Chưa được phân loại

Marketing truyền thống là gì? Cách xây dựng chiến lược Marketing truyền thống từ A-Z

Chắc hẳn các Marketers trong nghề đã không ít lần nghe thấy cụm từ Marketing truyền thống cũng như biết về sức ảnh hưởng của nó đến Marketing hiện đại ngày nay. Có thể nói, Marketing truyền thống chính là “gốc rễ nguồn cội” của Marketing hiện đại bây giờ và là chìa khóa cho nhiều sự sáng tạo sau này. Vậy Marketing truyền thống là gì? Hình thức Marketing này liệu có còn được tiếp tục trọng dụng trong thời đại ngày nay hay không, khi mà Digital Marketing đang “lên ngôi” như vũ bão và ngày càng chứng tỏ được sức mạnh của nó? Ngay bây giờ, hãy cùng Vidcogroup tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Marketing truyền thống là gì?

Traditional-Marketing

Marketing truyền thống là tất cả hoạt động sáng tạo, truyền đạt, phân phối và trao đổi sản phẩm/dịch vụ nào đó đến với người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã hội nói chung, mà không cần phải dùng đến kỹ thuật số hay Internet.

Hình thức Marketing này có thể được hiểu theo 2 cách: Một, là hoạt động sử dụng những phương thức bán hàng truyền thống thông qua báo dài, TV, tờ rơi,….; và cách thứ hai là việc các doanh nghiệp chú trọng vào khâu phân phối & bán sản phẩm, nghĩa là người bán sẽ sản xuất sản phẩm sau đó mới dùng đến marketing để bán.

Làm thế nào để chiến lược Marketing truyền thống có hiệu quả?

Marketing truyền thống muốn đạt được hiệu quả thì phải được thực hiện thông qua việc kết hợp nhiều dạng quảng cáo và Marketing khác nhau. Các phương pháp marketing truyền thống có thể sẽ bao gồm việc quảng cáo in, chẳng hạn như bản tin, bảng quảng cáo, tờ rơi, báo chí và một số phương thức khác có thể kế đến như điểm truyền hình, điểm phát thanh quảng cáo cho một doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn dưới đây nhé.

Phát tờ rơi

Trên các tòa nhà, trung tâm thương mại hay ngay cả trên cả các bức tường ở đường phố, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy vô vàn các tờ rơi quảng cáo, áp phích được dán trên đó. Có thể nói đây là những nơi mà tờ rơi, banner phát huy được “sức mạnh truyền thông” nhất. Phải thừa nhận rằng, việc đưa trực tiếp danh thiếp cho khách hàng sẽ tạo ra sự tin cậy cao hơn, góp phần tạo dựng mối quan hệ và tính tương tác tốt hơn.

phat-to-roi

Vậy nên, đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc phát tờ rơi đến tận tay người tiêu dùng. Tờ rơi hay danh thiếp đều có thể gợi ra những phản ứng cảm xúc chân thật nhất và dễ dàng được tiếp nhận hơn những thông tin có trên Internet hay thậm chí là quảng cáo trên truyền hình. Trong thời đại mà marketing hiện đại đang “chiếm sóng” mạnh mẽ như hiện nay thì việc kết hợp Marketing truyền thống vào trong 1 vài campaign sẽ mở ra cho doanh nghiệp của bạn rất nhiều cơ hội phát triển mới. 

Gửi thư trực tiếp (Direct mail)

Gửi thư trực tiếp đang thực sự trở lại. Trước đây, người ta thường gán cho nó cái mác là “chậm như ốc sên” và gần như bị cho vào quên lãng. Thì giờ đây, việc gửi thư trực tiếp ghi điểm bởi chính sự sáng tạo, cá nhân hóa và nhắm đúng mục tiêu tới một số đối tượng cụ thể. Một số hình thức phổ biến của thư trực tiếp như: tài liệu quảng cáo, tờ rơi, bản tin, bưu thiếp… Gửi thư trực tiếp mà không chỉ trở nên dễ hiểu hơn mà còn có cho mình sức mạnh tác động đến độc giả. Một vài nghiên cứu từ các nhãn hàng đã cho thấy được mức độ hiệu quả của thư trực tiếp so với các phương thức marketing khác như email thì tốc độ phản hồi nhanh hơn, khách hàng mua nhiều hơn và doanh nghiệp dễ dàng truy xuất đơn làm cho thư trực tiếp lỗi thời trở thành “làn sóng mới” thật sự trong marketing thời đại mới. 

Marketing truyền thống qua điện thoại

marketing

Marketing qua điện thoại (Telemarketing) dù là ở trong nước hay nước ngoài thì vẫn giữ được sức thống trị của nó trong ngành marketing. Trang Marketingprofs đã cho rằng marketing qua điện thoại có thể tạo ra khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp B2B hơn là Marketing hiện đại, thậm chí còn đánh bại các hệ thống CRM khác. Hình thức này có cho mình rất nhiều ưu điểm như doanh nghiệp có thể lựa chọn và xác định được ngay các khách hàng tiềm năng trên cơ sở dữ liệu có sẵn.

Diễn thuyết tại hội thảo

Đây cũng là một trong những hình thức Marketing truyền thống mang tính trực diện không thể thiếu hiện nay. Hằng năm, thậm chí là hằng tháng, hằng ngày, có hàng trăm, hàng nghìn hội thảo, workshop chuyên đề được tổ chức trên toàn thế giới nhằm mở ra cơ hội giao lưu, gặp gỡ giữa những người trong ngành với nhau.

dien-thuyet-tai-hoi-thao

Đứng ở vị trí doanh nghiệp, CEO hay những người giữ chức vụ cao và có cho mình nhiều kinh nghiệm sẽ được mời tham gia các hội thảo với tư cách là diễn giả, nhằm chia sẻ các quan điểm của mình về ngành. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp có thể tạo ra mối quan hệ lâu dài với những đối tác có cùng vị trí trong ngành cũng như tạo dựng, quảng bá thương hiệu của công ty.

Nếu như hiện tại công ty bạn chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức hay diễn thuyết, thì cũng nên tham gia các hội thảo của đơn vị khác. Vì bên cạnh việc cập nhật, biết thêm những kiến thức về ngành thì đây cũng là một cơ hội tốt để mọi người mở rộng thêm mối quan hệ, giao lưu với tiền bối trong ngành. 

Quảng cáo ngoài trời

quang-cao-ngoai-troi

Biển quảng cáo ngoài trời sử dụng cho mình hình ảnh in hoặc vẽ tay trên vải vẫn còn rất phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Với những sự kiện lớn, đôi khi bạn sẽ nhìn thấy những biển quảng cáo xuất hiện “nhan nhản” trong cả chặng đường dài, từ đường cao tốc đến các hành lang, tàu điện ngầm, ngã tư,…. Phương thức marketing truyền thống này sử dụng rất ít văn bản và nhiều hình ảnh hơn. Một bức ảnh sẽ đáng giá bằng cả ngàn lời nói và hình ảnh hấp dẫn chính là yếu tố quyết định để nâng cao nhận diện thương hiệu. Đây hẳn là một phương pháp marketing mà hầu hết các bạn đều đã quen thuộc. Các biển quảng cáo ngoài trời sẽ không thể bị lỗi thời do phạm vi tiếp cận của nó trải rộng khắp các tầng lớp xã hội và ranh giới địa lý.

In ấn các cuốn catalogue

catalogue

In ấn sẽ không bao giờ lỗi thời, nó chỉ đơn thuần là luôn thay đổi và ngày một phát triển hơn mà thôi. Sự bùng nổ của công nghệ sẽ chỉ khiến cho phương thức marketing in ấn trong các cuốn catalogue trở nên đặc biệt hơn, nhất là trong các ngành thực phẩm, thời trang, nghệ thuật,… Hãy làm nó trở nên hấp dẫn hơn với thiết kế đẹp mắt kèm các thông tin về chiết khấu giá cả, ưu đãi hay các bộ sưu tập đang “gây sốt”.

Thiết kế các video ấn tượng trên truyền hình

Nếu như bạn đang quan niệm truyền hình là một phương tiện lạc hậu và cũ kỹ thì đó chắn chắn sẽ là một quan điểm sai lầm. Các clip quảng cáo truyền hình vẫn sẽ phát huy được tốt nếu như nội dung của bạn thực sự hấp dẫn và chạm đến cảm xúc của độc giả. Phương tiện marketing truyền thống này sẽ đạt được hiệu quả cao hơn nếu như bạn biết được cách kết hợp với các phong cách hiện đại như giảm thời gian các clip quảng cáo (TVC) xuống và xây dựng các câu chuyện có thông điệp ý nghĩa đến khán giả qua các clip đó. 

Tài trợ chương trình, sự kiện

Việc doanh nghiệp của bạn góp mặt (tên + logo) trên các ấn phẩm truyền thông của các chương trình, sự kiện với tư cách là Nhà tài trợ chính là một trong những cách để bạn có thể quảng bá tên tuổi của thương hiệu tốt nhất đến với khách hàng cũng như các đối tác trong ngành.

event

Các doanh nghiệp nên lựa chọn sự kiện có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của công ty mình hoặc đối tượng khách hàng mục tiêu của hai bên có điểm tương đồng. Bởi điều đó sẽ giúp việc thu hút được thêm một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Đặc biệt trong trường hợp là Nhà tài trợ về mặt tài chính, bạn hoàn toàn có cơ hội thu thập được danh sách data khách hàng để có thể sử dụng cho mục đích kinh doanh sau này. 

Tất nhiên, ngoài tài trợ về mặt tài chính, các công ty còn nhiều sự lựa chọn khác như trở thành Nhà tài trợ hiện vật – cách thức giúp người tham dự có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm đến từ chính doanh nghiệp đồng thời để lại những phản hồi có ích cho họ; hoặc Nhà tài trợ truyền thông – giúp tiếp cận đến nhiều hơn khách hàng mục tiêu cho sự kiện.

Tham dự hội trợ, triển lãm thương mại

Hội chợ, triển lãm thường được tổ chức 1-2 lần/năm chính là dịp tuyệt vời để các công ty trưng bày và tiếp thị sản phẩm của mình đến nhiều đối tượng khác nhau. Ngoài ra, đây cũng là lúc bạn có thể “nhìn ngắm” và nghiên cứu các sản phẩm mới nhất, đặc trưng nhất của các đối thủ cạnh tranh để rút ra bài học cũng như cải tiến cho sản phẩm công ty mình. 

Các hội chợ, triển lãm lớn cũng thu hút không ít các diễn giả tiếng tăm. Hãy đến và lắng nghe vì biết đâu bạn sẽ tìm kiếm ra một cơ hội hợp tác tuyệt vời sau này. 

Ưu điểm và nhược điểm của Marketing truyền thống

Ra đời sớm và tiếp tục tồn tại trong sự phát triển của công nghệ thông tin, nên bên cạnh những ưu điểm nổi trội của mình, Marketing truyền thống cũng không tránh khỏi vấp phải những hạn chế cần phải được khắc phục. Các marketers cần phải hiểu rõ để có thể tận dụng được tối đa ưu điểm của nó và tránh mắc phải những sai lầm không cần thiết.

Ưu điểm của Marketing truyền thống

Tiếp cận nhanh chóng tới khách hàng địa phương (local customers): Marketing truyền thống là phương thức giúp bạn tiếp cận với khách hàng của các khu vực nhỏ nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều lần hơn so với digital marketing. Radio là một gợi ý không tồi khi nó vừa có thể giúp bạn quảng bá doanh nghiệp của mình vừa truyền tải được thông điệp ý nghĩa một cách nhanh nhất.

Tái sử dụng và tái chế khi có thể: Các tờ rơi hay các tấm áp phích có một lợi thế vô cùng to lớn so với các phương thức marketing online khác đó là có thể tái sử dụng và được đọc lại bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào mà bạn đang ở mà không cần kết nối internet. Những phương tiện quảng cáo cũng có thể được giữ lại để sử dụng và tái chế trong tương lai.

Benefits-of-Traditional-Marketing

Quen thuộc: Không cần tranh cãi, Marketing truyền thống chính là phương thức rất đỗi quen thuộc đối với tất cả các thế hệ. Nó tồn tại một cách vô thức trong suy nghĩ của mọi người và khiến cho họ chấp nhận các hình thức quảng cáo như tờ rơi, áp phích một cách dễ dàng mà không cần bất cứ lời giải thích nào. Đặc biệt, là đối với những người già hay các đối tượng trung tuổi sống ở nông thôn khác, hình thức marketing này được cho là dễ tiếp cận hơn và tất nhiên, đem lại hiệu quả cao hơn cho các doanh nghiệp.

Độ tin cậy cao hơn: Tiếp thị truyền thống luôn có cho mình tỷ lệ thành công cao. Phương pháp marketing này được thử nghiệm rất nhiều lần và do đó mọi doanh nhân đều tin rằng phương pháp truyền thống sẽ đem đến cho họ thành công. Marketing trực tuyến có thể tiếp cận một lượng lớn khách hàng, nhưng không có gì đảm bảo trong số đó tất cả đều là khách hàng mục tiêu.

Tạo thêm khách hàng mới: Marketing truyền thống sẽ cho phép bạn tiếp cận được với một lượng khách hàng lớn và trên nhiều nhân khẩu học khác nhau. Bạn có thể sử dụng biển quảng cáo của mình, truyền hình và đài phát thanh để quảng cáo. Điều đó sẽ giúp bạn đem thông điệp của bạn đến với các khu vực địa lý khác nhau, tiếp cận được khán giả mục tiêu và có thể, họ cũng có sự kết nối lại với doanh nghiệp của bạn.

Nhược điểm của Marketing truyền thống

Văn bản tĩnh: Trong Marketing truyền thống, văn bản được sử dụng sẽ là văn bản tĩnh, tức là bạn không thể thay đổi một khi đã xuất bản và điều này sẽ gây khó khăn mỗi khi sản phẩm có sự “update” hay khách hàng có sự phản hồi với sản phẩm, bạn không thể tương tác trực tiếp với họ. Hiển nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, điều này gây ra một cản trở vô cùng lớn.

Mất nhiều thời gian để cập nhật thông tin: Nếu hình thức marketing offline này mất tới cả ngày hay thậm chí là vài ngày để có thể chuẩn bị cho ra mắt một sản phẩm quảng cáo trên báo chí hay truyền hình, thì với marketing hiện đại, quãng thời gian này rút ngắn chỉ còn vài phút. Đó là lúc bạn biết mình nên chọn hình thức nào vừa có lợi cho bản thân cũng như doanh nghiệp. 

nhuoc-diem-cua-marketing-truyen-thong

Chi phí đắt đỏ: Đây có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến việc Marketing truyền thống hiện nay không còn nhận được sự ưa chuộng như Marketing trực tuyến. Việc in tờ rơi, sản xuất chương trình, tổ chức sự kiện offline đều mất rất nhiều chi phí và ngốn khá nhiều công sức của bạn. Việc này có thể được thực hiện dễ dàng trên hình thức trực tuyến với hiệu quả đem lại là tương đương.

Khả năng đo lường thấp: Trong hình thức Marketing này, bạn chỉ có thể tạo ra quảng cáo cho một vài kiểu túi xách hay đôi giày đang là “hot trend” của thị trường, chứ không thể đo lường sở thích, thói quen của khách hàng trên mạng xã hội để gợi ý sản phẩm khách hàng mong muốn như với Marketing trực tuyến.

Cung cấp ít thông tin hơn: Khối lượng dữ liệu của cả một doanh nghiệp hay sản phẩm không thể được trình bày đầy đủ trong cứ hình thức “offline| nào, do đó, nó gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình.

Điểm giống và khác nhau giữa Marketing hiện đại và marketing truyền thống

Rõ ràng Marketing không phải là xu hướng mới mà nó đã tồn tại rất lâu trên thế giới. Theo thời gian, Marketing chỉ thay đổi về phương thức triển khai và dưới sự phát triển của công nghệ số, nó đã tạo ra sức ảnh hưởng không hề nhỏ với sự kết hợp của cả Marketing truyền thống và hiện đại.

Sự khác nhau

Điểm xuất phát: Khác biệt đầu tiên mà bạn phải kể đến đó chính là việc Marketing truyền thống tập trung chính vào việc bán những mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất ra còn Marketing hiện tại thì lại chú trọng vào khâu nghiên cứu khách hàng rồi sau đó mới bắt đầu sản xuất sản phẩm để có thể bán cho các khách hàng mục tiêu.

Góc nhìn: Hình thức Traditional marketing này được cho là chỉ đứng trên góc nhìn của doanh nghiệp và tập trung làm sao để bán được nhiều hàng nhất có thể, mặc kệ khách hàng của bạn có thích hay không. Trong khi đó Marketing hiện đại hướng đến việc tìm hiểu được nhu cầu khách hàng và cung cấp các sản phẩm đến từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Phạm vi ảnh hưởng: Trong khi Marketing kiểu truyền thống chỉ ảnh hưởng đến việc bán hàng trong doanh nghiệp thì với Marketing hiện đại, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ phòng ban của cả một công ty, từ phòng tài chính, kế hoạch, hay nghiên cứu phát triển (R&D),…

Mục đích: Mục đích của Marketing truyền thống chỉ là bán hàng còn mục đích của Marketing hiện đại thì rộng hơn thế nhiều, nó bao gồm cả sự hài lòng của khách hàng, dịch vụ sau sales và nhiều sự thay đổi khác.

Hình thức: Điểm khác biệt cuối cùng chúng tôi muốn nhắc đến trong bài viết này đó là Marketing hiện đại đã đa dạng hóa các phương thức thực hiện, không chỉ là trên tivi, báo đài, biển quảng cáo,… mà còn trên các trang mạng xã hội hay các kênh internet marketing khác. 

Điểm giống nhau

Có thể nói, Marketing truyền thống chính là cái gốc, cơ sở hình thành quan trọng cho Marketing hiện đại ngày nay. Suy cho cùng, cả  truyền thống và hiện đại đều đóng vai trò cốt lõi trong việc đem lại doanh thu cao nhất cho công ty. Hiểu đơn giản thì Marketing chỉ là 1 bộ phận nhỏ của Marketing hiện đại. Marketing hiện đại rộng lớn hơn, bao quát hơn khi góp phần vào việc tạo ra nhu cầu mới, thay đổi cơ cấu nhu cầu và làm cho nhu cầu ngày càng triển – và tất nhiên, cũng đẩy mạnh tiêu thụ những nhu cầu đó.

Kết luận

Marketing truyền thống đã, đang và sẽ còn tiếp tục tồn tại và có tầm ảnh hưởng đến lĩnh vực Marketing nói chung dù cho Marketing hiện đại có đang “khuấy đảo” thị trường đến cỡ nào đi nữa. Vì vậy, các bạn trẻ yêu thích Marketing đừng chủ quan mà hãy liên tục học hỏi cũng như cập nhật những kiến thức để trang bị cho mình một nền móng vững chắc nhất trước khi bước chân vào nghề. Hi vọng với bài viết này, Vidcogroup đã giúp bạn có được cho mình một cái nhìn đầy đủ hơn về Marketing truyền thống. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết hấp dẫn này của chúng tôi!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Có thể bạn quan tâm:

  1. Marketing 4.0 là gì? Xu hướng marketing 4.0 trong thời đại số
  2. Marketing mix là gì? Ý nghĩa của từng yếu tố P trong marketing 4P và marketing 7P
  3. Mục tiêu marketing là gì? Hướng dẫn cách đặt mực tiêu marketing chuẩn SMART

Author

nguyendaihai