. Điểm mạnh được phân tích dựa trên việc đặt các câu hỏi về lợi thế mà bạn đang sở hữu: Con người, thương hiệu, chất lượng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ, tính mới… Một vài yếu tố khác mà chúng ta thường nhắc đến về điểm mạnh của sản phẩm, dự án hay doanh nghiệp như:

    • Lợi thế về nguồn lực: Bao gồm các yếu tố của doanh nghiệp không liên quan đến sản phẩm, dịch vụ: Nguồn lực, cơ sở vật chất, tài sản, tài chính, marketing, con người, công nghệ, quy trình, văn hoá, quản trị, hệ thống kỹ thuật…
    • Lợi thế về sản phẩm dịch vụ: Bao gồm các yếu tố lợi thế mà sản phẩm, dịch vụ trực tiếp mang lại: Giá cả, chất lượng sản phẩm, tính mới, thành phần, công thức…

W – Weaknesses (Điểm yếu) trong ma trận SWOT

W là viết tắt của Weaknesses hay còn gọi là Điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ, dự án hay doanh nghiệp. Điểm yếu được hiểu là các yếu tố bạn làm chưa tốt bằng đối thủ cạnh tranh; và các yếu tố bạn cảm thấy mình cần cải tiến nhưng chưa thể thực hiện được. Một sản phẩm, hay doanh nghiệp chắc chắn tồn tại vô số các điểm yếu khác nhau.

Để có thể tìm ra được điểm yếu của sản phẩm, bạn nên thăm dò lại 1 lượt tất cả các yếu tố của sản phẩm. Sau đó xem xét lại yếu tố nào mình chưa làm tốt so với đối thủ của mình, yếu tố nào mà bạn có thể cải thiện được nhưng chưa được cải thiện. Tất cả chúng đều là điểm yếu (Weaknesses) của doanh nghiệp hoặc sản phẩm, dự án. Đôi khi việc phân biệt giữa điểm mạnh và điểm yếu không phải là chuyện dễ dàng. Ví dụ: 1 sản phẩm giá cao có thể làm điểm mạnh cũng có thể làm điểm yếu; nó còn tuỳ vào phân khúc khách hàng và loại đối thủ mà doanh nghiệp hướng tới. Bằng cách đặt ra một loạt các câu hỏi bạn sẽ dễ dàng tìm ra điểm yếu của mình như:

Ma-tran-Swot-SW
    • Quy trình nào bạn có thể làm được mà chưa làm?
    • Yếu tố nào đối thủ làm được mà bạn chưa làm được
    • Quy trình, yếu tố nào bạn có thể cải thiện, cải tiến, đổi mới?
    • Yếu tố cần mà đối thủ có bạn chưa có?
    • Con người, cơ sở vật chất, địa điểm… điều gì bạn còn yếu kém?

O – Opportunities (Cơ hội) trong ma trận SWOT

O là viết tắt của Opportunities hay còn gọi là cơ hội trong ma trận Swot. Đây là chữ cái biểu thị cho các yếu tố thuận lợi từ môi trường bên ngoài tác động trực tiếp vào doanh nghiệp. Opportunities chỉ thực sự là cơ hội khi mà nó phù hợp với năng lực thực sự của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể chớp lấy cơ hội phát triển. Khi nhắc đến cơ hội trong kinh doanh người ta sẽ thường nghĩ tới các yếu tố thuận lợi giúp đẩy nhanh quá trình doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, thị phần. Thông thường các yếu tố cơ hội thường đến từ các hỗ trợ, hoặc những gì mà đối thủ chưa làm. Việc nhìn nhận các cơ hội trong kinh doanh giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư phát triển một cách đúng mức. Các yếu tố về cơ hội của doanh nghiệp bao gồm:

    • Các chính sách hỗ trợ từ nhà nước, và tổ chức khác
    • Sản phẩm dịch vụ mới đang được chấp nhận và nở rộ.
    • Công nghệ ứng dụng mới phát triển
    • Các điều kiện thiên nhiên, khi hậu, thổ nhưỡng phù hợp.
    • Con người, nhân công…

T – Threats (Thách thức) trong ma trận SWOT

Mo-hinh-SWOT-OT

T là viết tắt của từ Threats (Thách thức) trong ma trận SWOT. Đây là từ biểu thị các thách thức, khó khăn từ bên ngoài tác động trực tiếp vào doanh nghiệp, hoặc các mối đe doạ tiềm tàng. Trong quá trình phát triển luôn xuất hiện các yếu tố khiến doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng, rung lắc, làm chậm hoặc phá huỷ hoạt động của doanh nghiệp.

Trong quá trình phát triển yếu tố thách thức tồn tại ở 2 dạng gồm: Thách thức được dự báo trước, và thách thức phát sinh. Vì vậy khi triển khai một dự án mới doanh nghiệp cần phải tiên lượng được các yếu tố rủi ro, thách thức mà mình sẽ gặp phải. Từ đó đưa ra các phương án giải quyết phù hợp nhất, né tránh hoặc vượt qua các thách thức đó. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên có cho mình các chiến lược về dự phòng rủi ro; nhằm chuẩn bị cho các thách thức phát sinh trong quá trình triển khai, vận hành. Những câu hỏi liên quan đến thách thức trong ma trận SWOT bao gồm:

    • Đối thủ nào đã có và có thể xuất hiện sau này?
    • Doanh nghiệp mới có thể vượt lên nhờ công nghệ trong tương lai không?
    • Quy trình vận hành, giá cả, chất lượng sản phẩm có dễ dàng bị sao chép, cạnh tranh không?
    • Hành vi, nhu cầu của khách hàng trong tương lai sẽ thay đổi ra sao?
    • Các vấn đề chính trị, xã hội, chính sách của quốc gia sẽ tác động như thế nào?
    • Tình hình thiên tai, địch hoạ, tác động ra sao tới doanh nghiệp?

Mở rộng ma trận SWOT là gì?

Mo-rong-ma-tran-SWOT

Mở rộng ma trận SWOT là khái niệm chỉ việc áp dụng các chiến lược khác nhau dựa trên mô hình SWOT sẵn có. Việc kết hợp các ký tự trong 4 yếu tố này giúp bạn dễ dàng tìm ra được thế mạnh cũng như các giải pháp cho doanh nghiệp của mình. Dưới đây là các chiến lược mở rộng của ma trận SWOT mà bạn không nên bỏ qua:

Chiến lược S-O Trong ma trận SWOT mở rộng.

Là chiến lược kết hợp giữa Strengths và Opportunities nhằm sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp đi khai thác các cơ hội sẵn có. Chiến lược này còn được gọi là chiến lược khai phá, S-O giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường. Chiến lược S-O thông thường diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, được thực hiện trước và có mức độ ưu tiên cao. Chiến lược này giúp doanh nghiệp tận đụng được cơ hội, bứt tốc và giảm chi phí, công sức.

Chiến lược W-O Trong ma trận SWOT mở rộng.

W-O Là chiến lượng kết hợp giữa 2 yếu tố Weaknesses và Opportunities. Chiến lược này tập trung vào việc khắc phục các điểm yếu hiện có của doanh nghiệp, nhằm đón đầu hoặc tận dụng các cơ hội sẵn có. W-O gắn với mục tiêu lớn, cơ hội lớn trong tương lai. Các chiến lược W-O thường được triển khai quyết liệt, tiêu tốn rất nhiều nguồn lực và thời gian.

Việc áp dụng W-O Trong ma trận SWOT thường được cân nhắc rất kỹ trước khi triển khai. Nó thể hiện được tầm nhìn, quyết tâm của những lãnh đạo doanh nghiệp. Bởi lẽ nếu thực hiện khắc phục điểm yếu để đón đầu cơ hội, mà cơ hội không đến, hoặc cơ hội vụt qua. Lúc này chiến lược W-O  sẽ gây lãng phí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lực của doanh nghiệp.

Chiến lược S-T Trong ma trận SWOT mở rộng.

Chiến lược S-T là chiến lược sử dụng các điểm mạnh, nguồn lực sẵn có nhằm hạn chế các nguy cơ có thể xảy đến doanh nghiệp . Thông thường các doanh nghiệp sử dụng sức mạnh nhằm thâu tóm, đàn áp và chiếm lĩnh thị trường nhằm loại bỏ đi những nguy cơ tiềm tàng. Việc sử dụng thế mạnh của doanh nghiệp kết hợp với tốc độ ra đòn nhanh chóng giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro với chi phí thấp nhất.

Chiến lược W-T Trong ma trận SWOT mở rộng.

Chiến lược W-T là chiến lược tìm kiếm các điểm yếu, từ đó khắc phục, hoặc đưa ra phương án dự phòng nhằm hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài. Doanh nghiệp vừa phải liên tục rà soát các các điểm yếu, vừa dự đoán rủi ro có thể xảy đến. Thông thường chủ doanh nghiệp lựa chọn giải pháp né tránh các nguy cơ thay vì đối đầu trực tiếp. Chiến lược W-T là chiến lực phòng thủ diễn ra trong thời gian trung hạn.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Tham khảo bài viết:

  1. Thuật toán Google Hummingbird là gì? Một số điều bạn cần phải biết.
  2. Google Pagerank là gì? Cách tăng cường PageRank cho Websit của bạn
  3. Google Sandbox là gì: Và sự thật lý do tại sao website của bạn bị kìm hãm & cách hóa giải
  4. Cấu trúc Website là gì: Cách xây dựng một trang Web chuẩn SEO (Phần 1)
  5. Thiết kế Web chuẩn SEO là gì? Hướng dẫn cách thiết kế web chuẩn Seo từ A-Z
  6. PBN SEO và tổng hợp các lưu ý bạn cần phải biết khi lựa chọn tên miền cũ

Author

nguyendaihai