SEO

Schema là gì? Hướng dẫn cách tạo Schema từ A-Z.

Bạn có tin rằng chỉ cần phải bỏ ra khoảng 30 – 60p làm SEO. Nó sẽ giúp ích cho bạn tăng trưởng mạnh về thứ hạng trang wed chỉ sau một vài ngày…?

Tuyệt vời hơn, nếu như website của bạn là một trang wed mới – Nó sẽ giúp bạn thoát ra khỏi Sandbox của Google chỉ sau một lần Google Submit URL sau khi tối ưu?

Vâng, điều đó hoàn toàn là sự thật với kĩ thuật Entity Building, cụ thể là việc ứng dụng Schema Markup.

“Tuy nhiên! Mình không biết gì về code cả!” – Ồ, đừng lo nếu như bạn không biết gì về code. Vì tôi đã ở đây để hướng dẫn cho bạn làm từng bước cụ thể.

Đầu tiên, cùng tôi tìm hiểu khái niệm Schema là gì

Schema là gì?

Schema là một đoạn code nhỏ gắn vào phần HTML của trang wed. Nó có công dụng giúp các công cụ tìm kiếm có thể đọc được nội dung trang wed của bạn dễ dàng hơn, từ đó là tăng thứ hạng của website trên các kết quả tìm kiếm.

Theo Moz, Schema là gì ? Được định nghĩa như sau:

Schema là một từ vựng ngữ nghĩa của các tag (hoặc microdata). Ta sẽ thêm vào HTML của mình để cải thiện cách các công cụ tìm kiếm đọc và thể hiện trang của bạn trong SERPs.

schema-la-gi

Nhưng ngay cả khi bạn đã quá rành về Schema. Thì tôi vẫn khuyến khích bạn đọc hết nội dung của bài viết này.

Vì những gì mà tôi sắp chia sẻ sau đây sẽ là những điều mới mẻ khác biệt về Schema. Chắc chắn sẽ có rất ít người biết đến. Đảm bảo sẽ không làm cho bạn thất vọng.

Schema ở đây, tôi sử dụng như một kỹ thuật để xây dựng Entity. Cách này dù là 1 thủ thuật rất nhỏ thôi nhưng giúp Google có thể hiểu về trang wed của bạn hơn. Từ đó giúp xoay chuyển thứ hạng từ khoá một cách tích cực!

Trong trường hợp cụ thể này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Schema cho doanh nghiệp . Trước khi tôi bắt đầu đi vào hướng dẫn cách làm, tôi sẽ điểm qua lại một vài lợi ích của Entity. Để bạn có thể thấy được Entity quan trọng thế nào đố với website.

Schema ảnh hưởng như thế nào đến SEO & Công cụ tìm kiếm?

Theo những gì Google đã công bố, thì Schema Markup không phải là yếu tố/tín hiệu xếp hạng. 

Trong thực tế, có nhiều ý kiến tranh cãi xoay quanh vấn đề này. Nhưng chắc chắn một điều bạn nên biết là: Không bạn nên tin tưởng 100% vào những gì mà Google đã nói. Không phải họ không minh bạch mà họ đang muôn giữ bí mật về thuật toán của mình.

Hãy cùng tôi tìm hiểu những điểm sau để hiểu thêm về sự tác động của Schema Markup đến SEO:

CTR (Click Through Rate – Tỷ lệ nhấp)

cach-tinh-CTR

Schema Markup có thể không phải là một tín hiệu xếp hạng. Nhưng nó chắc chắn có thể giúp tăng xếp hạng cho website của bạn một cách gián tiếp

Bạn thấy đấy, bất kỳ thay đổi nào xảy ra với kết quả tìm kiếm sẽ có tác động đến CTR. Thay đổi tiêu cực sẽ làm giảm CTR, ngược lại thay đổi tích cực sẽ tăng CTR.

Có thể bạn quan tâm: CTR là gì? 13 Cách đơn giản giúp bạn cải thiện chỉ số CTR trong SEO

Với CTR cao, đồng nghĩa thứ hạng cũng cao hơn.

Nếu nhiều người click vào website của bạn trên bảng kết quả tìm kiếm. Google sẽ nhận được tín hiệu cho thấy người dùng đang muốn đọc nội dung của bạn.

Để có thể đáp ứng được nhu cầu đó, Google sẽ xếp hạng bài viết để nhiều người xem nó hơn. Điều này xảy ra liên tục, vì vậy đừng mong bao giờ mong đợi bài viết của bạn sẽ giữ thứ hạng lâu.

Ngày mai, chỉ cần đối thủ cạnh tranh có thể sẽ thay đổi tiêu đề content để CTR của họ cao hơn bạn. Tất nhiên, Google cũng sẽ nhận thấy điều đó, thứ hạng sẽ lại được thay đổi.

Trong khi đó, Schema Markup lại có thể giúp đẩy CTR nhờ ưu điểm dễ dàng truy xuất, hiển thị và phân tích của nó. Thông qua Schema là gì, Google sẽ kiểm tra thông tin của trang chính xác và nhanh hơn rất nhiều lần. Từ đó tăng CTR cho trang.

Sự ưu tiên

Mặc dù tôi có nói rằng Schema Markup ảnh hưởng đến xếp hạng. Nhưng bạn vẫn nên ưu tiên giải quyết các vấn đề liên quan đến trang và SEO trước khi sử dụng nó.

Bạn cần phải đảm bảo các yếu tố quan trọng như nghiên cứu từ khóa, tối ưu nội dung, SEO onpage,… Và nó cần phải được hoàn thiện trước khi thêm Schema vào trang.

Tại sao lại phải ưu tiên các yếu tố đó trước? Bởi vì Google cho biết họ hiểu nội dung cần thiết để hiện Snippet ( đoạn trích) cho người dùng dù cho có hay là không có Schema.

Ví dụ: Nếu có một số HTML với 5 sao và đoạn văn bản “Đánh giá: 4.7 – 24 bình luận”. Google tự phán đoán và trích snippet đoạn đánh giá của bạn mà không cần sự trợ giúp của Scheme (hay structured data).

Tuy nhiên, nếu bạn muốn những bài đánh giá có cơ hội hiển thị cao hơn thì Schema Markup chắc chắn sẽ có ích.

Có thể bạn quan tâm: 7 Bước đơn giản giúp bạn triển khai SEO Google Map

Mối quan hệ mật thiết giữa Schema và Entity

Lợi ích thiết thực của Entity

  • Google cực kỳ tin tưởng những trang wed mà nó đã xác định được là 1 entity (thực thể) và nó mong muốn có được càng nhiều website thực hiện Entity từ năm 2013 đến nay và trong tương lai
  • Rất khó để đối thủ biết được trang wed của bạn đang có Entity nếu họ không có kiến thức gốc sâu rộng về Entity Building.
  • Thời gian ảnh hưởng và cập nhật nhanh. Ở đây, sau khi bạn làm xong Schema, submit xong thì chỉ 3, 4 ngày sau đã thấy sự thay đổi rồi.
  • Một ưu điểm nữa là Entity sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng đáng kể cho những từ khoá đang bị kẹt ở trang 2, 3 trong hiệu ứng con cừu đen hay khi trang wed bạn bị sandbox.
uu-diem-entity-1
  • Thứ hạng lên rất nhanh và mạnh. Chắc chắn những từ khoá mà bạn mới SEO đang nằm ở ngoài top 100 cũng sẽ bay ngay vào trong trang 4, 5 luôn sau khi bạn triển khai Entity.
  • Entity là còn là một màn chắn vững chắc bảo vệ trang wed của bạn khỏi nguy cơ từ các hình phạt của Google hay các thuật toán cập nhật bất ngờ.
  • Cực kì hiệu quả trong việc tăng Trust (độ tin tưởng) cho các trang wed mới tạo là một ưu điểm nữa của Entity mà bạn nên nhớ.
  • Nuôi dưỡng lượng truy cập tự nhiên tăng đều đặn cho website.

Những ý kiến trái chiều về Entity

Song song đó, cũng có một vài ý kiến trái chiều khác về Entity là không khác gì mấy với cách thống trị Google SEO Map như tôi đã chia sẻ vào năm 2021.

Theo như các bạn thấy, đối thủ cũng chẳng khó khăn gì để có thể nhận ra bạn đang làm Entity và họ cũng có thể bắt chước theo.

Tôi xin phép được đính chính rằng:

Entity không đơn giản như bạn nghĩ.

Nếu thế thì tôi đã chẳng tốn đến 6 tháng liên tục mới có thể hiểu được phần nào về Entity, cũng chẳng phải thất bại và chảy máu biết bao nhiêu dự án.

Tiếp đó, không đơn giản gì, hiện tại trên thế giới rất ít bài viết đề cập về kĩ thuật Entity một cách cụ thể.

ky-thuat-entity-trong-schema-google

Có thể bạn quan tâm: 5 Giải pháp giúp tối ưu quảng cáo Google Adwords

Xác thực Entity bằng Schema

Trong Entity Building, để có thể xác định “thực thể” và để Google có thể tin tưởng bạn, có 2 loại Schema cần tới là:

  • Schema Business (về doanh nghiệp)
  • Schema Person (về con người)
2-loai-schemas-la-gi-quan-trong-nhat

Khi Google kiểm tra website, nếu nó thấy những thông tin, dữ liệu về một website nào đó đồng nhất với những gì ghi về nó trên Internet. Đồng thời công ty này do một người A thành lập.

Google dễ dàng xác nhận website của doanh nghiệp là một thực thể xác định. Từ đó giúp tăng thứ hạng một cách tổng thể cho website.

Từng bước tiếp cận với Schema

Sự khác biệt Schemas, Microdata và Structured Data 

Trước tiên, hãy cùng tôi tóm tắt ngắn gọn ý nghĩa của các thuật ngữ: Structured Data, Microdata và Schema là gì.

  • Structured Data (Dữ liệu được cấu trúc): Là một thuật ngữ được dùng chung đại diện cho các mục liên kết với các giá trị (value) để có cấu trúc thông tin tốt hơn. 
  • Nó có thể liên quan đến SEO và bất cứ thứ gì khác có chứa thông tin.
  • Microdata: là một định dạng đại diện cho cách mà dữ liệu được cấu trúc theo “cách trực quan”. Để cho dễ hiểu, bạn hãy nghĩ nó như là một dạng văn bản, âm thanh hay video. Ví dụ: Một dữ liệu được cấu trúc ở định dạng Microdata hoặc ở định dạng JSON-LD.
  • Schema: là một từ vựng xác định các term và value. Có nhiều loại từ vựng khác nhau ví dụ như Dublin Core. Để dễ hiểu hơn, ta có thể xem chúng như một loại ngôn ngữ. 

Schema.org được tối ưu trên rất nhiều nền tảng, do đó nó rất được ưa chuộng, nhất là trong việc triển khai Structured Data.

Có một số điểm chúng ta cần lưu ý như sau:

  • Bạn có thể có các dữ liệu được cấu trúc ở nhiều định dạng khác nhau, như Microdata hoặc JSON-LD.
  • Có thể xác định term bằng nhiều từ vựng như Schema.org hoặc Dublin Core.
  • Sử dụng các loại từ vựng tùy chọn với định dạng khác nhau.
  • Khi người ta nói đến Schema Markup, rất có khả năng họ đang nói đến Structured data (Structured data sử dụng Schema.org)

Các loại Schema Markup được Google tín nhiệm

Tôi chắc rằng bạn đang tự hỏi có bao nhiêu loại Schema Markup? Chà, có khá là nhiều Markup, tuy nhiên sẽ chỉ có một số loại Rich snippet nhất định mà Google phát triển.  Mỗi loại đều được cải tiến và có được những nét độc đáo riêng.

Schema Markup công ty/người

Schema markup công ty/ người  không phải là Rich snippet nhưng nó lại là một phần rất quan trọng vì xuất hiện nhiều trong các đoạn Snippet. 

Nó cho thấy các loại thông tin liên quan đến nội dung, thường được sử dụng để quảng bá cho doanh nghiệp hoặc một người.

Schema markup công ty có thể bao gồm tên công ty, logo, thông tin chi tiết, các liên hệ,…

schema-markup-cong-ty-hay-nguoi

Có thể bạn quan tâm: 8 Cách đơn giản giúp bạn SEO từ khóa lên top 5 google nhanh nhất

Breadcrumbs Schema Markup đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện cấu trúc của website. Nó làm nổi bật đường link dẫn đến trang mà bạn đang tìm kiếm.

breadcrumbs-schemas-markup

hoặc

breadcrumbs-schema-markup-trong-cau-truc-web

Schema Markup loại đánh giá, sản phẩm và ưu đãi mua sắm  

Loại Markup phổ biến nhất có lẽ là đánh giá và sản phẩm. Có rất nhiều mặt hàng được thêm vào trong Snippet như: Tên, giá, nội dung chi tiết,…  Bạn cũng có thể thêm vào đó các bài đánh giá, giá thấp nhất, giá cao nhất và ưu đãi mua sắm và Snippet..

review-product-schema-markup

Schema Markup công thức

Loại Schema này sẽ hiện công thức nấu ăn ngay trong phần Snippet khi có người dùng tìm kiếm.  Bạn có thể nhìn thấy cả những nguyên liệu lẫn thời gian nấu, đánh giá công thức như ví dụ dưới đây:

schema-markup-cong-thuc

FAQ Schema Markup

FAQ Schema Markup sẽ liệt kê các câu trả lời liên quan đến chủ đề câu hỏi đặt ra theo định dạng thả xuống. Từ đó, thu hút người dùng và tăng Traffic cho website.  

Article Schema Markup

Loại Article Schema Markup này giúp Google hiểu rõ các phần quan trọng của nội dung.  Ví dụ bên dưới: Tên tờ báo, các bài viết nổi bật, bài blog,.. được thể hiện rất rõ ràng.

article-schema-tao-schema-cho-website

Video Schema Markup

Bạn có thể xem ngay ở ví dụ Article Schema Markup  bên trên: Video nằm ở phần Top Stories để người dùng nhấn vào xem nếu muốn.

Event Schema Markup

Loại Schema Markup này sẽ thể hiện ngày giờ, và đường dẫn đặt vé ở Snippet để người dùng dễ dàng tìm hiểu:

event-schema-markup-tao-schema-cho-website

Local Business Schema Markup – Schema Markup công ty địa phương

Nếu bạn sở hữu một công ty địa phương hoặc đang làm sale cho một công ty tương tự. Thì bạn có thể sử dụng loại Schema Markup này. Các thông tin sẽ được liệt kê rất rõ ràng và chi tiết.

Nếu bạn đã đọc bài viết trước của tôi thì chắc hẳn bạn đã nắm rõ khái niệm Schema là gì, cũng như lợi ích và các loại Schema quan trọng. Và giờ là lúc tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo lập Schema cho trang wed của bạn. Kèm theo đó là những lưu ý cụ thể từng bước tạo.

Bạn nên đọc nó trước khi chúng ta bắt đầu: Schema là gì? Schema ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Chúng ta bắt đầu thôi nào.

Hướng dẫn chi tiết cách tạo Schema

Schema Business

Google có 1 công cụ tuyệt vời để bạn có thể tạo lập và kiểm tra thử xem Schema của mình có hoạt động ổn không trước khi bạn chèn vào Source code. Đó là công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc (Structured Data Testing Tool) tại đây.

schema-business

Như bạn thấy hình mẫu ở trên, có 2 loại thông tin khác nhau trong cùng một đoạn Schema. Cột bên trái là “loại thông tin” mà bạn cần phải nhập. Còn cột bên phải sẽ là thông tin do bạn cung cấp để tương ứng với từng loại thông tin yêu cầu. Các nội dung cần nhập cách nhau bằng dấu “,”.

Lưu ý

Các dấu câu này bạn cần phải dùng cho chính xác. Nếu không khi bạn test sẽ trả về kết quả lỗi và Schema của bạn sẽ không thể hoạt động. Có những loại thông tin chính mà bạn phải cung cấp là:

  • Context: https://schema.org
  • Type: Nên thêm vào những loại hình công ty mà Schema đề cập đến.
    Trong trường hợp bạn thêm những loại hình công ty không nằm trong danh sách Schema, Schema có thể sẽ báo lỗi. Nhưng thứ hạng lại có khi tăng lên. Vì đội ngũ tạo ra Type cho Schema khác với đội ngũ sáng lập ra thuật toán của Google. Điều này đối thủ rất khó nhận ra. (tôi sẽ nói cụ thể bên dưới)
  • @id: URL website của doanh nghiệp
  • Url:URL website của doanh nghiệp
  • Logo: URL của logo phải là đường link trang wed của công ty. Hình logo đáp ứng yêu cầu tối thiểu: 112x112px, theo định dạng .jpg vs .png. Và cho phép bot Google index hình ảnh
  • Image: Để 1 Hình ảnh bất kì của doanh nghiệp
  • Pricerange: giá dịch vụ (kèm theo mã tiền tệ như: VND, $,…)
  • HasMap: Phần này khá quan trọng, bạn phải khai báo chính xác địa chỉ của doanh nghiệp ở đâu. Cách tìm như sau:

Bước 1: Lấy URL địa chỉ Google Map của doanh nghiệp.

Vào Google Map search tên công ty của bạn để lấy được URL địa chỉ công ty của bạn. Lưu ý không copy trực tiếp URL trên thanh browser -> chọn “chia sẻ” -> chọn “sao chép liên kết

image

Có thể bạn quan tâm: Google Map là gì? Hướng dẫn SEO Google Map từ A-Z

Phải chắc chắn là link này redirect 301 để lấy được trọn ven Link Juice từ Google khi để trong Schema. Nếu đây là link redirect 302, thì sẽ tương ứng với link nofollow. Chứ không phải dofollow. Vì vậy bạn sẽ không được hưởng hết sức mạnh từ nó

Để kiểm tra, bạn vào redirect-checker.org

Dán đường link cần phải kiểm tra vào ô search, Chọn loại bot cần kiểm tra. Lúc này bạn sẽ phải chọn loại Search Bot – Google Bot. Và cuối cùng, click “Analyse

kiem-tra-duong-dan-qua-bot-schema

Như bạn thấy, kết quả trả về như sau: Đây là link 301 Redirect, trả về đúng cái URL địa chỉ Google của bạn. Và link này có mã số 200 – Nghĩa là có thể index được. vậy là ổn! Bạn hãy lấy đường link này vào bỏ nó vào phần Hasmap

Nếu trường hợp, bạn kiểm tra thấy 302 Redirect thì thế nào? Lúc này hãy copy đường URL ngay bên trên 200 OK để dán vào nhé.

  • Email: Thêm phần chữ “mailto” vào trước email.
  • Founder: Tên người thành lập doanh nghiệp.
  • Address: Copy địa chỉ chính xác trên Google Map và dán vào.
    Nếu thông tin này bạn cần update lại theo địa chỉ mới nhất thì trước tiên hãy vào Google My Business sửa. Sau đó bạn hãy copy y nguyên vào schema.
    Một lần nữa, nếu Google My Business của bạn ghi địa chỉ doanh nghiệp là số 26 ngõ 41 nguyên hồng, Hà Nội, Việt Nam. Thì đừng ghi Schema bạn chỉ là số 26 ngõ 41 nguyên hồng thôi mà hãy ghi chính xác những gì bạn đã điền trong Google My Business.
  • Description: Mô tả về dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp
  • Tên: Tên công ty trên các trang đều phải như nhau.
  • Số điện thoại: Tương tự, phải giống nhau ở tất cả mọi chỗ.
  • Time: Thống nhất giờ đóng mở cửa trên Google My Business và trên Schema. (open, close, day off …).
  • Geo: Tọa độ kinh độ và vĩ độ của công ty trên Google Map. Bạn phải lấy thông tin này trong đường link mục “Chia sẻ”. Tránh phóng to thu nhỏ map. Vì có thể kinh độ, vĩ độ của bạn bị thay đổi theo.
ghi-chinh-xac-toa-do-vao-geotag-toi-uu-schemas
  • Potential Action: Là nơi để vào trang đích của bạn muốn khách hàng click vào. Như tôi thì tôi muốn dắt người dùng đến trang đăng kí dịch vụ SEO nên tôi để URL trang đăng kí vào.
  • SamAs: Khá là quan trọng. Đây là nơi để bạn dán vào những thông tin khác trên Internet mô tả chi tiết hơn về doanh nghiệp của bạn. Chú ý: những thông tin này phải được đặt trên những trang wed uy tín.

Kĩ thuật Schema không phải ai cũng biết

Có 1 mẹo nhỏ mà tôi muốn tiết lộ với bạn về schema. Tôi nghĩ điều này Google đang giấu bạn. Cụ thể, trong Schema sẽ chỉ có một số loại Local Business được thêm vào như hướng dẫn của nó.

Ví dụ: Nếu dịch vụ công ty bạn là kế toán – Thì sẽ khai báo Accountant Service.

Nhưng có thể bạn sẽ muốn để tên loại dịch vụ cụ thể hơn mà Schema không ghi rõ. Lúc này, bạn sẽ làm theo cách như sau:

Chẳng hạn, với VIDCOMEDIA tôi muốn để là Dịch vụ tiếp thị trên Internet, chứ không chỉ là Local Business.

Thì đầu tiên tôi sẽ phải chuyển ngôn ngữ trình duyệt trên Google My Business ra tiếng Anh, để biết chính xác được tên dịch vụ của mình bằng tiếng Anh là gì? Lưu ý là tất cả nội dung mà bạn khai báo trên Schema đều phải sử dụng bằng tiếng Anh nhé. Tiếng Việt Google không hiểu đâu.

Với VIDCOMEDIA, tên dịch vụ tiếng anh là Internet Marketing Service. Bạn sẽ điền nó vào Schema phần @type. Nhớ viết liền không khoảng cách nhé.

Sau khi click mũi tên kiểm tra thì kết quả trả về bị lỗi. Bạn nhận được thông báo đỏ đại loại nghĩa là “Đây là loại hình doanh nghiệp Google không biết tới”

schema-org-khong-nhan-dang-duoc-schema

Tôi sai ở điểm nào à?

Thực ra, chỗ này Google đang đánh lừa bạn.

Ý tôi là, đội ngũ code ra dữ liệu cấu trúc Schema.org và đội ngũ code thuật toán chấm điểm của Google là 2 đội hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, việc hai đội ngũ không đồng nhất thông tin là chuyện có khả năng xảy ra. Và tôi nghĩ đây là một trong những lỗi (“bug”) ở Google.

Theo kết quả test của tôi và người đã hướng dẫn tôi thủ thuật này, khi vừa submit Schema làm vầy thì thứ hạng Google Map của tôi đã nhảy lên liền sau vài ngày. Mặc dù, chỉ 1 chi tiết nhỏ ở đây thôi!

Lúc này, bạn có thể không tin điều tôi nói. Nhưng bạn hãy cứ test thử để kiểm chứng nhé!

Những điều cần lưu ý khi làm Schema

Tất cả dữ liệu mà bạn khai báo trên Internet và trên Google cũng như trên Schema của website đều phải khớp với nhau từng chi tiết. Có như vậy thì Google mới có thể xác thực bạn dễ hơn, cho điểm thứ hạng nhiều hơn.

Phần tiếp theo tôi giới thiệu với bạn là Schema về Person – Cá nhân cụ thể tạo lập nên doanh nghiệp.

Schema Person (về cá nhân)

  • Context: https://schema.org/
  • Type: Person
  • Name: Tên người thành lập doanh nghiệp
  • Jobtitle: Vị trí công việc
  • Image: Hình ảnh của chủ doanh nghiệp
  • Work for: Tên doanh nghiệp
  • Url: Địa chỉ trang Facebook cá nhân. Hoặc là trang mạng xã hội khác. Hoặc nếu trên trang wed có 1 trang mô tả thông tin chi tiết của người thành lập công ty thì bạn hãy để URL đó vào. Vì bạn đang muốn cung cấp cho Google tất cả những thông tin về công ty bạn một cách đầy đủ nhất.
  • Sameas: Tương tự như trên. Ta sẽ cho vào phần này những trang MXH mà Google cực thích. Ở Offline của Entity tôi đã cho 1 list danh sách những trang mạng xã hội mà cá nhân chủ doanh nghiệp nên tạo lập rồi.

Điều khiến đối thủ cực kì khó phân tích chiến lược của bạn

Tới đây, Tôi nghĩ rằng, nếu như bạn không hiểu rõ về Entity thì sẽ không làm Schema kĩ lưỡng như ở trên tôi hướng dẫn. Hoặc thậm chí còn chả thèm làm Schema nữa cơ.

Rất khó để đối thủ nhận ra thủ thuật này nếu đối thủ của bạn không hiểu rõ gốc rễ về Entity cũng như nguyên tắc đồng nhất thông tin. Đối thủ vào Schema của bạn kiểm tra thấy lỗi, nhưng ai ngờ đấy chính là chủ ý của bạn đâu. Chỉ một chi tiết nhỏ xíu, mà xem như bạn thay đổi cả cuộc chơi!

chien-luoc-schemas-la-gi

Có thể bạn quan tâm: Yoast SEO là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Yoast SEO từ A-Z

Có nhiều người nói rằng, Schema thì cũng thường thôi, chỉ cần 5 phút thôi là mình đã nhận ra cách của VIDCOMEDIA làm Entity như thế nào rồi. Nhưng mọi chuyện lại không hề đơn giản như vậy.

Bạn thấy đó, đây chỉ là 1 thủ thuật nhỏ xíu trong vô vàn kỹ thuật khác về Entity mà VIDCOMEDIA đang triển khai. Vậy mà đối thủ rất khó để nhận ra rồi. Entity Building là 1 chủ đề rất lớn. Còn nhiều nhiều thứ hay ho khác nữa, tôi sẽ chia sẻ từ từ trong tương lai bạn nhớ đón đọc nhé!

Cách kiểm tra Schema hoạt động

Kiểm tra Schema bằng Google Search Console

Google Search Console hiển thị tất cả các loại Markup được phát hiện trong tab Enhancements:

cach-kiem-tra-schema-la-gi

Nhấp vào loại Schema cụ thể để xem báo cáo:

vao-schema-org-xem-bao-cao

Nếu bạn đã xác thực Markup trước khi triển khai thì chắc chắn bạn sẽ không gặp bất kỳ sự cố gì ở đây. Bạn cũng cần phải lưu ý rằng có một số thuộc tính bắt buộc đối với một số loại Schema nhất định, các thuộc tính này có thể gây ra lỗi nếu bạn thiếu chúng. May thay, chúng thường không đáng kể, nên đừng quá lo lắng nhé.

Kiểm tra Markup bằng Structured Data Testing Tool

Sử dụng Structured Data Testing Tool để kiểm tra xem trang của bạn sẽ trông như thế nào khi thêm Markup.

Thay vì phân tích một trang web đã xuất bản, chúng ta sẽ đi vào phân tích mã mà công cụ đã tạo trong ví dụ dưới đây:

kiem-tra-schema-markup-bang-strucdata-testing

Sau khi đã dán đoạn mã, chọn “preview.” Tool này sẽ cho thấy các bài viết sẽ hiển thị như thế nào trong kết quả tìm kiếm của Google.

structured-data-testing-tool-schema-la-gi

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra mọi phần tử Markup đã thêm vào.

kiem-tra-phan-tu-markup-tren-schema-google

Nếu cần thiết, bạn sẽ chỉnh sửa HTML trực tiếp trong tool để cập nhật lại Schema và xem trước kết quả ngay tại đó.

Bonus: Hướng dẫn chèn schema cho WordPress

Có rất nhiều loại Schema khác nhau, nhưng nên chọn Schema JSON-LD như những gì tôi đã hướng dẫn bạn ở trên. Schema nên chèn vào phần header của trang wed.

Bạn có thể chọn cách để Schema ở Footer, hay trong nội dung bài viết cũng được nhưng sẽ làm giảm tác dụng của Schema đi nhiều lắm! Tôi cũng đã test thử thì thấy phần Schema Header giúp cải thiện thứ hạng tốt hơn hẳn. Nhớ nhé.

Sau đây tôi sẽ hướng dẫn chỗ chèn schema vào các website WordPress:

Bước 1: Đầu tiên, cần download 1 plugin tên là Header and Footer Scripts về. Ứng dụng này sẽ cho phép bạn chèn những Script vào phần Header. Sau khi đã down plugin về và active nó lên, ta sẽ chèn bộ Script Schema như nãy giờ tôi làm vào rồi chọn Update!

header-and-footer-scripts-cho-chen-schema-vao-header

Bước 2: Refresh lại trang và kiểm tra Source code của trang. Lúc này bạn sẽ thấy toàn bộ phần Schema trong thẻ Header.

Bước 3: Submit trên Google Search Console sau khi bạn chèn schema vào Header. Lưu ý có 2 loại submit: Bằng máy tính và Submit với phiên bản điện thoại di động. Tôi thấy rằng khi Submit với phiên bản điện thoại di động thì thấy Google index nhanh hơn; thường thì vào khoảng 2, 3 ngày => kiểm tra trong Google kiểm tra cấu trúc.

Những tuyệt kĩ của Schema Google không phải ai cũng biết

  • Schema phải được chèn cho từng page: Trước đây, ta thường tạo Schema 1 lần cho toàn bộ trang wed. Nhưng ở bài viết này tôi sẽ không hướng dẫn bạn làm vậy. Ta sẽ tạo Schema Google trên từng trang, từng URL để tránh, hoặc giảm rủi ro bị Google Panda ghé thăm do vấn đề trùng lập nội dung (duplicated content).
    Schema vẫn là code của HTML. Nếu để Schema toàn website thì rất dễ xảy ra trường hợp Duplicated Content (trùng lặp nội dung). Vì thuật toán Panda xác định nội dung trùng lặp dựa trên HTML website của bạn.
  • Schema ở Header: Như trong hướng dẫn của Google, việc bạn để Schema ở Header sẽ được hưởng toàn bộ lợi ích từ Schema. Nên hãy cố gắng chèn toàn bộ Schema ở phần Header nhé.

Kết luận

Khái niệm Schema là gì cũng như mọi thứ về Schema có thể đa không còn quá xa lạ với các tay SEOer dày dặn kinh nghiệm. Nhưng sẽ không có quá nhiều người biết cụ thể tường tận về lợi ích của nó, cũng những các thủ thuật hack nó đâu. Vì bạn sẽ chẳng tìm được bài viết nào tương tự bài này trên Internet cả.

Tôi hy vọng rằng, sau khi bạn đọc xong nội dung bài viết, bạn hãy áp dụng ngay kỹ thuật Schema này vào website. Nhớ đo lường các chỉ số trước và sau khi áp dụng Schema để thấy rõ kết quả nhé.

Entity Building là 1 chủ đề rộng với vô vàn kỹ thuật thú vị. Nếu bạn là người quá bận rộn và không có quá nhiều thời gian để tìm hiểu, cũng như áp dụng nhưng kiến thức mà tôi vừa nói ở trên nhưng lại muốn tận hưởng hết toàn bộ những gì Entity Building mang lại. Tôi tin chắc sẽ cần phải dùng đến dịch vụ seo tại VIDCOMEDIA để tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh tiến độ của dự án.

Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Author

nguyendaihai