Chưa được phân loại

Phân tích chi tiết mô hình cạnh tranh của Vinamilk

Với sự phát triển của ngành sữa Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các công ty sản xuất trong và ngoài nước đang ngày càng lớn hơn. Cùng Vidcogroup phân tích case study mô hình cạnh tranh của Vinamilk để hiểu về sức mạnh của “ông lớn” này trên thị trường sữa tại Việt Nam hiện nay.

Vinamilk hiện đang đứng ở vị trí thứ 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau 10 năm cổ phần hóa. Hiện Vinamilk chiếm khoảng 53% thị phần ngành hàng sữa nước, 84% thị phần sữa chua và 80% thị phần sữa đặc. Vinamilk cũng có cho mình hệ thống phân phối và bán hàng rộng khắp Việt Nam, sản phẩm Vinamilk hiện có mặt tại hơn 212.000 điểm bán lẻ, 100 cửa hàng giới thiệu sản phẩm của chính công ty, và 650 siêu thị trên toàn quốc.

Mô hình cạnh tranh của Vinamilk

Các khách hàng cuối cùng, có khả năng gây áp lực lớn cho các công ty về chất lượng của sản phẩm của họ. Hiệu tại các sản phẩm sữa trên thị trường rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, yếu tố giá cả không còn quá quan trọng đối với người tiêu dùng khi họ có thể lựa chọn các sản phẩm sữa mà mình cảm thấy yêu thích. Các công ty cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, sự đa dạng của các sản phẩm, sức mạnh thương hiệu,… rồi mới đến giá cả của sản phẩm. Đối với các sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, công ty sữa có thể nâng giá sản phẩm của mình lên mà khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do đó, năng lực thương lượng của người mua thấp.

Còn với các đại lý bán lẻ, trung tâm dinh dưỡng, công ty sẽ chiết khấu và hoa hồng. Các điểm phân phối như trung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhà thuốc…có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác động đến quyết định mua sản phẩm sữa nào của các khách hàng mua lẻ/ cuối cùng thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm

Sự đe dọa của sản phẩm thay thế

Trên thực tế, sản phẩm sữa luôn có cho mình vị trí khá vững vàng trên thị trường đối với rất ít mặt hàng thay thế khác do đặc thù của sữa là sản phẩm bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu dành cho mọi lứa tuổi đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Đối với các mặt hàng sữa nước, các sản phẩm thay thế có khả năng làm giảm thị phần của công ty là sữa hạt, sữa đậu nành, đồ uống ngũ cốc hoặc các loại nước giải khát có pha sữa,.. Có thể đánh giá ngành sữa ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế.

sua-hat-hanh-nhan-nguyen-chat

Rào cản gia nhập ngành

Nhìn chung, rào cản gia nhập của ngành sữa khá cao với chi phí gia nhập ngành, đặc trưng hóa sản phẩm và thiết lập được hệ thống kênh phân phối phù hợp:

– Chi phí gia nhập ngành, nhìn chung không cao nhưng phải đủ lớn để cho nhu cầu quảng cáo, nghiên cứu và phát triển của công ty. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sữa nước và sữa chua lại khá cao.

 – Đặc trưng hóa sản phẩm: Thị trường sữa Việt Nam tới nay đã có mặt hầu hết các hãng sữa lớn trên toàn thế giới, trong đó các hãng sữa lớn đã sở hữu cho mình thị phần nhất định và ít biến đổi trong thời gian qua. Do đó, các đối thủ mới muốn gia nhập vào ngành sữa phải có sự đầu tư mạnh mẽ để lôi kéo và làm thay đổi sự trung thành của thị trường với các hãng sữa hiện có.

-Kênh phân phối: các kênh phân phối sản phẩm hiện tại của ngành sữa đã được các doanh nghiệp hiện có sử dụng triệt để. Do đó, đối thủ mới gia nhập phải thuyết phục được các kênh phân phối này bằng cách chấp nhận chia sẻ hoa hồng cao. Do đó, có thể kết luận rằng áp lực từ những đối thủ mới là không đáng kể, mà cạnh tranh chủ yếu sẽ diễn ra trong nội bộ ngành hiện tại.

Sức mạnh thương lượng của các nhà cung cấp

Vinamilk nói riêng và các doanh nghiệp sữa nói chung đều sở hữu năng lực thương lượng với các nhà cung cấp. Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa, 95% số lượng bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình, chỉ có 5% số lượng bò sữa được nuôi tại các trại chuyên biệt với quy mô từ 100-200 con trở lên (VEN, 2009). Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, chưa chú trọng đến quy trình, vì thế mà số lượng và chất lượng sữa chưa ổn định, giảm khả năng thương lượng với các công ty sản xuất. Việc thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, quy mô trang trại còn quá nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao… khiến người nông dân nuôi bò sữa gặp rất nhiều bất lợi. Do đó, các công ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong việc thương lượng giá thu mua sữa đầu vào.

nong-trai-bo-sua-cua-vinamilk

Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành

Công ty Vinamilk hiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh tương đối cao từ các thương hiệu trong nước và nước ngoài như: TH True Milk, Nesle, Abbott, Mead Jonson,.. Tương lai thị trường sữa sẽ tiếp tục mở rộng và mức độ cạnh tranh càng tăng cao.

mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-vinamilk

Không chỉ lớn mạnh ở thị trường trong nước, Vinamilk còn không ngừng phát triển thị trường xuất khẩu của mình. Hiện Vinamilk đã có thể xuất khẩu sản phẩm của mình đi hơn 31 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng hơn 200 triệu USD Mỹ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Đông và Châu Á. Vinamilk đang tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường sang Châu Âu, Châu Phi, Nam Mỹ,…Doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ lệ từ 8% – 24% tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk. Tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu là 17%/năm trong 10 năm qua. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sữa bột và sữa đặc.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Tài Liệu Tham Khảo:

  1. ch xây dựng chiến lược affiliate marketing hiệu quả
  2. Hướng dẫn quy trình SEO từ khóa tổng quan
  3. Cách SEO Facebook và thủ thuật SEO Facebook
  4. Backlink là gì? Những tiêu chí giúp bạn lựa chọn được Backlink chất lượng 2021

Author

nguyendaihai