SEO

Semantic Search là gì? Hướng dẫn cách tối ưu nội dung Semantic Search từ A-Z

Dù bạn có là một chuyên gia về SEO, người sáng tạo nội dung, chủ của doanh nghiệp, bạn muốn bài viết của mình khi xuất bản sẽ được nhiều người biết đến, đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google thì thuật toán Semantic Search là một điều đáng quan tâm nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng nội dung mà bạn vừa tạo ra.

Sau các thuật toán trước, Google đã từng phát triển thuật toán Semantic Search thông minh hơn. Bài viết này sẽ trả lời cho bạn các câu hỏi:

  • Semantic Search là gì và tại sao nó lại quan trọng trong SEO?
  • Lợi ích của việc tối ưu nội dung cho Semantic Search là gì?
  • 7 Cách tối ưu nội dung theo Semantic Search.

Hãy cùng tìm hiểu về thuật toán mới này để triển khai chiến dịch tối ưu nội dung một cách hiệu quả nhất. 

Cùng bắt đầu nào!

Semantics là gì?

Semantics là nghiên cứu về ý nghĩa, tham chiếu hoặc sự thật. Thuật ngữ này có thể được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực con của một số ngành khác nhau, bao gồm ngôn ngữ học, triết học và khoa học máy tính.

Semantic Search là gì?

Semantic Searc hay được gọi là tìm kiếm ngữ nghĩa để chỉ việc tìm kiếm có nghĩa, phân biệt với việc tìm kiếm từ vựng (trong đó công cụ tìm kiếm tìm các kết quả phù hợp theo cả nghĩa đen của từ được tìm kiếm hoặc các biến thể của chúng mà không hiểu ý nghĩa tổng thể của truy vấn). 

semantic-search-la-gi

So với việc tìm kiếm từ vựng, tìm kiếm theo ngữ nghĩa giúp bạn cải thiện được độ chính xác của tìm kiếm bằng cách hiểu được ý định của người tìm kiếm và ý nghĩa ngữ cảnh để từ đó cung cấp cho họ các kết quả có liên quan, được cá nhân hóa.

Tìm kiếm theo ngữ nghĩa cũng cho phép Google phân biệt được giữa các thực thể khác nhau (người, địa điểm và sự vật) và diễn giải ý định của người tìm kiếm dựa trên nhiều yếu tố bao gồm:

  • Lịch sử tìm kiếm của người dùng
  • Vị trí của người dùng
  • Lịch sử tìm kiếm toàn cầu
  • Các biến thể chính tả.

Ví dụ: Khi người dùng search từ khóa: “Cách để làm bánh” thì Semantic Search của Google tự động hiểu người dùng đang tìm kiếm hướng dẫn và công thức làm bánh và cho xuất hiện lên top tìm kiếm những video và trang web hướng dẫn làm bánh.

semantic-search-la-gi
minh-hoa-semantic-search

Như vậy, bạn đã nắm được khái niệm “Tìm kiếm ngữ nghĩa”, hãy cùng rê chuột xuống để tìm hiểu phần tiếp theo nào.

Tại sao bạn phải quan tâm đến tìm kiếm ngữ nghĩa?

Thứ nhất, tìm kiếm ngữ nghĩa là chiến lược của Google để giúp người dùng có được trải nghiệm tìm kiếm tốt hơn bằng cách cung cấp cho họ nhiều dữ liệu hơn, có liên quan tới ý định tìm kiếm hơn, ít spam hơn.

Thứ hai, mỗi hai năm dữ liệu của thế giới tăng gấp đôi, dữ liệu lớn trở thành tiêu chuẩn cho những người tham gia trong lĩnh vực trực tuyến. Việc kết nối, tổ chức và tạo cấu trúc lại dữ liệu ngữ nghĩa để giải quyết mối quan tâm của người dùng: “Điều này có ý nghĩa gì với tôi?” là một mong muốn đối với các công cụ tìm kiếm.

Từ quan điểm trên, có thể hiểu tối ưu sử dụng ngữ nghĩa trong nội dung để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng là nhiệm vụ thiết yếu của người làm nội dung.

Có thể bạn chưa biết: Nhu cầu tìm kiếm bằng giọng nói đã tăng 35 lần từ năm 2008, tìm kiếm ngữ nghĩa chính là một yếu tố mà Google dùng để bổ trợ cho nhu cầu này. Vì vậy, tối ưu Semantic Search tốt sẽ là tiền đề cho sự thành công của SEO Voice Search

Tìm kiếm ngữ nghĩa sinh ra là để đáp ứng nhu cầu của tất cả những người search đang muốn tìm hiểu mỗi ngày. Từ việc có nên chọn mua sản phẩm A, khái niệm của B,… mọi người đều sử dụng Google để tìm kiếm nó. Chính vì điều đó, nhiệm vụ của một người làm nội dung là làm cách nào để khiến cho nội dung của trang phù hợp nhất với tìm kiếm truy vấn của người dùng nhất có thể.

Để viết nội dung để đáp ứng Semantic Search, bạn hãy bắt đầu bằng cách viết các chủ đề rộng hơn và sẽ điều chỉnh nội dung của mình bao gồm các từ và cụm từ có liên quan nhất đến từ mà bạn đang muốn nhắm đến về mặt ngữ nghĩa để người đọc có cảm giác như mình đang đọc Wikipedia.

Mọi người nghĩ Semantic Search thuộc về tương lai, nhưng trong thực tế đã có nhiều người đang tối ưu nội dung của họ theo hướng này và đạt kết quả tốt.

Tôi đã có những dự án có hiệu quả sau khi áp dụng tối ưu nội dung theo hướng Semantic Search.

Dự án đã thành công sau khi tìm hiểu và phân tích thuật toán Semantic Search và áp dụng Search Intent vào tối ưu nội dung.

Tôi sẽ show bạn kết quả của một trong những bài viết về chủ đề nội thất – Đây là hình ảnh về xếp hạng từ khóa của bài viết trước khi triển khai.

nghien-cuu-intent-semantic-search

Theo như biểu đồ từ AHREF vào ngày 21 tháng 2, bài viết chỉ có 11 từ khóa xếp hạng 1-3 trong tổng 378 từ khóa (chiếm chưa đến 3%). Tôi và đội ngũ của mình đã nghiên cứu các từ khóa và ý định tìm kiếm của người dùng cho các từ khóa quan trọng. Sau khi tôi bổ sung thêm hình ảnh, cải thiện content bằng cách chèn các từ liên quan như: bồn cầu, vòi hoa, chất liệu,…đây là kết quả đạt được của “mẫu nhà tắm hiện đại” sau khi điều chỉnh content từ 21/2 đến 11/3.

ket-qua-chien-dich

Với dự án đã thành công trên đủ làm minh chứng cho lợi ích của phương pháp tối ưu content theo Semantic Search rồi phải không? Chúng ta đến phần tiếp nhé!

Vậy làm thế nào để bạn tối ưu nội dung theo Semantic Search để đạt kết quả như mong đợi hãy theo dõi tiếp nhé!

1. Ý định tìm kiếm trở thành ưu tiên

Từ khóa là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình làm SEO. Nhưng ngày nay, khi Google đã thay đổi thuật toán tìm kiếm của mình đi rất nhiều, việc cố gắng chèn thêm các từ khóa vào bài viết không còn hiệu quả.

Từ khóa được tìm kiếm với mục đích xác định “ý định tìm kiếm” là điểm khác biệt mà phương pháp tối ưu SEO bằng Semantic Search hướng tới. Bằng cách kiểm tra những câu hỏi người dùng thường xuyên tìm kiếm trên Google, bạn sẽ có được cho mình hàng loạt ý tưởng cho chủ đề bài viết của mình.

Ví dụ khi bạn search từ khóa “máy rửa chén đời mới” thì trên công cụ tìm kiếm trả về Một số shopping box thường là dấu hiệu rõ ràng của ý định giao dịch -> Search Intent của người dùng khi tìm kiếm từ khóa này là ý định tìm mua hoặc nghiên cứu sản phẩm.

semantic-la-gi

2. Viết dàn bài

Nếu bạn muốn viết một chủ đề lớn, hay đảm bảo rằng bạn hoàn thành xong dàn bài trước. Dàn bài là những ý chính, phụ bạn cần đề cập trong bài, nó giúp bạn viết bài đúng trọng tâm và chuyên sâu hơn.

3. Viết bài viết đủ dài để bao quát hết chủ đề liên quan

Chủ đề liên quan là gì? Chủ đề liên quan là những bài viết có chủ đề xoay quanh một nội dung chính mà bạn đang hướng tới. Viết một bài viết dài, đầy đủ những chủ đề nhỏ, bao quát về cả chiều rộng và chiều sâu của một nội dung khiến người dùng trở nên tin tưởng bạn, Google sẽ đánh giá cao trang web của bạn hơn.

Ví dụ: Search từ khóa Harry Potter => Kết quả: Tổng quan về Fan Club, thông tin về bộ truyện Harry Potter, diễn viên phim, video về phim như bạn thấy dưới đây:

minh-hoa-search-intent-harry-potter

Bạn muốn đạt thứ hạng tìm kiếm cao cho nội dung: Harry Potter, bạn nên viết thật nhiều bài viết theo chủ đề & xây dựng hàng loạt bài viết liên quan đến chủ đề để đáp ứng được nhu cầu thông tin liên tục của người dùng và Google Bot. Ví dụ: những Fan Club của phim Harry Potter lớn nhất thế giới , dàn diễn viên phim Harry Potter giờ sống ra sao,…

4. Tập trung vào chủ đề thay vì từ khóa

Tập trung vào chủ đề

Trên thị trường, nhiều doanh nghiệp đang tập trung tối ưu SEO bằng Từ khóa (Keywords) để nhanh chóng được biết đến trên thị trường nhưng việc này không còn hiệu quả nữa.

Bạn hãy thay đổi chiến thuật làm SEO, tập trung vào những chủ đề của bài viết. Mục tiêu ở đây là tạo ra những bài viết có chất lượng, liên quan tới chủ đề chính, cung cấp nhiều giá trị và nguyên bản.

Các bước tạo nội dung tập trung vào chủ đề như sau:

Bước 1: Nhóm những nội dung trên website theo topic chính

Bước 2: Sử dụng Content Gap để tìm kiếm thông tin còn thiếu trong topic đó.

=> Các bài viết có thể đề cập:

  • Cách đọc và truy xuất thông tin từ Google Analytics
  • Hướng dẫn tối ưu Time On Site
  • Sử dụng Google Analytics để tối ưu Content.

Bao gồm những từ khoá liên quan đến chủ đề

Hãy bao gồm những cụm từ có liên quan về mặt nghĩa với chủ đề mà bạn đang muốn viết. Những cụm từ này sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về tổng thể chủ đề trang web của bạn.

Ví dụ: Bạn nhắm viết chủ đề: Kế hoạch ăn kiêng -> Bạn nên có những cụm từ liên quan sau trong bài viết: Danh sách thức ăn, Giảm cân, Công thức ăn kiêng, Ăn chay, Bữa trưa lành mạnh, đồ ăn ít Calo,…

tu-khoa-lien-quan-search-semantic

Nhắm đến nhiều từ khóa khác nhau nhưng liên quan trong cùng một trang

Google không phân biệt hai từ khóa tương tự nhau.

Khi tôi tìm kiếm hai từ khóa “Dịch vụ SEO” và “Dịch vụ SEO website” Google cho ra hai kết quả gần như giống nhau hoàn toàn. Đó là lý do vì sao bạn nên nhắm tối ưu những từ khóa khác nhau nhưng liên quan tới nhau trong cùng một trang.

Tương tự, nhờ Semantic Search các chủ đề của bài viết gần giống nhau sẽ được Google xem là giống nhau. Vì thế bạn nên viết các chủ đề hoàn toàn khác nhau để tránh việc bị Google đánh giá là trùng lặp nội dung.

Tránh từ khóa dài

Tương tự như khi tối ưu SEO cho hai từ giống nhau, nó sẽ vô ích khi bạn cố gắng tối ưu SEO cho từ khóa dài. Nhờ vào tìm kiếm ngữ nghĩa, giờ đây Google đã xem các từ khóa dài là các biến thể khác nhau là giống nhau.

Cho ví dụ, bạn chọn hai từ khóa dài: “kỹ thuật xây dựng backlink” và “các cách xây dựng backlink”, Google sẽ hiểu hai từ khóa này đều chung một chủ đề: “xây dựng backlink” và cho ra kết quả tìm kiếm giống nhau.

Bởi vậy, thay vì từ khóa đuôi dài, bạn nên nhắm tới tối ưu các từ khóa trung bình bán cạnh tranh. Ví dụ bạn đang nhắm tới từ khóa “ từ khóa SEO ”. Nó không quá cạnh tranh như từ khóa “SEO” nhưng nó cũng không quá dài như từ khóa “những chiến dịch từ khóa SEO tốt nhất”. 

Tìm kiếm những Heading liên quan

Bạn có thể khiến bài viết của mình đạt thứ hạng cao bằng cách tập trung tìm kiếm những Heading liên quan. Khi tìm Heading bạn cần làm theo các bước:

Bước 1: Mục đích tìm kiếm của người dùng là gì?

Nội dung nào cần có để đáp ứng mục đích tìm kiếm đó.

Bước 2: Thắc mắc nào của người dùng cần phải trả lời để giúp họ hiểu hơn về chủ đề đó?

Sử dụng Answer the public và AHREFS phần Questions để trả lời.

tim-kiem-y-tuong-answer-the-public

Đừng bỏ qua hoàn toàn từ khóa

Google đã thay đổi thuật toán, nhưng nó không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua các biến thể về từ khóa và từ khóa đuôi dài. Google vẫn đánh giá cao những từ khóa có giá trị mà bạn có trên trang web, bạn vẫn phải nhắm mục tiêu tối ưu những từ khóa này.

Nhưng điểm khác biệt ở đây là bạn không còn chỉ nhắm vào một từ khóa mà có thể nhắm đến nhiều biến thể từ khóa khác nhau trên cùng một trang. Và Google rất thông minh, họ sẽ đánh giá trang web của bạn dựa trên những từ khóa giống nhau đó.

5. Đăng những content dài

Viết những bài viết 500-1000 chữ luôn là lựa chọn của rất nhiều trang web vì nó mất rất ít thời gian để đọc và có vẻ bắt mắt, không quá dài dòng.

Nhưng một bài viết 500 chữ hầu như sẽ không bao quát được hết toàn bộ nội dung mà bạn muốn truyền đạt. Phụ thuộc vào chủ đề, bạn nên viết các bài 1000-3000 chữ để truyền tải được hết các nội dung của mình. Nó khiến người đọc hài lòng vì họ có tất cả những thông tin họ muốn.

Google thích những bài dài như thế này vì trang web của bạn sẽ là trang duy nhất có bài viết dài và giá trị và nó trả lời được tất cả những quan tâm của người dùng. Đừng ngại ngần mà không xuất bản những nội dung dài, vì trên thực tế nó là một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn về SEO.

6. Sử dụng Schema Markup

Khai báo Schema giúp thông tin trên website của bạn được sắp xếp một cách có tổ chức và rõ ràng hơn. Điều này sẽ là một điểm cộng lớn cho website khi mà công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trên trang của bạn một cách dễ thở hơn nhiều.

schema-markup-trong-semantic-search

Không những thế, khai báo Schema còn giúp trang của bạn có cơ hội hiển thị trên kết quả tìm kiếm dưới dạng Rich Snippet, một trong những SERP Feature tuyệt vời để giúp tăng CTR hiệu quả mà Google từng đem đến cho các nhà phát triển web.

schema-markup-trong-semantic-search

Hãy đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu Schema Markup đều được hiển thị đầy đủ trong Source Code của trang. Và đừng quên tuân thủ theo các nguyên tắc chung về dữ liệu có cấu trúc của Google. Thật may là Google đã liệt kê khá là chi tiết toàn bộ các loại Schema mà bạn cần phải có có (bao gồm cả ví dụ & mẫu schema minh hoạ) cho những ai gặp nhiều khó khăn khi mới tiếp cận Schema Markup.

7. Triển khai Topic Cluster

Kể từ khi thuật toán Google Hummingbird được ra đời vào năm 2013, việc triển khai content theo cách làm cũ đã không còn hiệu quả nữa, thay vào đó, bạn nên triển khai Topic Cluster.

Topic Cluster là gì?

Bạn đã dùng mọi cách mà bạn biết để tối ưu website, nhưng tình hình chẳng mấy khả quan!

Topic Cluster là một nhóm các bài viết hoặc các trang trước liên kết với nhau tập trung vào một chủ đề nhất định nào đó, không phải tối ưu nội dung theo từ khóa.

Các bước tạo lập Topic Cluster:

  • Tạo lập content được Google yêu thích
  • Xây dựng một “thư viện” nội dung cực kỳ hữu ích cho người dùng
minh-hoa-topic-cluster

Topic Cluster có lợi ích gì với người dùng?

Tạo lập Topic Cluster giúp người dùng nhanh chóng tìm được nội dung mà họ đang tìm kiếm, giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề đang gặp phải ngay từ lần truy cập đầu tiên, thỏa mãn mục đích tìm kiếm (search intent) của họ.

7 bước triển khai Topic Cluster

Bạn đang nghĩ triển khai nội dung hay và đạt chuẩn SEO để có thứ hạng cao là tốn nhiều thời gian. Nhưng không!

Bạn có thể bắt đầu triển khai Topic Cluster ngay từ giờ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào với các bước dưới đây.

7-buoc-trien-khai-topic-cluster

Bạn cũng đừng quên đọc bài viết 7 bước triển khai Topic Cluster để tối ưu nội dung hiệu quả một cách dễ dàng nhất nhé!

Kết luận

Đọc đến đây chắc là bạn đã hiểu Semantic Search là gì cũng như cách để tối ưu nội dung theo tìm kiếm ngữ nghĩa rồi chứ. Tôi hy vọng sau khi đã áp dụng những kiến thức trên vào triển khai bạn sẽ đạt những kết quả như mong đợi, nhanh chóng xuất hiện trên TOP đầu của kết quả tìm kiếm Google.

Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết liên quan:

  1. Thuật toán Google Hummingbird là gì? Một số điều bạn cần phải biết.
  2. Schema là gì? Hướng dẫn cách tạo Schema từ A-Z.
  3. Bounce Rate là gì? Tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản về Bounce Rate.
  4. Google Analytics là gì? 10 Cách sử dụng Analytic Google (2021)
  5. Keyword Research: Cách nghiên cứu từ khóa hiệu quả nhất 2021

Author

nguyendaihai