Chưa được phân loại

Tên miền là gì? Giải thích toàn bộ khái niệm về Domain Name

Domain là gì? Chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng một Domain (tên miền) ấn tượng và độc đáo là điều mà mọi doanh nghiệp nào cũng mong muốn khi xây dựng website cho riêng mình. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn được một tên miền ưng ý lại không hề dễ dàng chút nào.

Không sao cả! Ở bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách để chọn tên miền thật hoàn hảo và đạt chuẩn. Đảm bảo người dùng sẽ phải nhớ đến thương hiệu của bạn lâu dài.

Nhưng trước tiên ta cùng bắt đầu tìm hiểu khái niệm domain, hay tên miền là gì…

Tên miền website là gì?

Tên miền là địa chỉ của một trang web đang hoạt động trên internet, là địa chỉ mà mỗi khi khách hàng gõ trực tiếp trên trình duyệt để truy cập vào website bất kỳ. Nói đơn giản, nếu website là ngôi nhà thì tên miền chính là địa chỉ của nó.

ten-mien-website-la-gi

Nó đóng vai trò như là một địa chỉ nhà hay một đoạn mã zip code để định vị. Trình duyệt web cần có một tên miền để hướng người dùng đến với website.

Những gì bạn cần biết về một domain name

  • Một domain name tương đương với một địa chỉ website của bạn.
  • Domain name bao gồm 2 phần:
    • Tên trang web. VD: vidcomedia
    • Phần mở rộng. VD: .com (viết tắt của commercial – thương mại, là loại tên miền phổ biến nhất) hoặc .net (viết tắt của network – mạng lưới, thường dùng phổ biến cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet)
  • Việc đăng ký tên miền của mọi website được cấp phép và giám sát bởi tổ chức ICANN – quản lý tất cả các domain name quốc tế trên thế giới.
  • Domain name hoạt động bằng cách chuyển tiếp khách hàng truy cập đến máy chủ (Web Server) thích hợp.
  • tenmien.com được cho là cú pháp phổ biến nhất. Có đến 46,5% website đang sử dụng domain name này.
  • ccTLD – Country Code Top-level domain. Các đặt tên miền quốc gia sử dụng các mã quốc gia và chỉ định các khu vực địa lý. Ví dụ:
    • .cn là tên miền quốc gia cho các trang wed thuộc Trung Quốc
    • .es là tên miền quốc gia của Tây Ban Nha
    • .vn là tên miền quốc gia của Việt Nam
  • gTLD – Generic Top-level Domain (domain name cấp cao nhất có phần mở rộng lên đến hơn 700 loại) có xu hướng thiết kế dành riêng cho một nhóm đối tượng cụ thể (ví dụ: .org cho các tổ chức).
  • Mỗi domain name đều có một quy trình đăng ký khác nhau. Bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các domain name có sẵn.
  • Tên miền có thể được chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác.
  • Máy chủ (Web Server của nhà cung cấp dịch vụ hosting) là nơi toàn bộ nội dung, dữ liệu của website bạn được lưu trữ

Các phần của một tên miền

Bạn vừa tìm hiểu xong khái niệm đầy đủ của domain name, vậy domain name được cấu tạo từ những thành phần nào? Cùng theo dõi tiếp nhé!

Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên thường được phân cách nhau bởi dấu chấm (.). Tối thiểu gồm có 2 phần:

  • Tên miền cấp cao nhất (TLD – Top Level Domain)
  • Tên miền cấp 2 (SLD – Second Level Domain)

Ở bên trái dấu chấm hay còn được gọi là tên miền cấp 2. Nó có thể là tên chủ thể (tên của bạn), tên công ty, blog hoặc tên của cửa hàng. Đó được xem là danh tính cho website của bạn.

Vậy bạn nghĩ đuôi tên miền .com là gì?

Ở bên phải dấu chấm là domain name cấp cao nhất (hay còn gọi là TLD). Với website của tôi thì TLD là “.com”. Tuy nhiên bạn cũng có thể thấy các TLD khác như .net, .edu (thường được sử dùng cho website của các tổ chức giáo dục, đào tạo) hoặc .org (viết tắt của organizaton – thường dùng cho website của các tổ chức phi lợi nhuận) hoặc số nhận dạng các tên miền quốc gia như .uk hoặc .de.

Mặc dù domain name cấp cao nhất rất cần thiết để 1 tên miền hoạt động. Nhưng thường nó không “thú vị” như domain name cấp hai. Và đôi khi nó được gọi là các loại domain name “cha mẹ”.

Điều thú vị về domain name đó là bạn có thể chọn hầu hết mọi domain name cấp hai mà bạn muốn. Và chắc chắn rằng nó phải đi chung với các tên miền “cha mẹ” như .com, .club, .store, hay thậm chí là .pizza.

Mục đích chính của một tên miền là gì?

Mục đích chính của tên miền là cung cấp một tên đại diện trên môi trường mạng internet thay cho những tài nguyên Internet mà đa số được đánh địa chỉ bằng số, tên miền có thể được chuyển đổi sang dạng địa chỉ IP của máy chủ thông qua DNS toàn cầu.

Tại một số thời điểm có lẽ ai đó đã nói với bạn rằng: “Này, bạn nên đăng ký tên miền đi”. Và bạn có thể trả lời: “OK… nhưng tại sao?”

Sự thật là nếu bạn có một website, đương nhiên bạn cần phải có một địa chỉ và địa chỉ đó cần phải có một cái tên.

Một số lí do khiến bạn phải đăng ký tên miền

Có lẽ sẽ tốt hơn nếu bạn giành lấy cho mình 1 tên miền ngay bây giờ. Nó có thể là tên cá nhân, tên doanh nghiệp của bạn hoặc những thứ khác như tên sách, tên ban nhạc, hoặc sở thích của bạn.

Việc bạn đăng ký tên miền sẽ giúp bạn đánh dấu bản quyền chủ thể của tên đó và không ai có thể sử dụng domain name này trong tương lai.

DNS là gì?

Hệ thống tên miền (DNS) là danh bạ của Internet. Người dùng truy cập thông tin trực tuyến thông qua các domain, như nytimes.com hoặc espn.com. Trình duyệt web tương tác thông qua địa chỉ Internet Protocol (IP). DNS dịch tên miền sang địa chỉ IP để trình duyệt có thể tải tài nguyên Internet.

Mỗi thiết bị được kết nối với Internet đều có cho mình một địa chỉ IP duy nhất mà các máy khác sử dụng để tìm thiết bị. Máy chủ DNS loại bỏ nhu cầu người dùng phải ghi nhớ các địa chỉ IP như 192.168.1.1 (trong IPv4) hoặc các địa chỉ IP gồm chữ và số phức tạp hơn như 2400: cb00: 2048: 1 :: c629: d7a2 (trong IPv6).

Bạn không có website? Không vấn đề gì cả!

Bạn có thể trỏ public domain của mình vào Instagram, Facebook, Twitter hoặc các tài khoản trên social media khác. Tôi không biết về bạn.
Điều đó nhắc nhở tôi thật sự nên đăng ký tên miền đó ngay bây giờ.

Sự khác biệt giữa chuyển và trỏ tên miền

Chuyển tên miền – transfer domain – là thao tác chuyển quyền quản lý tên miền từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Khi bạn thực hiện việc chuyển tên miền đôi khi bạn cần thanh toán phí chuyển tên miền tại nhà đăng ký mới. Tên miền sau khi được chuyển thông thường sẽ tự được gia hạn thêm một năm.

Trỏ tên miền (đến hosting) – point domain (to a host), là thao tác truy cập vào khu vực quản lý tên miền ở nhà đăng ký hiện tại cập nhật bản ghi tại nhà đăng ký hiện tại để tên miền sử dụng một loại dịch vụ hosting nào đó. 

Bạn có thể hiểu, thông thường khi đã có một tên miền sẵn rồi và mới mua hosting ở một nhà cung cấp khác, bạn sẽ được yêu cầu trỏ tên miền đến hosting đó. Chỉ khi nào bạn cần quản lý hosting và và quản lý tên miền ở cùng một nơi thì mới cần chuyển tên miền.

Sự khác biệt giữa một hosting và tên miền là gì?

Bạn nghĩ domain là gì? hosting là gì? Hosting và domain là gì?
Để có tạo ra một website hoàn chỉnh bạn cần cả domain và hosting. Tên miền của bạn cung cấp cho mọi người cách để tìm thấy website của bạn. Trong khi đó hosting là không gian trên máy chủ (máy tính từ xa) nơi chứa tất cả nội dung website của bạn.

Hãy nghĩ các tên miền giống như là địa chỉ nhà của website và web hosting giống như ngôi nhà của website. Bạn có thể có địa chỉ trước khi xây nhà. Nhưng để khoe tất cả hình ảnh trên website của bạn, bạn sẽ cần một nơi để đặt chúng. Hosting domain thật sự quan trọng với website của bạn.

ten-mien-va-hosting-domain

Hướng dẫn lựa chọn tên miền hoàn hảo

Việc chọn một domain cho website của bạn là một trong những quyết định quan trọng trong toàn bộ quá trình tạo lập website (bên cạnh việc chọn một hosting tốt cho website).

Nó thậm chí còn quan trọng hơn rất nhiều nếu như bạn có kế hoạch thực hiện kế hoạch quảng cáo offline. Nếu như bạn không quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu và xây dựng người đọc, bạn hoàn toàn có thể chọn bất kì domain name nào.
Nhưng để mọi người có thể nhớ đến domain name của bạn và gõ nó lên thanh địa chỉ của trình duyệt của họ. Bạn nên suy nghĩ cẩn thận trước khi lựa chọn một tên miền hay ấn tượng và dễ nhớ nhất. Hơn nữa, một tên miền dễ nhớ còn giúp cho chiến lược quảng cáo offline của bạn hiệu quả hơn rất nhiều.

Trong thế giới mạng internet, tên miền của bạn sẽ là công cụ xây dựng thương hiệu quan trọng nhất. Có thể công ty của bạn dành rất nhiều tiền cho việc việc nghiên cứu về thương hiệu. Tuy nhiên thật thiếu sót nếu không nghiên cứu và chọn ra một domain name phù hợp.

Chọn một tên miền dễ đánh vần, dễ phát âm

Hãy nhớ rằng người dùng phải có khả năng nhớ tên miền website của bạn. Vì thế, bạn nên hãy chọn những tên miền không quá khó đọc và không thể đọc nhiều hơn một cách. Một domain name tốt là khi bạn có thể đọc chúng cho bạn bè và họ có thể thoải mái gõ nó vào trình duyệt mà không cần đến sự giúp đỡ của bạn.

Một số ví dụ điển hình là google.com, yahoo.com, cnn.com, facebook.com, … Mặc dù chúng không phải là những từ thông dụng như chúng vẫn có thể khiến người dùng đọc và ghi nhớ dễ dàng.

Dưới đây là một số ví dụ về các tên miền không tốt.

Ví dụ: web-hosting.com; eidos.com; tanztreff.com; herel.com; schweizr.com. Làm thế nào để bạn có thể phát âm những từ này? Tôi chắc chắn rằng tôi sẽ không thể biết chính xác cách đánh vần chúng nếu tôi phải nhập nó vào trình duyệt của mình.

Bạn có thể hỏi tại sao tôi lại đưa web-hosting.com vào danh sách các ví dụ không tốt. Nó cũng dễ đọc mà.
Lý do rất đơn giản, đó là vì dấu gạch nối. Có thể tôi sẽ gõ webhosting.com vào thanh địa chỉ của mình trừ khi bạn nhấn mạnh dấu gạch nối. Thậm chí sau đó một số người sẽ khó nhớ và sẽ gõ một cái gì đó tương tự như “webgachnoihosting.com”.

Hostingmanual.net không phải là một tên miền xấu. Tuy nhiên nó vẫn không phải là lựa chọn tốt nhất có thể. Tôi cá là một số người đang xem phiên bản .com của tên miền này.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng .net cũng là một sự lựa chọn tốt vì trang web này đang xử lý các nội dung liên quan đến mạng internet.

Chọn một tên miền dễ nhớ, dễ phân biệt

Chắc chắn ai cũng mong muốn mọi người ghé thăm website của mình thường xuyên. Tôi cũng vậy. Vì thế bạn cần phải đưa ra một cái tên thật đặc biệt mà nó sẽ không bị trộn lẫn với các đối thủ cạnh tranh của bạn. Nó giúp người dùng có thể dễ phân biệt và dễ nhớ. Và nó cũng giúp bạn dễ quản lí tên miền.

Trong phần này tôi sẽ cung cấp một số hướng dẫn và đa phần chúng sẽ giúp cho domain name của bạn ấn tượng và dễ nhớ hơn.

Dấu gạch ngang cũng như những con số ngẫu nhiên sẽ dễ khiến domain name của bạn trông phức tạp và khó nhớ hơn rất nhiều.

Làm cho tên miền mang tính tích cực

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người xử lý thông tin tốt hơn, ghi nhớ nhanh hơn đối với các sản phẩm khi chúng gắn liền với cách hình ảnh và liên kết tích cực.

Ví dụ về một số các tên miền tích cực là google.com, yahoo.com, Delicious.com.

Sự liên quan giữa tên miền và nội dung website

Điều đó có nghĩa rằng domain name của bạn và chủ đề của trang web phải có kết nối với nhau.

Một tên miền không liên quan đến nội dung trang web sẽ gây ra sự nhầm lẫn cho khách hàng truy cập vào. Nó cũng làm cho việc ghi nhớ của khách hàng trở nên khó khăn hơn.

domain_name_va_noi_dung_website

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự khác biệt trong chủ đề và domain name cũng có thể được chấp nhận, thường là khi nó mang ý mỉa mai hay hài hước.

Chọn tên miền càng ngắn càng tốt

Tôi đã đề cập tầm quan trọng của việc có một tên miền dễ nhớ, dễ đánh vần. Và tên miền càng ngắn thì việc nhớ và đánh vần càng dễ hơn. Vì vậy, nếu bạn phân vân trong việc lựa chọn domain name. Hãy chọn cái ngắn hơn.

Vấn đề là hầu hết các domain name ngắn này với các TLDs phổ biến nhất đã được lấy hết. Chúng có giá trị cao hơn rất nhiều so với các domain name thông thường. Vì thế mà các nhà đầu tư domain name đều mong muốn có được chúng. Vậy nên khi đăng ký tên miền, tôi không nghĩ rằng bạn sẽ có thể đăng ký được một domain name 3-4 từ có ý nghĩa cho trang web của bạn.

Tên miền với 3 ký tự dường như đặc biệt phổ biến

Nguyên nhân là vì rất nhiều tổ chức có tên được tạo thành từ 3 chữ cái; như BMW, IBM, NFL, …
Vì tất cả các domain name như vậy đã được sử dụng; nên một số người đã sử dụng 3 chữ cái; nhưng thêm dấu gạch nối giữa mỗi chữ cái như g-e-t.com.

Và đây chắc chắn là một ý tưởng không tốt chút nào. Lý do là gì chắc bạn cũng hiểu rồi – Dấu gạch ngang.

Các hệ thống domain name cũng có một số hạn chế. Như tên miền không được dài hơn 63 ký tự. Nó bao gồm các các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu gạch nối (-). Tên miền không thể bắt đầu hoặc kết thúc bằng dấu gạch nối. Đồng thời, tên miền không được sử dụng ký tự đặc biệt khi đặt tên.

Tên miền độc đáo là tên miền dễ nhớ

Đây không phải là một việc dễ dàng thực hiện.

Nếu bạn đã từng tìm kiếm một tên miền dễ nhớ; bạn sẽ nhận ra rằng hầu hết chúng đã đều được sử dụng. Có thể bạn phải mất rất nhiều thời gian để có thể nghiên cứu; và tìm ra được một domain name hoàn hảo cho website của bạn.

Hãy cố gắng làm cho tên miền của bạn độc đáo, ấn tượng; và tên miền không được bị nhầm lẫn với các domain name khác. Đặc biệt là với domain name của các đối thủ.

Nhiều người xây dựng thương hiệu bằng việc tự nghĩ ra những từ vô nghĩa tạo thành cái tên khác biệt. Điều này không hề mới trong ngành marketing. Các công ty lớn như Exxon, Citi; Xerox đã tạo ra những từ mới cho thương hiệu của họ với mục đích là làm chúng khác biệt.

Tuy nhiên những từ này phải dễ phát âm và dễ nhớ. Bạn sẽ nghĩ ra những từ vô nghĩa như xdfkjhalj.com. Nó là tên độc nhất. Tuy nhiên bạn chẳng thế nhớ cũng như xây dựng thương hiệu từ cái tên này.

Tạo sự kết nối với người dùng

Một số tên miền được tạo ra với mục đích liên kết với khách hàng của họ. Bạn có thể làm được điều này bằng cách kết hợp các từ như you, my, your, tôi, bạn, … Bằng cách này, khách hàng truy cập cảm thấy kết nối với trang web và cảm giác chúng thật sự dành cho họ.

Một số ví dụ cụ thể cho bạn như các domain: mytour.vn, toidi.net, Doityourself.com.

Tuy nhiên, cách này không quá phổ biến. Tôi không thể nhớ rằng những trang web nào tôi đã truy cập vào gần đây có những từ này trong domain name. Vì thế, đó không phải là một quy tắc, chỉ là một gợi ý nho nhỏ cho bạn thôi nhé.

Hãy thật cẩn thận khi lựa chọn một tên miền

Tôi đã đề cập đến việc rất nhiều doanh nghiệp tự mình tạo ra các từ mới cho tên thương hiệu của họ. Một phần họ làm điều này là để đảm bảo rằng; tên miền của họ không có ý nghĩa tiêu cực nào trong các nền văn hóa và ngôn ngữ khác.

Một ví dụ rất nổi tiếng cho việc này đó là sai lầm của Chevrolet; khi họ cố bán chiếc xe hơi Nova ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha. Trong ngôn ngữ Tây Ban Nha thì Nova có nghĩa là “nó sẽ không chạy”.

Đây chắc chắn là một thông điệp không tốt chút nào khi bạn đang cố gắng bán một chiếc xe hơi ở các quốc gia này.

Đừng vội vàng chọn domain name ngay lập tức. Bạn hãy từ từ nghiên cứu và quan sát nó ở nhiều góc độ. Nếu bạn muốn sử dụng nhiều từ trong tên miền của mình; hãy thử kiểm tra xem vì có rất nhiều từ khác nghe có vẻ giống nhau nhưng đánh vần khác nhau.

Đối tượng mục tiêu của bạn là yếu tố cuối cùng và quan trọng nhất khi bạn chọn domain name. Hãy làm thế nào để người truy cập có thể viết và nhớ domain name của bạn.

Sự khác biệt giữa chuyển và trỏ tên miền

Chuyển tên miền – transfer domain – là thao tác chuyển quyền quản lý tên miền từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Khi chuyển tên miền đôi khi cần thanh toán phí chuyển tên miền tại nhà đăng ký mới. Tên miền sau khi chuyển thông thường sẽ tự được gia hạn thêm một năm.

Trỏ tên miền (đến hosting) – point domain (to a host); là thao tác truy cập vào khu vực quản lý tên miền ở nhà đăng ký hiện tại; cập nhật bản ghi tại nhà đăng ký hiện tại để tên miền sử dụng một loại dịch vụ hosting nào đó. 

Bạn có thể hiểu, thông thường khi đã có tên miền sẵn rồi và mới mua hosting ở một nhà cung cấp khác, bạn sẽ được yêu cầu trỏ tên miền đến hosting đó. Chỉ khi nào bạn cần quản lý hosting và và quản lý tên miền ở cùng một nơi thì mới cần chuyển tên miền.

Kết luận

Domain là gì? bài viết có lẽ đã giới thiệu cho bạn những ý tưởng tổng hợp liên quan đến tên miền.

Thật khó để tìm được những domain name độc đáo và ấn tượng. Chỉ có một số ít domain name 4 ký tự .com có sẵn vào thời điểm này. Vì thế, việc thực hiện nghiên cứu là một trong những bước quan trọng nhất đối với những ai đang tìm kiếm một tên miền cho website của mình.

Hãy làm theo những gì tôi hướng dẫn, mong rằng chúng sẽ thật sự hữu ích đối với bạn. Chúc bạn sớm tìm được cho mình một tên miền hoàn hảo nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Tài liệu tham khảo:
  1. SEO Facebook là gì? 7 Cách SEO Facebook hiệu quả nhất mà bạn đang tìm kiếm
  2. Yoast SEO là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Yoast SEO từ A-Z
  3. SEO Onpage là gì? Hướng dẫn SEO Onpage từ cơ bản đến nâng cao.
  4. Schema là gì? Schema ảnh hưởng đến SEO như thế nào?
  5. Cấu trúc Silo là gì? Silo ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Author

nguyendaihai