Chưa được phân loại

Tâm lý học Gestalt là gì? Cách ứng dụng tâm lý học vào trong marketing

Khi tâm lý học và tiếp thị kết hợp với nhau, chúng có thể tạo ra được các hình thức truyền thông vô cùng sáng tạo, giúp thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng và tăng nhận thức về thương hiệu. Một trong số những trường phái tâm lý học nổi tiếng nhất được ứng dụng rộng rãi trong tiếp thị, truyền thông và thiết kế đồ họa chính là thuyết Gestalt. Trong bài viết này, hãy cùng Vidcogroup đi tìm hiểu sâu hơn về Gestalt là gì, cách thức và lý do áp dụng thuyết này cho các hoạt động tiếp thị và thiết kế đồ họa cũng như một số ví dụ thành công từ các thương hiệu hàng đầu trong thực tiễn.

Tâm lý học và marketing là hai ngành khoa học thường xuyên giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau. Mối liên hệ giữa hai điều này thực ra khá đơn giản: cả hai đều tập trung vào việc nghiên cứu tâm lý và hành vi của con người. Quan hệ giữa tiếp thị và tâm lý học đã trở nên bền chặt hơn trong những năm qua do sự thay đổi trong thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng cũng như truyền thông thương hiệu ngày càng hướng tới các hình thức truyền thông sáng tạo có thể thu hút đối tượng mục tiêu và gia tăng độ nhận biết thương hiệu.

Một trong những thuyết tâm lý học được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế, kiến ​​trúc, đặc biệt trong tiếp thị và truyền thông là thuyết tâm lý học Gestalt – một học thuyết tập trung vào việc nghiên cứu và hiểu các quá trình điều chỉnh nhận thức thị giác và trải nghiệm thực tế.

Hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc và nguyên tắc của thuyết tâm lý học Gestalt là gì, các lĩnh vực ứng dụng chính và một số ví dụ thành công trong thực tiễn từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Tâm lý học Gestalt là gì?

Gestalt trong tiếng Đức nghĩa là “cấu trúc, hình dạng”, được ra đời tại Đức vào đầu thế kỷ XX và dựa trên công trình nghiên cứu về nhận thức của các nhà tâm lý học Max WertheimerKurt Koffka và Wolfgang Köhler khi cho rằng hành vi của con người bị ảnh hưởng bởi cách mà họ nhận thức trong thực tế.

Tam-ly-hoc-Gestalt-la-gi

Tâm lý học Gestalt tập trung chủ yếu vào cách mà con người lý giải và nhận thức thực tế xung quanh họ. Khi quan sát thế giới xung quanh, chúng ta không nhận thức được các kích thích một cách cô lập bởi vì bộ não của chúng ta thường xuyên có xu hướng thu thập một cách tự động và vô thức về các đối tượng và yếu tố tương tự nhau trong các mô hình đã được lưu trữ, cho phép chúng ta đưa ra cảm giác và ý nghĩa cho những gì được nhận thức. Theo đó, khả năng nhận thức một vật thể của con người không chỉ dựa vào cách võng mạc hội tụ một hình ảnh mà còn dựa vào một tổ chức phức tạp mà hệ thần kinh của chúng ta thực hiện.

Do đó, ý tưởng chính của trường phái này có thể được tóm tắt bằng câu châm ngôn nổi tiếng “Tổng thể của một sự vật không phải là một tập hợp từ những thành phần rời rạc lại với nhau”. Theo các nguyên tắc của tâm lý học Gestalt, nhận thức về một đối tượng không thể giới hạn trong các yếu tố đơn lẻ cấu tạo nên nó hoặc hình dạng của nó, mà đó phải là một quá trình bao gồm toàn bộ trải nghiệm tri giác: một cái nhìn tổng thể về các bộ phận tạo thành một vật thể cụ thể và đã được sắp xếp theo các quy luật chính xác bởi bộ não của chúng ta.

Law of Closure – Quy luật Khép kín

Theo quy luật này, các cá nhân thường có xu hướng tự động “lấp đầy”, liên kết hoặc bổ sung các khoảng trống ngăn cách giữa các yếu tố để cảm nhận một đối tượng hoàn chỉnh. Đây là quy luật thường được sử dụng trong thiết kế logo hay các tác phẩm nghệ thuật khuôn tô (stencil artwork).

Điều này lý giải vì sao chúng ta nhìn thấy có hai hình tam giác trong hình ảnh bên dưới, trong khi thực tế các hình tròn màu đen khuyết thiếu không có sự liên kết cụ thể với nhau nhưng khi kết hợp lại sẽ tạo thành hình tam giác.

Law-of-Closure-–-Quy-luat-Khep-kin

Law of Similarity – Quy luật đồng dạng

Các cá nhân có xu hướng nhận thức và thu thập các đối tượng có sự tương đồng vào cùng một nhóm. Các đối tượng này có thể khác nhau về hình dạng, màu sắc hoặc kích thước nhưng vẫn có nét tương đồng nhất định để có thể tổ hợp lại với nhau. Quy luật này thường được sử dụng để minh họa hình ảnh hoặc thông điệp từ một chuỗi các đối tượng riêng biệt.

Trong hình minh họa bên dưới, chúng ta có xu hướng nhìn thấy các hàng chấm tròn màu trắng và các hàng chấm tròn màu đen chứ không phải nhìn thấy các cột đen trắng kết hợp.

Law-of-Similarity-–-Quy-luat-dong-dang

Law of Proximity – Quy luật cận kề

Theo nguyên tắc này, các yếu tố gần nhau được coi là một thực thể duy nhất và tách biệt khỏi các yếu tố xa hơn. Các đối tượng càng có sự gần gũi với nhau trên các phương diện như màu sắc, kích thước hay hình dạng và kề cận nhau thì càng có xu hướng hợp lại thành một nhóm để tạo ra một hình ảnh lớn và thu hút.

Trong hình ảnh sau đây, hệ thống tri giác của chúng ta tự động phân chia đối tượng thành ba nhóm riêng biệt: hai cột bên phải, hai cột bên trái và một cột trung tâm.

Law of Figure/Ground – Quy luật Chính/Phụ

Cấu tạo mắt có khả năng phân chia, tách biệt một hình ảnh nào đó thành các yếu tố chính (chủ thể) và phụ (phần nền). Những gì thu hút sự chú ý của chúng ta đầu tiên sẽ được hiểu là chủ thể, phần còn lại sẽ trở thành nền. Mức độ ổn định hoặc không ổn định của nguyên tắc này phụ thuộc vào mức độ dễ nhận dạng của chủ thể và phần nền

Law of Multistability – Phức hợp hình ảnh

Các cá nhân có xu hướng cảm nhận hình ảnh với nhiều cách hiểu khác nhau theo cách xen kẽ và không liên tục.

Những hình ảnh được thiết kế theo nguyên tắc trên có thể nhìn chiều này ra hình dạng này, nhìn chiều kia ra hình dạng khác.

Law-of-Multistability-–-Phuc-hop-hinh-anh

Law of Common Fate – Quy luật chuyển động

Theo quy luật chuyển động, các cá nhân có xu hướng nhận thức các yếu tố khác nhau nhưng chuyển động cùng nhau theo một hướng như một tổng thể hợp nhất. 

Trong trường hợp này, các đường thẳng đứng được nhận biết trong một nhóm duy nhất và được phân tách bằng đường xiên.

Law of Continuity – Quy luật liên tục

Theo quy luật này, hệ thống thị giác có xu hướng tránh những thay đổi đột ngột về hướng hoặc sự gián đoạn. Vì vậy, cho dù các đối tượng bị cắt ra hoặc bị một đối tượng khác xen vào thì chúng ta vẫn cảm nhận được sự liên tục của các đối tượng đó.

Điều này giải thích lý do tại sao trong hình dưới đây, chúng ta coi 1-2 và 3-4 là các dòng đơn, chứ không phải các dòng 1-3, 2-3, 1-4, 4-2.

Law-of-Multistability-–-Phuc-hop-hinh-anh-1

Law of Prägnanz – Quy luật Prägnanz

Các hình ảnh càng đều đặn, đối xứng, đồng nhất, cân đối, đơn giản, có trật tự càng có nhiều khả năng được bộ não của chúng ta tiếp cận, lưu trữ và ghi nhớ. Quy luật này loại bỏ những yếu tố phức tạp để chúng ta nhìn nhận các nhóm đối tượng có hình thức đơn giản nhất. Thiết kế áp dụng nguyên tắc này thường phải nổi bật, súc tích và có tính ổn định.

Trong hình ảnh dưới đây, ta sẽ nhìn thấy đây là hai hình lục giác xếp chồng lên nhau một phần chứ không phải là 3 hình không đối xứng đặt chồng lên nhau vì tâm trí của chúng ta thích một nhận thức hài hòa nhất có thể. 

Law of Past Experience – Quy luật kinh nghiệm từ quá khứ

Nguyên tắc tổ chức này ngụ ý rằng các cá nhân có xu hướng tái tạo các đối tượng theo kiến ​​thức và kinh nghiệm của họ trong quá khứ. Đó có thể là những hình ảnh quen thuộc được lặp đi lặp lại, những nguyên tắc, truyền thống lâu đời tác động lên bạn trong một khoảng thời gian. 

Ví dụ, trong hình ảnh trên, chỉ những người quen thuộc với bảng chữ cái Latinh mới có thể nhìn thấy chữ E giữa các dòng.

Kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng nhất về thuyết tâm lý học Gestalt. Trong phần tiếp theo của bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách các thương hiệu nổi tiếng thế giới ứng dụng lý thuyết này trong hoạt động động marketing và thiết kế của mình.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Có thể bạn quan tâm:

Author

nguyendaihai