Ý Tưởng

Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay và các trường đại học đào tạo ngành Thương mại điện tử uy tín nhất 2022

Những năm gần đây, ứng dụng thương mại điện tử chính là dấu ấn của nền kinh tế số (kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số) trong đời sống của người dân Việt Nam. Theo một nghiên cứu của trung tâm kinh doanh toàn cầu Đại học Tufts (Mỹ) thì Việt Nam hiện đang xếp hạng thứ 48 trên 60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, xếp hạnh thứ 22 về tốc độ phát triển về số hóa. Việc Việt Nam đang trong nền kinh tế số hóa chính là cơ hội để lĩnh vực thương mại điện tử có thể phát triển, tiến xa hơn tại Việt Nam.

Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán là sẽ bùng nổ khi mà tại Việt Nam hiện nay có đến 53% dân số đã sử dụng internet và 50 triệu thuê bao smartphone. Điều đó cũng được chứng minh thông qua kết quả khảo sát của hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra trong Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2018, tốc độ tăng trường của năm 2017 so với năm 2016 tăng 25%. Báo cáo này cũng cho thấy đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy tỷ lệ tăng trường doanh thu năm 2017 tăng 35%.

Với lĩnh vực thanh toán, theo thông tin từ NAPAS (Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam), năm 2017 so với năm 2016 thì số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50%, giá trị giao dịch tăng tới 75%. Dự đoán tới năm 2020, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán có thể đạt 10 tỷ USD.

Thống kê của tập đoàn iPrice lấy từ 1000 doanh nghiệp thương mại điện tử khác nhau thì Việt Nam đang nắm bắt được hầu hết các xu hướng của khu vực. Cũng theo thống kê của iPrice, tổng lượng truy cập mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động của Việt Nam đạt mức tăng trưởng ấn tượng, 26% trong năm 2017.

Thuc-trang-thuong-mai-dien-tu-o-Viet-Nam

Năm 2017, về tỷ lệ chuyển đổi (số phần trăm của số lượt truy cập website có thể dẫn đến mua sắm thành công) Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á. Các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất trong khu vực, lên đến 65%.

Vào năm 2018, kết quả khảo sát của hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho thấy, số người tiêu dùng chọn mua online đã tăng gấp ba lần so với năm 2017 (2,7% so với 0,9%).

Một điểm bất ngờ đó chính là sự đầu tư mạnh mẽ của những nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam. Có thể nhắc đến một số sự kiện nổi bật như là: Alipay của Alibaba ký thỏa thuận chiến lược với Napas, Tencent đầu tư 500 triệu USD vào Shopee,…

Đến năm 2020, Việt Nam dự kiến sẽ có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm online, đạt 350 USD/người. Thương mại điện tử định vị và thương mại điện tử trên nền tảng di động tiếp tục sẽ là xu thế chủ đạo của thế giới. Giá cả, trải nghiệm, chất lượng sản phẩm,… sẽ là yếu tố quan trọng thu hút người dùng mua hàng trên các trang thương mại điện tử.

thuc-trang-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-nam-2022-1

Top những trang web thương mại điện tử lớn và phổ biến nhất

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều những trang thương mại điện tử lớn đang hoạt động. Vậy các trang thương mại điện tử đó là gì? Cùng tham khảo ngay:

Amazon

Amazon là trang điện tử hàng đầu thế giới hiện nay, có trụ sở tại Mỹ và hiện có mặt tại rất nhiều các quốc gia như Đức, Anh, Tây Ban Nha,… Bắt đầu từ một trang web bán sách, đến giờ Amazon đã có một danh sách mặt hàng rất phong phú, đa dạng.

Amazon

Ebay

Ebay được nhiều người xem như là một chợ online khổng lồ. Nó có rất nhiều mặt hàng, sản phẩm với xuất xứ từ khắp nơi trên toàn thế giới. Điều đặc biệt của Ebay so với các đối thủ chính là việc những người mua có thể mua được sản phẩm dưới hình thức đấu giá. Ví dụ một star phẩm hot, bạn có thể đấu giá để mua và người có được sẽ là người trả giá cao nhất.

Ebay

Alibaba

Alibaba được sáng lập bởi Jack Ma vào năm 1999 và đến nay đã trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới. Đây là trang thương mại điện tử điển hình hoạt động với mô hình B2B, giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau nhiều hơn là kết nối khách hàng với doanh nghiệp.

Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay cũng có một số trang thương mại điện tử phổ biến khác như Tiki, Sendo, Shopee,…

alibaba

Lương của ngành thương mại điện tử

Ngành công nghệ thương mại điện tử đang là ngành hot đối với rất nhiều bạn trẻ. Theo báo cáo của Iprice từ quý 4 năm 2016 đến quý 3 năm 2018, quy mô nhân sự của các công ty thương mại điện tử lớn trong khu vực Đông Nam Á (Lazada, Shopee, Zalora, Tokopedia, Bukalapak) tăng với tỷ lệ 15% mỗi năm, vượt xa các ngành kinh tế truyền thống.

Tuy quy mô phát triển là thế nhưng hiện nay tình trạng đang là “cung chưa đủ cầu”, nhân sự đáp ứng đủ yêu cầu tương đối khó kiếm. Chính vì việc khát nhân sự cũng như quy mô của ngành thương mại điện tử hiện đang ngày càng phát triển như hiện nay thì có thể nói mức lương dành cho các nhân viên ngành này cũng là vô cùng hấp dẫn. Theo đó mức lương của nhân viên đến quản lý có thể vào khoảng từ 10 triệu – 100 triệu/tháng tuỳ từng cấp bậc.

Ngành thương mại điện tử học gì?

Vì muốn đáp ứng được đầy nhu cầu về nguồn nhân lực của các ngành thương mại điện tử thì hiện nay sinh viên học ngành thương mại điện tử tại các trường đại học sẽ được học đầy đủ những kiến thức liên quan. Các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, kiến thức về Digital marketing các mô hình kinh doanh điện tử, kỹ năng lập kế hoạch và phát triển chiến lược thương mại điện tử, giao dịch và thanh toán trực tuyến, và đặc biệt hơn sẽ được học nghiệp vụ thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để có thể phục vụ công việc tốt hơn.

Ngoài ra thì sinh viên trong ngành này còn được học về điều khoản luật kinh tế, ngân hàng, ngoại ngữ và quản trị kinh doanh để từ đó có kiến thức nền tảng vững chắc trong việc quản lý doanh nghiệp.

Học ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì?

Trong những năm trở lại đây, thương mại điện tử đang được phát triển trên toàn cầu. Dự đoán nó còn sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo. Đó là lý do mà sinh viên sau khi học ngành thương mại điện tử ra trường không phải lo thất nghiệp. Hiểu được thương mại điện tử là gì chúng ta có thể đánh giá được một số vị trí sinh viên TMĐT có thể làm việc như:

  • Chuyên viên phân tích, đánh giá sự phát triển của thương mại điện tử.
  • Chuyên viên quản trị, xây dựng hệ thống giao dịch thương mại và kinh doanh trực tuyến.
  • Chuyên viên quản lý và duy trì hiệu suất hoạt động thương mại điện tử.
  • Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển hệ thống thông tin.
  • Tư vấn viên thương mại và quản trị doanh nghiệp điện tử.
  • Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường đại học.
  • Nhà nghiên cứu khoa hoặc và ứng dụng công nghệ, phát triển hệ thống bảo mật thông tin.
Hoc-nganh-Thuong-mai-dien-tu-ra-truong-lam-gi

Bên cạnh đó, những sinh viên tham gia học ngành thương mại điện tử còn có thể làm những công việc khác bao gồm:

  • Nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Nhân viên nhập liệu.
  • Nhân viên SEO Marketing.
  • Nhân viên Marketing online.
  • Nhân viên kinh doanh các dịch vụ quảng cáo, truyền thông.
  • Nhân viên chạy Google ads, Facebook ads….

Các trường đại học đào tạo ngành Thương mại điện tử uy tín nhất 2022

Với những thông tin đã được kể trên chắc hẳn thương mại điện tử là gì đã được các bạn nắm trong lòng bàn tay. Chính bởi độ HOT của ngành Thương mại điện tử, do đó có rất nhiều sinh viên đang rất quan tâm đến các trường đại học có ngành Thương mại điện tử chất lượng để mình có thể theo học. Vậy Thương mại điện tử học trường nào?. Dưới đây là một số trường đại học đào tạo TMĐT uy tín nhất 2022:

  • Đại học Thương Mại
  • Đại học Ngoại Thương
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Kinh tế Tài chính TP. HCM
  • Đại học Công nghệ HUTECH
  • Đại Học Công Nghệ Thông Tin – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM….

Khó khăn và thách thức của thương mại điện tử

Dù cho ý nghĩa của thương mại điện tử có rất nhiều ưu điểm nhưng sẽ luôn tồn tại những khó khăn, thách thức. Vậy khó khăn của hoạt động thương mại điện tử là gì?

  • Chưa có nhiều sự tin tưởng: DÙ các nền tảng thanh toán hiện nay đã phát triển và vô cùng an toàn nhưng vẫn chưa hoàn toàn được người tiêu dùng tin tưởng. Chính vì vậy nên rất nhiều giao dịch trên thương mại điện tử không được trọn vẹn.
  • Sản phẩm không được nhìn tận mắt, sờ tận tay: Đa phần người mua hàng đều thích xem, chạm hoặc trải nghiệm được sản phẩm mà họ muốn mua. Nhưng trên thương mại điện tử họ chỉ được nhìn thấy ảnh và đọc được mô tả sản phẩm.
  • Yêu cầu kết nối Internet: Tất nhiên để mua hàng trên thương mại điện tử thì người dùng phải có kết nối Internet, tuy nhiên hiện nay nhiều vùng còn hạn chế Internet.
  • Nhiều đối thủ cạnh tranh: Khoản đầu tư để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử rất nhỏ, chính vì vậy bạn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Kết Luận

Hy vọng qua những thông tin trên của Vidcogroup, các bạn đã phần nào hiểu được hơn về khái niệm ngành thương mại điện tử là gì và vai trò của thương mại điện tử đối với khách hàng, nhà phân phối ở Việt Nam cũng như thông tin cần biết về thương mại điện tử. Có thể thấy, thương mại điện tử là xu hướng tương lai, việc hiểu được rõ thương mại điện tử là gì sẽ là nền tảng để bạn có thể phát triển và thành công. Hãy nắm bắt để có được lợi thế kinh doanh từ lĩnh vực đang vô cùng HOT này.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết cùng chủ đề:

Author

nguyendaihai