Chưa được phân loại

Salesforce là gì? Vì sao doanh nghiệp của bạn nên sử dụng Salesforce

Salesforce là gì? Đây dường như không còn là một câu hỏi quá xa lạ trong những năm gần đây, khi mà công nghệ điện toán đám mây đang dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Trong số đó có một công nghệ đã tạo ra tầm ảnh hưởng đáng kể đến cách vận hành và xử lý của máy tính trong doanh nghiệp đó chính là phần mềm Salesforce. Vậy Salesforce là gì và tại sao mọi doanh nghiệp lại cần đến Salesforce. 

Salesforce là gì?

Salesforce là giải pháp phần mềm CRM (Customer Relatioship Management) điện toán đám mây theo yêu cầu (on-demand) hàng đầu thế giới. Salesforce là một giải pháp phần mềm CRM tổng thể, cung cấp một loạt các ứng dụng CRM chuyên ngành về bán hàng và dịch vụ khách hàng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Salesforce cung cấp cho các doanh nghiệp các giải pháp tối ưu về bán hàng, quản lý, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Có rất nhiều công ty hiện nay đang sử dụng Salesforce bởi tính bảo mật cao, độ tin cậy lớn và chi phí linh hoạt tùy vào quy mô doanh nghiệp.

salesforce-la-gi

Sơ lược tổng quan về Salesforce:

– Thành lập: tháng 2, 1999

– Người sáng lập: Marc Benioff, Parker Harris, Dave Moellenhoff, Frank Dominguez

– Trụ sở chính: Salesforce Tower, San Francisco, California, Hoa Kỳ

– Sản phẩm: Sales Cloud, Service Cloud, Platform, Marketing Cloud, Commerce Cloud, Community Cloud.

– Các công ty con: Quip, Demandware, Heroku, MuleSoft, Tableau, Software.

Tính năng ưu việt của Salesforce mà mọi doanh nghiệp đều cần có

Chatter

Module chatter cho phép nhân viên của bạn có thể dễ dàng cập nhật và chia sẻ nhanh chóng các thông tin với khách hàng và các bên có liên quan. Công cụ này không chỉ mang đến hiệu quả làm việc và phối hợp nhanh chóng giữa các nhân viên trong công ty mà nó còn tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng và các bộ phận có liên quan.

tai-sao-doanh-nghiep-can-saleforce

Các chức năng có liên quan đến profile giúp nhân viên kinh doanh có thể dễ dàng đăng tải những thông tin đầy đủ và thuyết phục nhất về mình, nhờ đó khách hàng có thể hiểu rõ được năng lực của từng nhân viên trong công ty. Ngoài ra, Salesforce CRM còn hỗ trợ phân quyền chia sẻ công việc, thông tin và tài liệu giữa các nhóm với nhau một cách tuyệt mật.

Quản lý khách hàng và thông tin liên hệ

Chức năng này của Salesforce CRM giúp nhân viên kinh doanh nắm bắt được thông tin của khách hàng nhanh chóng, như là các thông tin về lịch sử giao dịch, thông tin liên hệ, tương tác, năng lực tài chính của khách hàng…

Các thông tin được lưu trữ có tác dụng như một nguồn tham khảo cho bộ phận kinh doanh và Marketing. Từ việc theo dõi các hoạt động và lịch sử trao đổi thông tin của khách hàng, nhân viên có thể xây dựng được kế hoạch và hoạt động mới phù hợp với từng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới.

Theo dõi cơ hội bán hàng

Với cơ hội của Salesforce CRM, chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt được các chi tiết quan trọng về hợp đồng, như là cơ hội bán hàng có giá trị bao nhiêu, đố thủ cạnh tranh, bước đang tiến hành… Nhờ việc theo dõi sát sao các hợp đồng, cơ hội kí kết thành công sẽ được tăng lên đáng kể.

Thư viện thông tin

Được tích hợp trong SalesCloud, thư viện thông tin giúp người dùng không còn phải vật lộn với “núi” thư mục và email hỗn độn. Với các chức năng web phổ biến với người dùng như tagging, tìm kiếm, xếp hạng.. giúp nhân viên và chủ doanh nghiệp nhanh chóng tìm thấy cái mình cần.

Quản lý đối tác

Với chức năng quản lý đối tác, làm việc với các đối tác quan trọng cũng trở nên dễ dàng hơn như hợp tác giữa các bộ phận trong công ty. Công cụ này cho phép việc quản lý công việc trở nên sát sao hơn với đối tác của mình theo thời gian: chia sẻ thông số kinh doanh và theo dõi các giai đoạn hợp tác.

Phân tích, báo cáo và dự báo kinh doanh

Chỉ với một vài bước đơn giản, tất cả mọi người, từ nhân viên bán hàng tới ban quản lý hay nhân viên kinh doanh đều có thể thấy được các số liệu kinh doanh của công ty. Điều này giúp các quyết định kinh doanh, doanh số bán hàng được nắm bắt và quản lý một cách chính xác hơn.

phan-tich-bao-cao-va-du-bao-kinh-doanh

Các doanh nghiệp có thể ước lượng tốt hơn doanh thu và nhu cầu của khách hàng của sản phẩm, từ đó có thể đưa ra cho mình các quyết định kinh doanh tốt hơn mà không lo gặp phải trường hợp trùng lặp về thông tin liên hệ, công ty khách hàng hay khách hàng tiềm năng.

Thiết lập và quản lý quy trình làm việc

Các thủ tục rườm rà, các công việc liên quan đến giấy tờ sẽ không còn bị hạn chế năng lực bán hàng của công ty bởi ứng dụng này sẽ cho phép chủ doanh nghiệp có thể giám sát mọi hoạt động của nhân viên, loại trừ khả năng phân công trùng lặp và hỗ trợ các tính năng như: tự động hoá quy trình bán hàng, phê duyệt tự động, phân công công việc linh hoạt, phân bổ nguồn lực kinh doanh.

Email và năng suất làm việc

SalesCloud của Salesforce cho phép nhân viên kinh doanh và quản lý có thể sử dụng đồng thời với những ứng dụng khác như: Google, Microsoft Outlook,… Khả năng tích hợp được với nhiều công cụ khác nhau giúp Salesforce xử lý công việc nhanh chóng và thông minh hơn.

Marketing và khách hàng tiềm năng

Với khả năng quản lý dữ liệu tập trung, từng chiến dịch Marketing sẽ được theo dõi một cách sát sao qua từng giai đoạn. Salesforce giúp cho các hoạt động Marketing được kết nối chặt chẽ cùng các hoạt động kinh doanh.

Tích hợp cùng với quảng cáo Google Adwords, Email Marketing, công cụ này cho chủ doanh nghiệp nhận biết được hoạt động nào mang lại hiệu quả cho công ty và có những quyết định sáng suốt, phân bổ ngân sách phù hợp cho các hoạt động Marketing khác nhau.

Hỗ trợ trên điện thoại di động

Bằng khả năng truy cập trên các thiết bị di động, bạn có thể ghi nhớ một cuộc điện thoại mà mình cần gọi, phản hồi cho khách hàng, truy cập và thông tin quan trọng như cơ hội bán hàng và các báo cáo dạng hình ảnh… mà không cần mở máy tính.

Kết luận

Salesforce CRM hiện nay đang được tin dùng bởi hơn 93.000 doanh nghiệp trên thế giới, với hơn 3 triệu thuê bao đang sử dụng online trên hệ thống của Salesforce.com. Đó là các tập đoàn lớn trên thế giới như: Dell, Synmantec, City Group và hàng chục công ty hàng đầu tại Việt Nam như Capitaland, ANZ, Prudential…

Salesforce.com có các đối tác bán hàng, triển khai và hỗ trợ tại thị trường Việt Nam như là: Accenture, FPT IS, Keizu Việt Nam,… Từ đó cho thấy sự phủ sóng rộng rãi cũng như tính năng ưu việt không thể phủ nhận của phần mềm này. Các Marketer và chủ doanh nghiệp nên ngay lập tức cài đặt phần mềm này để thúc đẩy được hiệu suất làm việc cũng như tăng trưởng doanh số cho công ty.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết cùng chủ đề

  1. Rel Nofollow là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Rel Nofollow từ A-Z
  2. Referral Traffic là gì? Tổng hợp 10 phương pháp x2 lượng Referral Traffic.
  3. Agency Marketing là gì? Tổng hợp 10 Loại hình Agency phổ biến nhất (2021)

Author

nguyendaihai