Chưa được phân loại

Marketing trực tiếp là gì? Cách xây dựng chiến dịch Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp là gì? Đây là một trong những phương thức marketing phổ biến nhất hiện nay được rất nhiều người sử dụng cho mục đích bán hàng của mình. Và nếu tinh ý, bạn sẽ hoàn toàn có thể nhận ra mình đã bắt gặp những hình thức marketing này rất nhiều lần trong cuộc sống hàng ngày. Tuy đây lại là một hình thức không quá mới mẻ trên thị trường Việt Nam, nó đã và đang được rất nhiều doanh nghiệp tích cực ứng dụng trong thực tế tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đạt được kết quả như ý muốn. Nguyên nhân do đâu? Hãy cùng Vidcogroup tìm hiểu xem thực chất marketing trực tiếp là gì và làm thế nào để có thể tận dụng được tối đa phương thức marketing quyền lực này cho mục đích kinh doanh của bạn nhé?

Chúng ta cùng bắt đầu ngay thôi nào!

Marketing trực tiếp là gì?

Marketing trực tiếp là hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp thực hiện nhằm thu hút và đo lường sự tương tác từ khách hàng một cách trực tiếp. Mục đích chính của phương thức Marketing này là thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng bằng cách sử dụng những thông tin, dữ liệu khách hàng có sẵn như: email, số điện thoại, địa chỉ

Marketing trực tiếp được chia thành hai nhóm công cụ chính:

  • Nhóm truyền thống gồm các công cụ như: Thư trực tiếp (Direct mail) – postcard, Brochure/ catalogue (Mail order), Tiếp thị từ xa (Telemarketing), Bản tin (Newsletter), Phiếu giảm giá (Coupon), Quảng cáo phúc đáp (Direct Response Advertising), Tiếp thị tận nhà (Door to door marketing)
  • Nhóm công cụ hiện đại được phát triển trong những năm gần đây như: Gửi email (Email Marketing), Gửi tin nhắn (SMS Marketing), Mạng xã hội (Social Media).
marketing-truc-tiep-la-gi

Tại sao nói Marketing trực tiếp là một phương thức Marketing quyền lực nhất hiện nay? Theo báo cáo của Hiệp hội Marketing trực tiếp, doanh thu từ Direct Marketing tại Mỹ trong năm 2006 đạt mức 6,5 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2005; năm 2007, tiếp tục tăng đến 7,4% (đạt khoảng 7 tỷ USD), trong khi mức tăng doanh thu trung bình từ các hoạt động tiếp thị, quảng cáo nói chung chỉ đạt khoảng 3,9%. Tuy nhiên, Marketing trực tiếp tại Việt Nam lại chưa được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao tận dụng những điểm mạnh vượt trội của hình thức này. Vậy làm cách nào để vận dụng Marketing trực tiếp một cách thông minh để biến nó trở thành một công cụ đắc lực giúp nâng cao doanh số bán hàng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Các bước xây dựng chiến dịch Marketing trực tiếp là gì?

Bước 1: Xác định mục tiêu

Với mục tiêu nghiên cứu thị trường

Marketing trực tiếp cho phép doanh nghiệp tự cung cấp những thông tin về đặc điểm, xu hướng của thị trường dựa theo mẫu khách hàng và những ý kiến phản hồ từ họ. Việc phân tích phản ứng của khách hàng cho phép doanh nghiệp của bạn nắm bắt được thị trường, định vị được khách hàng mục tiêu, các ý kiến đóng góp, thấu hiểu mong muốn, nhu cầu về sản phẩm của họ, độ rộng của nhu cầu, từ đó doanh nghiệp của bạn có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc mua hàng, động cơ mua hàng và tiêu dùng hàng hóa của khách hàng.

Với mục tiêu xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Duy trì mối quan hệ gắn bó mật thiết với khách hàng là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh thành công, hiệu quả. Việc thực hiện Marketing trực tiếp đối với mục đích xây dựng mối quan hệ với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tăng được thiện cảm, sự hài lòng của khách hàng, kích thích họ quay lại và dần dần trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Ngược lại, vào bất cứ lúc nào, một khách hàng cảm thấy không hài lòng cũng đều có thể chia sẻ quan điểm của họ qua các kênh mạng xã hội và trên website của doanh nghiệp và điều này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín và doanh thu của bạn.

xay-dung-moi-quan-he-voi-khach-hang

Với mục tiêu bán hàng

Marketing trực tiếp cũng là một phương pháp hữu hiệu giúp bạn nhanh chóng tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp của mình. Với nội dung giới thiệu, mô tả sản phẩm hay là lời đề nghị bán hấp dẫn được cung cấp trực tiếp tới các khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện hoạt động bán hàng thông qua phương pháp Marketing này. Nếu như quan hệ thương mại đã được tồn tại từ trước, quá trình Marketing trực tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn trong việc thúc đẩy họ tiếp tục mua hàng với các ưu đãi hấp dẫn.

Bước 2: Xây dựng data

Tiếp theo, để có thể xây dựng được một bản chiến lược Marketing trực tiếp hiệu quả ta cần phải hiểu, data là một yếu tố quan trọng việc quyết định sự thành công của toàn bộ chiến lược. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều những đơn vị rao bán, cung cấp data cho các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện marketing trực tiếp. Tuy nhiên về độ chính xác và tin cậy của những data này rất khó để bạn có thể kiểm chứng, trong trường hợp đối tượng khách hàng mà bạn tiếp cận thông qua data này không phải là đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp, rất có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực và làm phản tác dụng.

Vậy làm cách nào để doanh nghiệp có thể có được cho mình những data chất lượng? Cách tốt nhất dành cho bạn đó là hãy tự xây dựng cho mình những data về khách hàng thông qua quá trình bán hàng, quảng cáo, truyền thông online và offline. Những data chất lượng cần phải có cho mình đầy đủ thông tin về khách hàng: tên và địa chỉ liên lạc, lịch sử mua bán, nhân khẩu học, thu nhập, sở thích, hành vi,… Và một thông tin quan trọng đó chính là ngày sinh nhật của họ. Càng nắm rõ được những thông tin về khách hàng thì bạn càng có cơ hội tạo ra được chiến lược Marketing trực tiếp hiệu quả. Bởi nhưng tôi đã nói ở bên trên, đây chính là phương thức liên lạc trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng, bạn cần phải đảm bảo những thông tin mà bạn muốn truyền tải được đưa đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, đạt được đúng mục đích mà doanh nghiệp đã đề ra. Một số cách để thu thập Data giúp doanh nghiệp đạt được những mong đợi như:

  • Thu thập data qua lịch sử bán hàng của bạn
  • Thu thập data qua thực hiện khảo sát
  • Thu thập data bằng cách tổ chức các cuộc thi, chương trình khuyến mãi
xay-dung-data

Bước 3: Lựa chọn công cụ thực hiện marketing trực tiếp

Cùng với mục đích là tạo cho doanh nghiệp cơ hội chăm sóc và tìm kiếm khách hàng một cách trực tiếp nhất, nhưng mỗi công cụ của Marketing trực tiếp lại có cho mình cách thức hoạt động và ưu nhược điểm khác nhau. Bạn không nên áp dụng marketing trực tiếp một cách tùy tiện và tràn lan với tất cả các công cụ hiện có, thay vào đó bạn có thể dựa vào đặc điểm của sản phẩm và mục đích của mình mà doanh nghiệp có thể được cho mình có những sự lựa chọn khác nhau.

Điện thoại trực tiếp

Đây là công cụ truyền thống và phổ biến đã được áp dụng trong Marketing trực tiếp từ những ngày đầu tiên và cho tới tận bây giờ. Với ưu điểm là cuộc trò chuyện giữa doanh nghiệp và khách hàng không bị dập khuôn mà bạn có thể biến tấu thay đổi linh hoạt tùy theo từng khách hàng mà doanh nghiệp có thể thu thập được thông tin một cách cụ thể và chi tiết nhất. Thêm vào đó, doanh nghiệp của bạn có thể dễ dàng đánh giá được sự quan tâm và thái độ của khách hàng đối với sản phẩm và thương hiệu của mình.

Email

Với ưu điểm là thời gian thực hiện vô cùng nhanh chóng, tiện lợi và bạn có thể đo lường được kết quả một cách dễ dàng, rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng công cụ Marketing trực tiếp này cho nhiều mục đích khác nhau như: quảng bá, giới thiệu sản phẩm, gửi lời cảm ơn, chúc mừng,… đến khách hàng của mình. Hơn nữa, việc thực hiện Marketing qua công cụ này giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa ngân sách và thời gian.

lua-chon-cong-cu-marketing-truc-tiep

Gửi thư trực tiếp

Đây cùng là công cụ thường được doanh nghiệp sử dụng với mục đích: gửi lời cảm ơn tri ân tới khách hàng, lời mời tham dự sự kiện, sách hướng dẫn,… Có một thời gian hình thức Marketing này tưởng chừng như đã bị lãng quên hoàn toàn trong thời đại công nghệ đang ngày càng được đề cao như hiện nay. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, phong cách cổ điển bắt đầu lên ngôi và những lá thư trực tiếp, đặc biệt là thư tay đã và đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng cho mục đích Marketing.

Thư trực tiếp nếu như được sử dụng đúng cách, đúng thời điểm sẽ đem lại cho doanh nghiệp những cái nhìn thiện cảm từ phía khách hàng của mình, khẳng định được hình ảnh và đẳng cấp của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể áp dụng hình thức Marketing này đến với những khách hàng trung thành của doanh nghiệp, bằng một lá thư tay gửi lời cảm ơn vào đúng ngày sinh nhật họ với những món quà nhỏ là sản phẩm của thương hiệu sẽ gây được ấn tượng vô cùng lớn từ phía khách hàng

Quảng cáo tại điểm bán

Quảng cáo tại điểm bán sẽ cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng tại đúng “khoảnh khắc vàng” khi họ đang thực hiện quyết định mua hàng của mình. Với hình thức này, doanh nghiệp có thể tạo ra được độ tin cậy cao cho khách hàng với những lời giới thiệu, thuyết phục và có thể được kiểm chứng được ngay lập tức. Rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhận ra được những ưu điểm lớn của loại hình thức này, đặc biệt trong các loại hình sản phẩm như: đồ điện tử, mỹ phẩm,… có thể cho phép khách hàng trải nghiệm trực tiếp sản phẩm tại gian hàng bày bán, đi kèm với các hàng dùng thử, hàng khuyến mãi đi kèm.

Tổ chức sự kiện

to-chuc-su-kien

Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra tiền bạc và công sức để có thể xây dựng một sự kiện nhằm thực hiện Marketing trực tiếp, tuy nhiên hiệu quả mà hình thức này mang lại là vô cùng lớn. Với một số các loại hình sự kiện tiêu biểu như: tri ân, lễ kỷ niệm, khai trương,… doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện quảng bá cho sản phẩm của mình trực tiếp đến các khách hàng đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng nhằm cải thiện và khắc phục những điểm còn thiếu sót và hơn cả, một sự kiện được tổ chức thành công chắc chắn sẽ để lại cho khách hàng của bạn những ấn tượng, hình ảnh tích cực về doanh nghiệp.

Bước 4: Đo lường hiệu quả và điều chỉnh nếu cần thiết

Mỗi hoạt động truyền thông đều phải đạt được cho mình những kết quả và mang lại hiệu quả nhất định trong hoạt động kinh doanh nên do đó cần phải được đo lường một cách kỹ càng. Đối với Marketing trực tiếp, để có thể đo lường được hiệu quả của hoạt động, doanh nghiệp có thể so sánh trực tiếp hiệu quả mà hoạt động mang lại với mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể so sánh được chi phí mà mình đã phải bỏ ra giữa những công cụ khác nhau để có thể đạt được cho mình một đơn vị đo lường cụ thể. Với những số liệu từ hoạt động Marketing trực tiếp, doanh nghiệp có thể thoải mái điều chỉnh lại chiến lược của mình một cách phù hợp với mục tiêu Marketing theo từng giai đoạn cụ thể.

Kết luận

Trên đây là bài viết giới thiệu Marketing trực tiếp là gì và cách thức để bạn có thể xây dựng một chiến dịch Marketing trực tiếp hiệu quả. Qua bài viết này, Vidcogroup hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết và bổ ích trong việc vận dụng hình thức marketing quyền lực này nhằm đạt được mục đích kinh doanh hiệu quả nhất.

Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Tài Liệu Tham Khảo:

  1. Tổng hợp các chiến lược Marketing nổi tiếng nhất trên thế giới
  2. Marketing là gì? Những điều cần biết về Marketing từ A đến Z
  3. Cách xây dựng chiến lược Marketing ngành nội thất.
  4. Opt-in là gì? Hướng dẫn chi tiết cách phân biệt opt-in và opt-out?

Author

nguyendaihai