Thủ thuật

Hướng dẫn cách nắm bắt tâm lý khách hàng trong kinh doanh

Nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng đã trở thành một kỹ năng không thể thiếu đối với mỗi người kinh doanh. Việc hiểu được tâm lý của khách hàng chính là một trong những yếu tố quan trọng để bạn có thể thuyết phục được người mua lựa chọn sản phẩm của bạn. Có thể mục đích ban đầu là để thoả mãn nhu cầu cá nhân nhưng khách hàng sẽ chỉ bỏ tiền ra mua những thứ họ cảm thấy là tốt nhất. Có khi nào bạn đã soạn ra những lời chào với logic lập luận sắc bén nhất rồi mà vẫn không kéo nổi đơn hàng? Vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm cho mình 5 tips cực hay giúp bạn nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả nhé

5 Lời khuyên giúp bạn nắm bắt tâm lý khách hàng tốt nhất

Giới thiệu hấp dẫn, thuyết phục các tính năng của sản phẩm

Tip này được áp dụng đối với những khách hàng là người chú trọng tiểu tiết của sản phẩm. Họ muốn được cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm mà mình định mua thay vì cố gắng trả lời những câu hỏi về nhu cầu bản thân. Thường những khách hàng này đã dành ra rất nhiều thời gian để có thể nghiên cứu được những sản phẩm và đối thủ của bạn hoặc các sản phẩm họ mua về sử dụng đang dần hỏng hoặc lỗi thời nên người dùng có nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm mới để thay thế.

Vậy là họ bắt đầu tìm hiểu, tra cứu những thông tin về sản phẩm của các doanh nghiệp, nhãn mác, các cửa hàng cung cấp. Vậy nên hãy nắm bắt được tâm lý này để có thể giới thiệu những tính năng hấp dẫn về sản phẩm, thuyết phục được họ bằng những tính năng ưu điểm vượt trội thay vì cố gắng đặt ra nhiều câu hỏi dành cho khách hàng, tạo cảm giác cho người dùng và làm họ an tâm với thương hiệu, sản phẩm lựa chọn.

Để có thể làm được điều này, chính bạn phải là người hiểu rõ nhất về chính sản phẩm của mình, chuẩn bị bo mình những thông tin chuẩn xác nhất về sản phẩm, tư liệu để có thể cung cấp cho khách hàng của mình. Bạn càng cung cấp những thông tin cụ thể bao nhiêu, bạn sẽ cho khách hàng thấy được điểm mạnh về sản phẩm bên mình mà đối thủ của bạn không thể đáp ứng được bấy nhiêu thì bạn sẽ càng thuyết phục được tâm lý khách hàng an tâm và tin dùng sản phẩm. Do đó, hãy tập trung giới thiệu các tính năng và đặc điểm nổi bật của sản phẩm.

Trở thành người cố vấn tâm lý

Ky-nang-giao-tiep

Thay vì cố gắng chèo kéo, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình thì hãy trở thành những người cố vấn tâm lý và nắm bắt được tâm lý khách hàng khi bạn đang gặp những khách hàng không biết mình nên cần phải làm gì. Nhiều khách hàng không biết được họ đang muốn chính xác một sản phẩm như thế nào và chính họ cũng chưa có bất cứ thông tin nào về sản phẩm.

Chính vì vậy, họ cần phải được hướng dẫn, tìm hiểu nhiều hơn, nhất là những sản phẩm dịch vụ mới. Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng nhưng đừng nên dài dòng, hãy tập trung vào những thông tin quan trọng, dễ hiểu và là những ưu điểm. Lúc này đây, bạn sẽ đóng vai trò là người tư vấn tận tâm, tận tình để đưa ra những gợi ý phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của khách.

Tìm cách tạo mối quan hệ

tao-moi-quan-he-voi-khach-hang

Khi khách hàng là người thích làm việc với người quen, hoặc dễ bị chi phối bởi mối quan hệ nhất định nào đó trong việc đưa ra những quyết định mua hàng, hãy tìm cách tạo ra mối quan hệ và sẽ thật tuyệt vời hơn nếu như bạn thiết lập được cho mình mối quan hệ lâu dài đối với họ. Điều họ đang quan tâm không chỉ là những giao dịch hiện tại mà đó còn là sự kết nối lâu dài mà bạn đang cố gắng thiết lập. Mối quan hệ này mang lại rất nhiều lợi ích cho các giao dịch trong tương lai.

Để có thể tạo được cho mình những mối quan hệ tốt đòi hỏi bạn phải có cho mình những kỹ năng giao tiếp tốt và dành ra nhiều thời gian hơn trong việc tìm hiểu khách hàng trước khi giao dịch, sẵn sàng dành thêm nhiều thời gian cho họ. Trong trường hợp cần thiết, hãy đến gặp trực tiếp vị khách hàng và khéo léo tìm hiểu về họ nhiều hơn, không chỉ về nhu cầu mua hàng của họ mà còn là sở thích cá nhân, về công việc, cuộc sống… Để khéo léo tạo dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Giới thiệu về khách hàng VIP của bạn

Danh tiếng của bạn với khách hàng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành bại của bạn. Khi bạn giao dịch, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho các công ty, tập đoàn lớn, bạn mới thực sự hiểu được tầm quan trọng khi có sẵn tập khách hàng nổi tiếng và có uy tín. Bởi họ như “bảo hiểm”, bảo hành sản phẩm cho bạn. Uy tín và tầm ảnh hưởng của họ tác động phần nhiều tới tâm lý mua hàng của khách hàng. Giới thiệu khách hàng VIP của bạn như là cách kéo người tiêu dùng an tâm lựa chọn sản phẩm của mình hơn mà không cần thuyết phục quá nhiều.

Nhấn mạnh vào chất lượng dịch vụ và chốt đơn ngay

5-dac-diem-tam-ly-khach-hang-thuong-gap-va-cach-xu-ly-phu-hop

Có thể sản phẩm của bạn chưa phải là quá vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khác của mình nhưng bạn có chất lượng dịch vụ tuyệt vời, chính sách chăm sóc khách hàng tốt, nhiều ưu đãi, khách hàng sẽ vẫn ghé mua sản phẩm của bạn. Bởi với họ, chất lượng dịch vụ chính là vấn đề mà họ quan tâm nhất và cũng là ưu tiên hàng đầu của họ. Khi khách hàng hỏi về dịch vụ hay các cam kết chứng tỏ họ đang rất quan tâm đến chất lượng dịch vụ chăm sóc sau bán. Đó có thể là việc giao hàng, vận chuyển, cài đặt hay có khi là được hỗ trợ ngay lập tức khi sản phẩm có vấn đề. Đảm bảo giữ lời hứa với những khách hàng cần được chăm sóc.

Thêm vào đó, tinh tế trong giao tiếp sẽ giúp bạn nhận ra khách hàng có đang sốt ruột, cần phải được chốt đơn hàng sớm không. Khi nhận thấy khách hàng của mình đang dần thiếu kiên nhẫn trong việc trả lời được những câu hỏi của bạn thì nên dừng lại. Thủ thuật này sẽ giúp bạn hoàn thành đơn hàng nhanh chóng với những khách hàng nóng vội, cần nhanh về một vài loại sản phẩm và dịch vụ nào đó. Đừng làm tốn thời gian của họ, hãy mạnh dạn chốt đơn nhanh.

Kết luận

Thông thường khách hàng mua sản phẩm sẽ dựa trên chính cảm tính của họ dành cho sản phẩm. Và cũng có thể là vì nhu cầu cần thiết, cũng có thể thích thì mua hoặc chạy theo xu hướng, tâm lý đám đông nhưng cũng trường hợp mua do lời mời chào của dịch vụ quảng cáo. Vậy nên hãy áp dụng linh hoạt những tips trên và khéo léo nắm bắt tâm lý khách hàng trong giao dịch của Vidcogroup để đem lại hiệu quả và chất lượng tốt nhất.

Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Có thể bạn quan tâm:

  1. Growth Hacking là gì? Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược Growth Hacking
  2. Storytelling là gì? Hướng dẫn cách viết content storytelling từ A-Z

Author

nguyendaihai