Chưa được phân loại

Chi tiết Submit URL lên Google nhanh chóng

Có một sự thật rất đơn giản: Nếu công cụ tìm kiếm không biết đến website bạn, thì cơ hội xếp hạng của nó sẽ bằng 0. Có những trường hợp website chính thức đi vào hoạt động được khoảng vài tuần mà vẫn chẳng tìm thấy chúng ở đâu trên Google/Bing/Yahoo. Chưa nói đến những URL được xuất bản khoảng 2-3 ngày thì 98% người dùng không thể tìm thấy chúng trên công cụ tìm kiếm.

Nếu bạn đang đọc bài viết này, tôi đoán bạn đang gặp phải những vấn đề mà tôi vừa kể bên trên, hoặc các vấn đề tương tự như thế. Thế thì hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách Submit URL Google và các công cụ tìm kiếm phổ biến khác. Giờ thì hãy bắt đầu thôi nào!

Sự thật Google ngừng hỗ trợ Submit URL/Website

Ngày 25/7/2018, Google Webmaster đã chính thức ra thông báo về việc khai tử tính năng Submit URL Google. Bạn có thể xem thông tin ở hình ảnh bên dưới:

submit-url-google

Google không thông báo nguyên nhân ngừng hỗ trợ tính năng Submit URL Google công khai. Tuy nhiên, google vẫn rất vui vẻ nếu như bạn Submit URL trên công cụ Google Search Console (hay là Google Webmaster Tools Submit URL) hoặc khai báo Google trực tiếp Sitemap của cả Website.

Và trong tất cả thông báo, Google đều điều hướng người dùng đến việc sử dụng công cụ Google Search Console. Còn Webmaster sau này đã được đổi tên thành Google Search Central. Nó chuyên cung cấp những thông tin và hướng dẫn SEOer “làm quen” với Google Search.

Vậy tại sao phải submit URL Google bằng Google Search Console? Và có bao nhiêu cách để thực hiện Submit URL Google? Nếu bạn muốn Submit lên Search Engine khác ngoài Google thì sao? Tôi sẽ hướng dẫn chi tiết ngay sau đây.

Những điều bạn cần biết về Submit URL/Website

3 lý do nên Submit URL Google

Lí do sau đây sẽ giải thích vì sao bạn vẫn nên tạo Submit URL Google thủ công mặc dù không phải lúc nào bạn cũng cần làm như vậy.

  1. Cẩn thận ngay từ ban đầu vẫn hơn là hối tiếc về sau. Google vẫn có thể tìm thấy website của bạn ngay cả khi bạn không Submit URL Google. Nhưng tôi nghĩ vẫn nên làm. Việc này sẽ chỉ mất có 1, 2 phút gì thôi.
  2. Google không thể khám phá mọi thứ thông qua thu thập thông tin. Nếu bạn gửi website của mình qua Google Search Console, bạn sẽ có cơ hội cung cấp thêm cho Google một vài thông tin hữu ích về website của mình. Đây là những thông tin mà các con bọ có thể không tiếp cận được.
  3. Submit URL Google sẽ giúp cải thiện website của bạn. Nó sẽ thường xuyên thông báo tình trạng hiệu tại của Website thông qua Công cụ Quản trị Trang. Nếu có bất kỳ vấn đề/ lỗi xảy ra trên website, bạn có thể dễ dàng sửa lỗi hơn.

Đừng hối hận vì đã không làm gì khi Google không Index bài viết, Submit URL Google lại thôi! Nếu bạn đã Ping/Submit URL Google rồi, thì thi thoảng vẫn có thể Submit URL Google lại lần nữa nếu:

  1. Khi bạn thay đổi/cập nhật một trang wed bất kỳ và muốn thông báo đến các công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm không thể thu thập được toàn bộ thông tin của website chỉ trong vòng một ngày. Do đó rất có thể trang nội dung của bạn sẽ không được Google Index.

Sau khi bạn đã sửa lỗi trên trang wed xong. Đôi lúc google sẽ gửi thông báo cho bạn các lỗi thu thập dữ liệu hoặc lỗi 404 trong Search Console. Lúc này bạn nên Submit Link của Website để Google thu thập lại thông tin sau khi đã sửa lỗi xong.

Thời gian Google Submit là bao lâu?

Google không có một khoảng thời gian nhất định là bao lâu thì Submit Website hoặc URL. 

Theo như nghiên cứu của HubSpot – Nếu như bạn không gửi URL mới cho Google thông qua Sitemap thì Google phải mất trung bình khoảng 1375 phút để có thể thu thập được toàn bộ dữ liệu trong trang (tương đương 23 tiếng). Tuy nhiên, khi Update Sitemap tới Google Search Console, con số này giảm xuống chỉ còn 14 phút. 

Thế nên thay vì để Google tự mình rà soát nội dung mới. Bạn có thể thông báo cho Google theo cách thủ công để tiết kiệm thời gian. 

Mặt khác, thời gian để Crawl và Index một Domain hoàn toàn mới cũng vô cùng khách nhau. Điều này tùy thuộc hoàn toàn vào việc Domain của bạn có External Link nào hay không và tần suất chúng được Crawl ra sao.

4 Cách Submit URL Google nhanh chóng

Sau đây sẽ là hướng dẫn của tôi về cách Submit URL Google theo mục đích, như URL trên toàn bộ Website hay từng URL.

Kiểm tra tình trạng Index

Trước khi dùng Submit URL Google, bạn nên kiểm tra xem website hoặc URL của mình đã được (index) hay chưa. Bằng cách sử dụng URL Inspection Tool của Google Search Console. Yên tâm, công đoạn này sẽ tốn chưa tới 30s để thực hiện.

summit-url

Sử dụng hộp tìm kiếm “Kiểm tra URL” ở đầu trang tổng quan và nhập URL muốn kiểm tra. Khi dữ liệu đã được truy xuất từ Index, bạn sẽ thấy xác nhận trang đó ngay trên Google:

add-url

Hoặc không có trên Google:

google-addurl

Ngoài ra, bạn cũng còn có thể nhanh chóng xem được các trang đã được Submit chưa bằng cách tìm kiếm trên Google với cụm “site:<Domain hoặc URL bạn muốn xem>”

Ví dụ: site: vidcomedia.com

Nếu Website được Index, bạn sẽ thấy kết quả trả về khi sử dụng toán tử tìm kiếm này.

Bạn nên để ý đến cả số lượng lẫn kết quả được trả về cũng như các URL được Index hiển thị? Trong trường hợp không có URL nào được Index, bạn sẽ thấy:

Nếu URL của bạn chưa được Index, hãy bước vào Submit URL/Website. Đầu tiên, bạn cần phải thực hiện khai báo trang qua 3 bước sau.

3 Bước khai báo website trong Google Search Console

  • Đăng nhập vào Google Search Console
  • Nhập Domain để đăng ký trong GSC
submit-link-to-google

Kết nối Search Console và website bằng cách sao chép đoạn mã TXT vào DNS Configuration hoặc Header

submiturl

Nếu bạn cảm thấy phức tạp có thể đưa đội ngũ Code thực hiện nhưng nhớ sử dụng Email để cài đặt nhé. Khi Website đã hoàn thành Index, có thể Submit Link To Google bằng 1 trong 4 cách sau.

Cách 1: Submit toàn bộ Website bằng Sitemap.XML

Cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để gửi trang Web đến Google là thêm sơ đồ trang Web (Sitemap) XML vào Google Search Console. Có thể làm như vậy bằng cách chuyển đến Tab Sơ đồ trang Web của Search Console .

Bây giờ bạn sẽ thấy hộp ‘Thêm sơ đồ trang Web mới’. Hãy tiếp tục và nhập phần mở rộng của sơ đồ trang XML của trang Web của bạn.

submit-google

Sau khi hoàn thành bạn sẽ thấy danh sách các Sitemap đã được gửi và số lượng URL được tìm thấy như sau:

google-submit
  • Ưu điểm của phương pháp này là Google sẽ cung cấp toàn bộ URL trên trang wed. Và sẽ Index hàng loạt URL của website. 
  • Nhược điểm là nó sẽ mất tầm 2-3 tuần cho mỗi lượt cào tổng thể như vậy.

*Nếu như Website của bạn đã từng Submit Sitemap XML rồi và bạn chỉ đang muốn Submit các URL mới. Thì có thể Submit phiên bản cập nhật của Sitemap.

Khi bạn gửi một Sitemap được Updated tới Search Console và bao gồm các URL mới. Có nghĩ là: Bạn đang thông báo cho Google rằng đã có sự thay đổi và các trang này sẽ được Crawl. 

Đây là phương pháp Submit URL Google nhanh nhất hiệu quả nhất. 

Tuy nhiên, với một số trường hợp bạn không thể truy cập và “Resubmit” trong Search Console tiếp theo. Đội ngũ hỗ trợ của Google Search Console cho biết:

Google không thể kiểm tra Sitemap mỗi khi Website được Crawl. Sitemap sẽ chỉ được kiểm tra lần đầu tiên và chỉ khi bạn ping để chúng tôi biết rằng nó đã thay đổi. Bạn chỉ nên thông báo cho Google về Sitemap khi nó mới hoặc được Update; không gửi hoặc ping các Sitemap không thay đổi nhiều lần.

Tin tốt là nếu bạn đang sử dụng một nền tảng như WordPress khi kết hợp với một Plugin SEO. Thì Sitemap sẽ tự động Update và Ping Google khi bạn xuất bản một trang wed hoặc một bài đăng mới. 

Nếu bạn không sử dụng WordPress hoặc một CMS khác mà Sitemap tự động Ping Google khi được Update. Bạn cũng có thể sử dụng chức năng “ping” để yêu cầu điều này xảy ra.

Một lưu ý nhỏ là Sitemap XML phải được tham chiếu trong tệp robots.txt của Website. Bên cạnh đó, có cách Submit URL bằng GSC “xịn” hơn chính là…

Cách 2: Submit từng URL trong Search Console

Rất có thể bạn vừa sử dụng công cụ Kiểm tra URL để kiểm tra xem URL của bạn có nằm trong Index của Google hay không. Và đây cũng là cách nhanh nhất để đưa URL vào Index của Google. 

Bất kể URL có hay không Index, bạn sẽ thấy liên kết “REQUEST INDEXING” ở cuối hộp. Hãy tiếp tục Click vào đây và trang của bạn sẽ được thêm vào danh sách đợi Index.  Nếu có bất kỳ vấn đề nào, bạn sẽ được thông báo.

submit-url-to-google

Nhưng nếu bạn có thể đưa ra một loạt các URL cần được Submit với Google thì sao? Hoặc bạn muốn được Submit cả URL trên những trang con khác? Đây là lúc bạn cần đền cách thứ 3 ngay sau đây.

Cách 3: Submit URL Google hàng loạt

Có nhiều Website hướng dẫn “khai báo” URL với Google bằng Internal Link. Phương pháp này đúng, thế nhưng chưa đủ. Bởi vì Internal Link trên website cần phải phù hợp với ngữ cảnh của bài viết để không gián đoạn trải nghiệm người dùng. Vậy nên sẽ rất bất tiện nếu bạn chèn thêm Link vào các Web con.

Và Submit bằng GSC cũng chỉ quét các URL trên website chính mà thôi. Thế nếu cần được quét URL trên nhiều trang cùng lúc thì sao?

Ở đây tôi sẽ dùng Blogger để Submit hàng loạt URL kiểu trên. Các bước thực hiện như sau:

  1. Tạo 1 tài khoản đăng nhập Blogger
  2. Kết nối Blog với Google Search Console
  3. Viết bài Post và chèn Link vào bài
index-url

Cách 4: Submit URL bằng công cụ Index

Có rất nhiều công cụ có thể giúp bạn Submit URL Google như Lar Index, My Pagerank, Indexking,… Tùy thuộc vào tính năng của mỗi công cụ mà bạn có thể lựa chọn nhé!

Các cách Submit URL khác 

Ngoài cách Submit từng URL mới như trên tôi đã hướng dẫn. Thì vẫn còn những cách giúp Google “ có thể nhận diện” được URL mới bên bạn nhanh chóng hơn mà không cần phải dùng đến Google Search Console hay công cụ nào cầu kỳ.

Gọi là Submit nhưng thực chất đây chỉ là cách giúp Google biết rằng URL của bạn có tồn tại, chính là:

  1. Sử dụng Internal Links
  2. Chạy Ads, phát tán Social,… Để Google dễ dàng “nhìn thấy” URL bạn hơn thông qua lượng Traffic đổ về URL mới

Khi nào cần Submit Website?

Thông thường nhất, bạn chỉ cần gửi website của mình cho Google khi khởi chạy Website lần đầu tiên (vì Google không biết rằng nó tồn tại). Hoặc khi di chuyển Website sang một tên miền mới.

Nếu website đã được Index thì bạn không cần phải Submit toàn bộ trang. Tuy nhiên, có những trường hợp có thể cần phải làm như vậy do lỗi. Giả sử một nhà phát triển đã vô tình thêm thẻ rel = “noindex” trên website và bạn thấy website giảm khỏi chỉ mục.

Cách Submit URL hoặc Website trên các công cụ tìm kiếm khác

Đúng vậy, Google không phải là công cụ tìm kiếm duy nhất. Nếu bạn muốn Submit URL Google lên các công cụ tìm kiếm phổ biến khác mà khách hàng của bạn sử dụng như Bing, Yahoo, Yandex, Baido…

Cách Submit URL hoặc trang Web trên Bing

Để Submit trang Web hoặc URL web bạn trên Bing, bạn chỉ cần truy cập vào công cụ quản trị website của Bing – Bing Webmaster Tools. Đầu tiên bạn đăng nhập và thêm trang Web của mình như ảnh dưới:

ping-website-len-google

Tin tốt là bạn có thể bỏ qua cách xác minh và nhập trực tiếp từ Google Search Console. Để Submit trên toàn bộ website, bạn có thể thêm Sitemap XML giống như cách đã làm với Google.

Đi đến Tab sơ đồ trang Web:

sumit-google

Sau đó, bạn sẽ thấy nút ‘Gửi Sơ đồ trang Web’ ở trên cùng bên phải của màn hình, cửa sổ bật lên sẽ mở ra. Từ đây, bạn có thể nhập URL của sơ đồ trang Web của mình:

google-sumit

Nếu bạn chỉ muốn gửi một URL, bạn có thể làm như vậy bằng cách sử dụng công cụ gửi URL của Bing mà bạn sẽ tìm thấy như một phần của Menu bên trái.

add-url-vao-google

Cách gửi URL hoặc trang Web đến Yandex

Yandex là công cụ tìm kiếm hàng đầu ở Nga, với hơn 60% thị phần. Không phải tất cả mọi người sẽ cần phải gửi website của họ cho Yandex, nhưng nếu bạn đang phục vụ những khách hàng ở Nga thì bạn có thể xem qua.

Dưới đây là các bước để gửi URL hoặc website của bạn tới Yandex:

  • Đi tới Công cụ quản trị trang Web của Yandex .
  • Nếu bạn chưa thêm và xác minh website của mình, bạn cần phải làm theo các bước sau để thực hiện việc đó.
  • Để gửi website của bạn, bạn sẽ thấy liên kết ‘Sitemap’ trên Menu bên trái. Nhấp vào đây và bạn sẽ được đưa đến một trang nơi bạn có thể thêm sơ đồ trang Web của mình theo cách giống như các công cụ tìm kiếm khác.
google-webmaster-tools-submit-url

Nếu bạn muốn thiết lập chỉ mục một URL mới, hãy chuyển đến Tab ‘Các trang lập chỉ mục’ trên Menu bên trái. Tại đây, bạn có thể gửi tối đa 20 URL mỗi ngày được ưu tiên cao nhất để lập chỉ mục:

Cách gửi URL hoặc trang Web đến DuckDuckGo

Dành cho các Doanh nghiệp có tệp khách hàng ở Mỹ. Tính đến tháng 5 năm 2020, DuckDuckGo đã có thị phần ước tính khoảng 1,35% tại Mỹ. Con số này vẫn kém xa con số 6,5% của Bing, 3,6% của Yahoo và 89% của Google, nhưng ngày càng có nhiều người sử dụng công cụ tìm kiếm ưu tiên quyền riêng tư. 

Tin tốt là bạn không nên gửi URL hoặc website của mình cho DuckDuckGo. Công cụ tìm kiếm sử dụng hơn 400 nguồn cho kết quả của nó, bao gồm cả kết quả tìm kiếm của Bing, có nghĩa là nếu bạn đã Submit URL trên Bing thì bạn không cần phải làm gì khác.

Tại sao Submit URL lên Google khác với xếp hạng từ khóa?

Mỗi truy vấn tìm kiếm trên Google sẽ được trả về với hàng ngàn kết quả, nếu không thì hàng triệu kết quả.

Nhưng mọi người không bao giờ Click ngoài trang kết quả đầu tiên (chỉ hiển thị 10 trang Web). Có nghĩa là sẽ có ít hoặc không Traffic cho những người xếp hạng từ vị trí 11+ trở đi. Vì vậy, khi Website bạn được Index không có nghĩa là sẽ có Traffic từ Google vào đâu nhé.

Nếu bạn muốn có Traffic vào từ Google, bạn cần phải xếp hạng trong Top 10 (hoặc lý tưởng nhất là Top 3).

Kết luận

Chắc chắn là Google vẫn sẽ khám phá và Index trang Web của bạn bất kể bạn có Submit URL Google hay là không. Tuy nhiên, như tôi đã nói, Submit URL giúp quá trình Index trở lên nhanh chóng gấp trăm lần. 

Hãy tận dụng Search Console của Google vì một là nó rất đơn giản, dễ dùng và cả hai là mang lại nhiều lợi ích khác. Google Search Console giúp đưa website của bạn lên top Google hoàn toàn miễn phí, tại sao không?

Bạn cũng cần phải nhớ rằng việc index Google chỉ là một phần của cuộc chiến tranh hạng. Ngay cả khi website bạn được index, bạn vẫn có thể không xếp hạng cao trên SERPs nhé!

Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Nguồn tham khảo:

SEO Onpage là gì? Hướng dẫn SEO Onpage từ cơ bản đến nâng cao.

Cấu trúc Silo là gì? Silo ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Hướng dẫn quy trình SEO từ khóa tổng quan

Yoast SEO là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Yoast SEO từ A-Z

Google Map là gì? Hướng dẫn SEO Google Map từ A-Z

Author

nguyendaihai