
Đối với bất kì công việc kinh doanh nào dù cho đó có là cá nhân nhỏ lẻ hay là một doanh nghiệp lớn, nếu như doanh nghiệp muốn thàng công thì đều cần có marketing. Nhưng thực chất bạn đã hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của phòng marketing là gì hay chưa? Tầm quan trọng vì sao các công ty dù lớn hay nhỏ luôn cần có cho mình chiến lược marketing? Hãy theo dõi bài viết sau đây để cùng hiểu rõ hơn nhé
Marketing là gì?
Theo Hiệp hội Marketing Mỹ – AMA: “Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của một tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức”. Theo đó, Marketing có thể hiểu theo nghĩa rộng lớn đó là toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là các hoạt động từ hình thành ý tưởng sản xuất hàng hóa/dịch vụ cho đến triển khai sản xuất và tiêu thụ để hàng hóa đó thể bán tốt trên thị trường.
Cùng với việc quảng cáo, xúc tiến, định giá và phân phối là những chức năng cơ bản nhất để bạn tiêu thụ hàng hóa đó. Chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, giữa sản phẩm và khách hàng, giữa thuộc tính của sản phẩm với nhu cầu của khách hàng. Có thể nói marketing là hoạt động không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn thành công trong cơ chế thị trường.

Chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing
Nghiên cứu dự báo thị trường
Thu thập những thông tin về thị trường để xác định được nhu cầu của thị trường, thị trường mục tiêu, thị trường mới. Xác định phạm vi thị trường cho những sản phẩm hiện tại của công ty và dự báo về nhu cầu của sản phẩm hàng hóa mới, định hướng tiêu thụ sản phẩm, bán hàng, nghiên cứu xu hướng phát triển của khối lượng và cơ cấu nhu cầu, xác định những đặc thù của các khu vực và các đoạn của thị trường.
Tổ chức triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới
Theo Philip Kotler và Gary Armstrong, quá trình phát triển sản phẩm mới sẽ trải qua 8 bước:

Sau khi bạn đã có được cho mình mô hình sản phẩm phù hợp nhất, doanh nghiệp sẽ tiến hành phát triển theo chiến lược marketing cho mô hình sản phẩm ấy. Công việc sẽ bao gồm:
Xác định thị trường mục tiêu: Khách hàng là ai? Đặc điểm của họ như thế nào? (vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tính cách, lối sống…)
Xây dựng kế hoạch trong chiến lược Marketing Mix: giá cả, hệ thống phân phối, Promotion…
Xây dựng kế hoạch bán hàng, mục tiêu lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp.
Phân tích mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp từ đó đưa ra những chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cản tiến, hoàn thiện sản phẩm hiện tại của mình, vạch ra hướng đi phát triển sản phẩm mới trong tương lai, xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm mới cũng như đề xuất về việc chế tạo những sản phẩm mới, nghiên cứu và hoàn thiện bao bì của sản phẩm để có kế hoạch Marketing tương ứng phù hợp.
Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu
Phân khúc thị trường giúp các Marketer có thể nhìn thấy được cơ hội của doanh nghiệp trên thị trường thông qua công việc phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến . Từ đó đưa ra những sản phẩm cùng loại nhưng có cho mình công dụng khác nhau, bao bì khác nhau, giá thành khác nhau… để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của những đối tượng khách hàng. Hơn thế nữa, phân khúc thị trường là cơ sở tiền đề để doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược thị trường. Khi Marketer làm tốt công việc phân khúc thị trường sẽ dễ dàng xác định được phân khúc thị trường thích hợp để đầu tư, dẫn đến thành công cho doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu như Marketer chọn sai thị trường thì chiến lược trên lý thuyết dù có hay đến đâu cũng khó có thể thực hiện thành công, bởi có thể Marketer đã chọn một thị trường quá lớn so với khả năng hiện tại của doanh nghiệp, hoặc một thị trường quá nhở. Vì vậy, phân khúc thị trường giúp Marketer xác định được mục tiêu hiệu quả, là cơ sở để các Marketer nhận định và đánh giá thị trường, giúp theo dõi những diễn biến thị trường cũng như phán đoán được những thay đổi trong tương lai nhằm đón đầu nhu cầu thị trường.

Phát triển sản phẩm mới

Người ta nói sản phẩm mới là dòng máu nuôi sống toàn bộ doanh nghiệp. Sản phẩm mới được phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng, bắt kịp với công nghệ, kỹ thuật mới, phù hợp với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Tuy nhiên, việc phát triển một sản phẩm mới là điều khá rủi ro vì nhiều sản phẩm mới ngay từ lần đầu ra mắt đã gặp thất bại. Chính vì vậy, phòng Marketing với nhiệm vụ và chức năng của mình sẽ đưa sản phẩm mới ra thị trường sao cho đỡ tốn kém và tránh được thất bại tối thiểu nhất cho doanh nghiệp.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược Marketing
Kế hoạch tiếp thị ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều phối các hoạt động và có tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Chiến lược tiếp thị tốt sẽ định hướng các hoạt động để hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, chiến lược Marketing rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp vì nó đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp không có được thành công vì họ không xây dựng cho mình chiến lược Marketing rõ ràng, bài bản và dài hạn. Phòng Marketing sẽ kết hợp lập kế hoạch để có những định hướng, chiến lược rõ ràng không chỉ nhằm thấu hiểu khách hàng, ngành nghề kinh doanh mà còn quảng bá tới thị trường sản phẩm và thế mạnh của công ty.
Thiết lập mối quan hệ hiệu quả với giới truyền thông
Để đảm bảo hình ảnh của doanh nghiệp được thể hiện một cách tốt nhất trước công chúng, các chuyên viên phòng Marketing có nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới báo chí, truyền thông để doanh nghiệp luôn có được ưu tiên hàng đầu. Nhiều người thường ví von rằng “Giới truyền thông là cơ quan có sức mạnh lớn thứ tư sau các cơ quan lập pháp, hành pháp, và tư pháp”. Quả thật đúng như vậy, điều này đặt ra một vấn đề rủi ro rất lớn với doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, mà cụ thể và trực tiếp hơn là các chuyên viên PR, chuyên viên Marketing. Cần tránh việc có hiểu lầm với các phóng viên, vì mối quan hệ này sẽ theo suốt nếu bạn còn hoạt động trong lĩnh vực PR Marketing. Và trong trường hợp bất đắc dĩ có xảy ra mâu thuẫn thì hãy giải quyết bằng sự chân thành.
Giới truyền thông là đối tác đắc lực giúp thương hiệu của bạn phát triển, bởi vậy xây dựng và duy trì mối quan hệ với giới truyền thông là rất cần thiết cho việc xử lý những khủng hoảng không lường trước của doanh nghiệp.
Kết luận
Bộ phận Marketing là một phần không thể thiếu trong bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Họ là những nhân tố quan trọng góp phần vào việc thúc đẩy thương hiệu của bạn phát triển, tăng doanh thu, cho doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết này Vidcogroup đã giúp bạn có được những hình dung cơ bản nhất về các chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing cũng như những nhiệm vụ mà họ sẽ phụ trách trong hoạt động marketing tổng thể.
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.
Bài viết cùng chủ đề: