SEO

Schema là gì? Schema ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Bạn có tin rằng chỉ cần phải bỏ ra khoảng 30 – 60p làm SEO. Nó sẽ giúp ích cho bạn tăng trưởng mạnh về thứ hạng trang wed chỉ sau một vài ngày…?

Tuyệt vời hơn, nếu như website của bạn là một trang wed mới – Nó sẽ giúp bạn thoát ra khỏi Sandbox của Google chỉ sau một lần Google Submit URL sau khi tối ưu?

Vâng, điều đó hoàn toàn là sự thật với kĩ thuật Entity Building, cụ thể là việc ứng dụng Schema Markup.

“Tuy nhiên! Mình không biết gì về code cả!” – Ồ, đừng lo nếu như bạn không biết gì về code. Vì tôi đã ở đây để hướng dẫn cho bạn làm từng bước cụ thể.

Đầu tiên, cùng tôi tìm hiểu khái niệm Schema là gì

Schema là gì?

Schema là một đoạn code nhỏ gắn vào phần HTML của trang wed. Nó có công dụng giúp các công cụ tìm kiếm có thể đọc được nội dung trang wed của bạn dễ dàng hơn, từ đó là tăng thứ hạng của website trên các kết quả tìm kiếm.

Theo Moz, Schema là gì ? Được định nghĩa như sau:

Schema là một từ vựng ngữ nghĩa của các tag (hoặc microdata). Ta sẽ thêm vào HTML của mình để cải thiện cách các công cụ tìm kiếm đọc và thể hiện trang của bạn trong SERPs.

schema-la-gi

Nhưng ngay cả khi bạn đã quá rành về Schema. Thì tôi vẫn khuyến khích bạn đọc hết nội dung của bài viết này.

Vì những gì mà tôi sắp chia sẻ sau đây sẽ là những điều mới mẻ khác biệt về Schema. Chắc chắn sẽ có rất ít người biết đến. Đảm bảo sẽ không làm cho bạn thất vọng.

Schema ở đây, tôi sử dụng như một kỹ thuật để xây dựng Entity. Cách này dù là 1 thủ thuật rất nhỏ thôi nhưng giúp Google có thể hiểu về trang wed của bạn hơn. Từ đó giúp xoay chuyển thứ hạng từ khoá một cách tích cực!

Trong trường hợp cụ thể này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Schema cho doanh nghiệp . Trước khi tôi bắt đầu đi vào hướng dẫn cách làm, tôi sẽ điểm qua lại một vài lợi ích của Entity. Để bạn có thể thấy được Entity quan trọng thế nào đố với website.

Schema ảnh hưởng như thế nào đến SEO & Công cụ tìm kiếm?

Theo những gì Google đã công bố, thì Schema Markup không phải là yếu tố/tín hiệu xếp hạng. 

Trong thực tế, có nhiều ý kiến tranh cãi xoay quanh vấn đề này. Nhưng chắc chắn một điều bạn nên biết là: Không bạn nên tin tưởng 100% vào những gì mà Google đã nói. Không phải họ không minh bạch mà họ đang muôn giữ bí mật về thuật toán của mình.

Hãy cùng tôi tìm hiểu những điểm sau để hiểu thêm về sự tác động của Schema Markup đến SEO:

CTR (Click Through Rate – Tỷ lệ nhấp)

cach-tinh-CTR

Schema Markup có thể không phải là một tín hiệu xếp hạng. Nhưng nó chắc chắn có thể giúp tăng xếp hạng cho website của bạn một cách gián tiếp

Bạn thấy đấy, bất kỳ thay đổi nào xảy ra với kết quả tìm kiếm sẽ có tác động đến CTR. Thay đổi tiêu cực sẽ làm giảm CTR, ngược lại thay đổi tích cực sẽ tăng CTR.

Có thể bạn quan tâm: CTR là gì? 13 Cách đơn giản giúp bạn cải thiện chỉ số CTR trong SEO

Với CTR cao, đồng nghĩa thứ hạng cũng cao hơn.

Nếu nhiều người click vào website của bạn trên bảng kết quả tìm kiếm. Google sẽ nhận được tín hiệu cho thấy người dùng đang muốn đọc nội dung của bạn.

Để có thể đáp ứng được nhu cầu đó, Google sẽ xếp hạng bài viết để nhiều người xem nó hơn. Điều này xảy ra liên tục, vì vậy đừng mong bao giờ mong đợi bài viết của bạn sẽ giữ thứ hạng lâu.

Ngày mai, chỉ cần đối thủ cạnh tranh có thể sẽ thay đổi tiêu đề content để CTR của họ cao hơn bạn. Tất nhiên, Google cũng sẽ nhận thấy điều đó, thứ hạng sẽ lại được thay đổi.

Trong khi đó, Schema Markup lại có thể giúp đẩy CTR nhờ ưu điểm dễ dàng truy xuất, hiển thị và phân tích của nó. Thông qua Schema là gì, Google sẽ kiểm tra thông tin của trang chính xác và nhanh hơn rất nhiều lần. Từ đó tăng CTR cho trang.

Sự ưu tiên

Mặc dù tôi có nói rằng Schema Markup ảnh hưởng đến xếp hạng. Nhưng bạn vẫn nên ưu tiên giải quyết các vấn đề liên quan đến trang và SEO trước khi sử dụng nó.

Bạn cần phải đảm bảo các yếu tố quan trọng như nghiên cứu từ khóa, tối ưu nội dung, SEO onpage,… Và nó cần phải được hoàn thiện trước khi thêm Schema vào trang.

Tại sao lại phải ưu tiên các yếu tố đó trước? Bởi vì Google cho biết họ hiểu nội dung cần thiết để hiện Snippet ( đoạn trích) cho người dùng dù cho có hay là không có Schema.

Ví dụ: Nếu có một số HTML với 5 sao và đoạn văn bản “Đánh giá: 4.7 – 24 bình luận”. Google tự phán đoán và trích snippet đoạn đánh giá của bạn mà không cần sự trợ giúp của Scheme (hay structured data).

Tuy nhiên, nếu bạn muốn những bài đánh giá có cơ hội hiển thị cao hơn thì Schema Markup chắc chắn sẽ có ích.

Có thể bạn quan tâm: 7 Bước đơn giản giúp bạn triển khai SEO Google Map

Chương 0: Mối quan hệ mật thiết giữa Schema và Entity

Lợi ích thiết thực của Entity

  • Google cực kỳ tin tưởng những trang wed mà nó đã xác định được là 1 entity (thực thể) và nó mong muốn có được càng nhiều website thực hiện Entity từ năm 2013 đến nay và trong tương lai
  • Rất khó để đối thủ biết được trang wed của bạn đang có Entity nếu họ không có kiến thức gốc sâu rộng về Entity Building.
  • Thời gian ảnh hưởng và cập nhật nhanh. Ở đây, sau khi bạn làm xong Schema, submit xong thì chỉ 3, 4 ngày sau đã thấy sự thay đổi rồi.
  • Một ưu điểm nữa là Entity sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng đáng kể cho những từ khoá đang bị kẹt ở trang 2, 3 trong hiệu ứng con cừu đen hay khi trang wed bạn bị sandbox.
uu-diem-entity
  • Thứ hạng lên rất nhanh và mạnh. Chắc chắn những từ khoá mà bạn mới SEO đang nằm ở ngoài top 100 cũng sẽ bay ngay vào trong trang 4, 5 luôn sau khi bạn triển khai Entity.
  • Entity là còn là một màn chắn vững chắc bảo vệ trang wed của bạn khỏi nguy cơ từ các hình phạt của Google hay các thuật toán cập nhật bất ngờ.
  • Cực kì hiệu quả trong việc tăng Trust (độ tin tưởng) cho các trang wed mới tạo là một ưu điểm nữa của Entity mà bạn nên nhớ.
  • Nuôi dưỡng lượng truy cập tự nhiên tăng đều đặn cho website.

Những ý kiến trái chiều về Entity

Song song đó, cũng có một vài ý kiến trái chiều khác về Entity là không khác gì mấy với cách thống trị Google SEO Map như tôi đã chia sẻ vào năm 2021.

Theo như các bạn thấy, đối thủ cũng chẳng khó khăn gì để có thể nhận ra bạn đang làm Entity và họ cũng có thể bắt chước theo.

Tôi xin phép được đính chính rằng:

Entity không đơn giản như bạn nghĩ.

Nếu thế thì tôi đã chẳng tốn đến 6 tháng liên tục mới có thể hiểu được phần nào về Entity, cũng chẳng phải thất bại và chảy máu biết bao nhiêu dự án.

Tiếp đó, không đơn giản gì, hiện tại trên thế giới rất ít bài viết đề cập về kĩ thuật Entity một cách cụ thể.

ky-thuat-entity-trong-schema-google

Có thể bạn quan tâm: 5 Giải pháp giúp tối ưu quảng cáo Google Adwords

Xác thực Entity bằng Schema

Trong Entity Building, để có thể xác định “thực thể” và để Google có thể tin tưởng bạn, có 2 loại Schema cần tới là:

  • Schema Business (về doanh nghiệp)
  • Schema Person (về con người)
2-loai-schemas-la-gi-quan-trong-nhat

Khi Google kiểm tra website, nếu nó thấy những thông tin, dữ liệu về một website nào đó đồng nhất với những gì ghi về nó trên Internet. Đồng thời công ty này do một người A thành lập.

Google dễ dàng xác nhận website của doanh nghiệp là một thực thể xác định. Từ đó giúp tăng thứ hạng một cách tổng thể cho website.

Chương 1: Từng bước tiếp cận với Schema

Sự khác biệt Schemas, Microdata và Structured Data 

Trước tiên, hãy cùng tôi tóm tắt ngắn gọn ý nghĩa của các thuật ngữ: Structured Data, Microdata và Schema là gì.

  • Structured Data (Dữ liệu được cấu trúc): Là một thuật ngữ được dùng chung đại diện cho các mục liên kết với các giá trị (value) để có cấu trúc thông tin tốt hơn. 
  • Nó có thể liên quan đến SEO và bất cứ thứ gì khác có chứa thông tin.
  • Microdata: là một định dạng đại diện cho cách mà dữ liệu được cấu trúc theo “cách trực quan”. Để cho dễ hiểu, bạn hãy nghĩ nó như là một dạng văn bản, âm thanh hay video. Ví dụ: Một dữ liệu được cấu trúc ở định dạng Microdata hoặc ở định dạng JSON-LD.
  • Schema: là một từ vựng xác định các term và value. Có nhiều loại từ vựng khác nhau ví dụ như Dublin Core. Để dễ hiểu hơn, ta có thể xem chúng như một loại ngôn ngữ. 

Schema.org được tối ưu trên rất nhiều nền tảng, do đó nó rất được ưa chuộng, nhất là trong việc triển khai Structured Data.

Có một số điểm chúng ta cần lưu ý như sau:

  • Bạn có thể có các dữ liệu được cấu trúc ở nhiều định dạng khác nhau, như Microdata hoặc JSON-LD.
  • Có thể xác định term bằng nhiều từ vựng như Schema.org hoặc Dublin Core.
  • Sử dụng các loại từ vựng tùy chọn với định dạng khác nhau.
  • Khi người ta nói đến Schema Markup, rất có khả năng họ đang nói đến Structured data (Structured data sử dụng Schema.org)

Các loại Schema Markup được Google tín nhiệm

Tôi chắc rằng bạn đang tự hỏi có bao nhiêu loại Schema Markup? Chà, có khá là nhiều Markup, tuy nhiên sẽ chỉ có một số loại Rich snippet nhất định mà Google phát triển.  Mỗi loại đều được cải tiến và có được những nét độc đáo riêng.

Schema Markup công ty/người

Schema markup công ty/ người  không phải là Rich snippet nhưng nó lại là một phần rất quan trọng vì xuất hiện nhiều trong các đoạn Snippet. 

Nó cho thấy các loại thông tin liên quan đến nội dung, thường được sử dụng để quảng bá cho doanh nghiệp hoặc một người.

Schema markup công ty có thể bao gồm tên công ty, logo, thông tin chi tiết, các liên hệ,…

schema-markup-cong-ty-hay-nguoi

Có thể bạn quan tâm: 8 Cách đơn giản giúp bạn SEO từ khóa lên top 5 google nhanh nhất

Breadcrumbs Schema Markup đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện cấu trúc của website. Nó làm nổi bật đường link dẫn đến trang mà bạn đang tìm kiếm.

breadcrumbs-schemas-markup

hoặc

breadcrumbs-schema-markup-trong-cau-truc-web

Schema Markup loại đánh giá, sản phẩm và ưu đãi mua sắm  

Loại Markup phổ biến nhất có lẽ là đánh giá và sản phẩm. Có rất nhiều mặt hàng được thêm vào trong Snippet như: Tên, giá, nội dung chi tiết,…  Bạn cũng có thể thêm vào đó các bài đánh giá, giá thấp nhất, giá cao nhất và ưu đãi mua sắm và Snippet..

review-product-schema-markup

Schema Markup công thức

Loại Schema này sẽ hiện công thức nấu ăn ngay trong phần Snippet khi có người dùng tìm kiếm.  Bạn có thể nhìn thấy cả những nguyên liệu lẫn thời gian nấu, đánh giá công thức như ví dụ dưới đây:

schema-markup-cong-thuc

FAQ Schema Markup

FAQ Schema Markup sẽ liệt kê các câu trả lời liên quan đến chủ đề câu hỏi đặt ra theo định dạng thả xuống. Từ đó, thu hút người dùng và tăng Traffic cho website.  

Article Schema Markup

Loại Article Schema Markup này giúp Google hiểu rõ các phần quan trọng của nội dung.  Ví dụ bên dưới: Tên tờ báo, các bài viết nổi bật, bài blog,.. được thể hiện rất rõ ràng.

article-schema-tao-schema-cho-website

Video Schema Markup

Bạn có thể xem ngay ở ví dụ Article Schema Markup  bên trên: Video nằm ở phần Top Stories để người dùng nhấn vào xem nếu muốn.

Event Schema Markup

Loại Schema Markup này sẽ thể hiện ngày giờ, và đường dẫn đặt vé ở Snippet để người dùng dễ dàng tìm hiểu:

event-schema-markup-tao-schema-cho-website

Local Business Schema Markup – Schema Markup công ty địa phương

Nếu bạn sở hữu một công ty địa phương hoặc đang làm sale cho một công ty tương tự. Thì bạn có thể sử dụng loại Schema Markup này. Các thông tin sẽ được liệt kê rất rõ ràng và chi tiết.

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được Schema là gì? Cũng như biết được Schema ảnh hưởng như thế nào đến SEO & Công cụ tìm kiếm?

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Author

nguyendaihai