Chưa được phân loại

Marketing 4c là gì? Cách phân tích marketing 4C

Hiện nay, xu hướng của xã hội đang ngày càng thay đổi, mô hình marketing 4C cũng đang dần thay thế cho mô hình marketing 4P để có thể chiếm lĩnh vị được cho mình trí đứng đầu trong mô hình và chiến lược Marketing. Mô hình 4C có cho mình những ưu điểm nổi bật hơn mô hình 4P ở điểm khi lấy khách hàng làm trọng tâm của chiến lược kinh doanh. Bạn đã biết về mô hình marketing 4C? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về marketing 4C là gì và những quan điểm thú vị luôn hướng tới khách hàng. Mời các bạn cùng đón đọc!

Cơ sở hình thành của khái niệm marketing 4C

Cho dù không hề muốn, nhưng các doanh nghiệp vẫn cần phải thừa nhận rằng những phương pháp tiếp thị truyền thống đang trở nên kém hiệu quả hơn, trong khi khách hàng lại ngày càng tỏ ra khó tính và nhạy cảm với giá cả của sản phẩm hơn. Và dường như họ không hề do dự khi đưa ra quyết định quay lưng với một công ty để chuyển sang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của chính các đối thủ cạnh tranh với công ty đó.

Triết lý của Marketing hiện đại là “ Khách hàng là thượng đế” và đó cũng là mục tiêu các doanh nghiệp đặt ra, thế nhưng thực chất của 4P là lấy việc bán sản phẩm, đẩy sản phẩm ra thị trường làm trung tâm, nhằm thỏa mãn nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng.

Không ít doanh nghiệp hiện nay đang thực hiện quảng cáo theo kiểu “tuôn ra xối xả” một chiều từ phía doanh nghiệp, bất chấp việc người tiêu dùng có thể “tiêu hóa” được đến đâu. Nhiều thông điệp còn gây rối rắm, khó hiểu, thậm chí là phản cảm dành cho khách hàng của mình. Ở đây, công tác truyền thông đã không mang lại được cho mình những ý nghĩa giao tiếp, trao đổi thông tin giữa hai đối tượng. Và như vậy, sẽ không bao giờ sản phẩm hay thương hiệu đạt được thiện cảm, nói chi đến đồng cảm, từ phía khách hàng. Kết quả là sản phẩm cùng với thương hiệu rất dễ bị khách hàng quên.

Góc nhìn khách quan từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách hàng, bán với mức giá mà khách hàng của bạn chấp nhận được, phân phối ở nơi thuận tiện cho khách hàng và làm công tác truyền thông theo cách mà khách hàng thích.

Trong bối cảnh nhu cầu của thị trường đang tăng lên chậm chạp, khủng hoảng kinh tế thế giới… khiến người bán càng ngày càng khó khăn hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của người mua.

Các chuyên gia marketing đã đưa ra khái niệm marketing 4C và gắn các C này với các P theo từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quên xem khách hàng là trọng tâm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị. Các cặp P-C được “phối ngẫu” một cách có dụng ý này được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:

Co-so-hinh-thanh-cua-khai-niem-marketing-4C

Khái niệm Marketing 4C là gì? 

Khái niệm về Marketing 4C bao gồm : Customer Solutions (Giải pháp cho khách hàng) – Customer Cost (Chi phí mà khách hàng bỏ ra có hợp lý với họ không) – Convenience (Khách hàng có cảm thấy thuận tiện hay không) và Communication (Tương tác và liên lạc với khách hàng bằng cách nào).

a. Customer Solutions

Chữ C đầu tiên – Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với chữ P – Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm được đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp dành cho khách hàng, nghĩa là bạn nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ đơn giản là một “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp. Muốn làm tốt chữ C này trong marketing 4C , doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thật kỹ để có thể tìm ra được nhu cầu đích thực của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng đúng nhu cầu này.

Thương hiệu thời trang N&M vừa ra đời là một ví dụ về việc tìm kiếm giải pháp cho người tiêu dùng. Khi trên thị trường hiện đang có hai dòng sản phẩm tách biệt là trang phục văn phòng (nghiêm túc, cổ điển) và trang phục dạo phố, đi chơi (trẻ trung, phong cách), hãng thời trang này đã tìm ra “ngách” là kết hợp hai nhu cầu này vào trong một sản phẩm để có thể mặc đi làm (vẫn đứng đắn) kết hợp mặc đi chơi mà không thấy bị “cứng” quá.

Cần hiểu lợi ích ở đây bao gồm cả lợi ích lý tính lẫn lợi ích cảm tính. Nhiều người đắn đo chưa mua ô tô không phải vì giá sản phẩm cao mà vì chi phí sử dụng quá cao (xăng dầu, phụ tùng, bảo dưỡng, bãi đỗ, tài xế…). Trong bối cảnh đó, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng rẻ và dễ dàng thay thế thường là giải pháp tốt.

Customer-Solutions

b. Customer Cost

Chữ C thứ hai – Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P – Price (giá) thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được phải nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ phải bỏ ra. Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí mua sản phẩm mà nó còn là cả chi phí sử dụng, vận hành và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua.

Cần hiểu được lợi ích ở đây bao gồm cả lợi ích lý tính lẫn lợi ích cảm tính. Nhiều người đắn đo chưa mua ô tô không phải là vì giá sản phẩm quá cao mà vì chi phí sử dụng quá cao (xăng dầu, phụ tùng, bảo dưỡng, bãi đỗ, tài xế…). Trong bối cảnh đó, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng rẻ và dễ dàng thay thế thường là giải pháp tốt.

c. Convenience

Chữ C thứ ba – Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P – Place (phân phối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cần phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng của mình. Điển hình của khía cạnh thuận tiện trong phân phối có thể kể đến mạng lưới máy ATM của các ngân hàng. Ngân hàng nào có nhiều máy, bố trí nhiều nơi, máy ít bị trục trặc khi rút tiền, ngân hàng đó sẽ có nhiều khách hàng mở thẻ.

d. Communication

Chữ C cuối cùng – Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng. Doanh nghiệp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của khách hàng và “nói” cho khách hàng nghe là sản phẩm sẽ đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng đó như thế nào. Một chiến lược truyền thông hiệu quả phải là kết quả của sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng để đạt được sự thông hiểu và cảm nhận sâu sắc từ khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu.

Kết luận:

Truyền thông giao tiếp hai chiều được các công ty chuyên nghiệp thực hiện thông qua việc lắng nghe những phản hồi của khách hành, phân tích được phản ứng của khách hàng và đo lường kết quả của các lần truyền thông để có cho mình sự hiệu chỉnh cần thiết cho một phần hoặc toàn bộ chiến dịch.

Chắc chắn là không chỉ dừng lại ở marketing 4C mà sẽ còn cần nhiều chữ C hơn để thể hiện góc nhìn khách quan từ phía khách hàng thay cho góc nhìn chủ quan từ phía doanh nghiệp. Cho dù là 4P, 7P hay nhiều P hơn trong marketing ngày nay, thì mỗi chữ P đều cần gắn liền với một chữ C (Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng”. Không cách nào khác, doanh nghiệp phải lấy khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị.

Ở đâu không có thế độc quyền, không có sự áp đặt vô lý từ phía người bán đối với người mua, ở đó, mỗi chữ C trong marketing 4C sẽ là kim chỉ nam hành động cho doanh nghiệp để hướng tới thành công.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Tham khảo bài viết:

Author

nguyendaihai