Ý Tưởng

Tổng hợp bộ cậu hỏi giúp bạn lựa chọn được Agency Marketing tài nằng.

Để có thể lựa chọn được một agency đúng, chìa khóa chính là cần đặt đúng câu hỏi. Điều này giúp bạn có đầy đủ các thông tin quan trọng. Biết mình – biết ta!

Hãy note lại bộ các câu hỏi dưới đây để tiện có khi cần nhé!

5 Câu hỏi để chọn đúng Agency Marketing

Câu hỏi 1: Những yêu cầu về marketing doanh nghiệp bạn đang mong muốn là gì?

doanh-nghiep-cua-ban-dang-mong-muon-dieu-gi

Bước đầu tiên trong việc lựa chọn Digital Angency hàng đầu là tìm ra các yêu cầu về marketing sản phẩm mà bạn muốn đạt được.

Bạn có cần thiết kế lại website không? PPC? SEO? Analysis? Và hãy đánh giá kĩ lại đội nhóm marketing của bạn. Liệu rằng bạn/ hoặc họ, có khả năng xây dựng lập chiến lược, phát triển và tối ưu hóa chiến dịch marketing sản phẩm đó hay không?

Nếu bạn đã sẵn có một đội ngũ marketing nội bộ rồi, vậy đội ngũ marketing của bạn đã sử dụng những kĩ năng để làm gì? Các chiến lược Marketing mà bạn biết là bạn NÊN làm nhưng vẫn không thể thực hiện đúng trọng tâm. Những câu hỏi dưới đây sẽ làm sáng tỏ những điều bạn nên tìm một agency phù hợp.

Câu hỏi 2: Các Agency này đã thực thi được gì với doanh nghiệp của chính họ?

Một doanh nghiệp có thể tự tạo ra một kết quả Marketing tốt? Đó chính là, một dấu hiệu chứng minh rằng họ cũng có thể giúp doanh nghiệp bạn làm điều tương tự.

Vì vậy, tại trường hợp này bạn sẽ có các câu hỏi sau:

  • Nếu bạn đang nghĩ về việc tìm một Agency để quản lý blog của công ty. Câu hỏi của bạn dành cho họ là, họ đã làm thế nào để điều hành trang blog đó?
  • Nếu bạn nghĩ về việc thuê họ cho chiến dịch sáng tạo quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội. Câu hỏi bạn dành cho họ: làm thế nào để họ quản lý được các tài khoản truyền thông xã hội đó thật tốt và làm thế nào để họ có thể truyền tải được thông điệp của sản phẩm đến khách hàng?
  • Nếu bạn muốn thuê họ làm SEO. Bạn cần câu trả lời: họ đã thực hiện cho việc thay đổi xếp hạng tìm kiếm của các thuật ngữ trong ngành của họ là gì?

Bạn có thể tự kiểm chứng các thông tin chi tiết này, hoặc hỏi trực tiếp các agency. Những ví dụ thực tiễn, lời nhận xét thực tế từ các khách hàng cũng là một dấu hiệu tốt. Nhưng bạn vẫn nên tự mình kiểm tra lại, thay vì tin tưởng vào các giá trị bề mặt.

Một Marketing Agency không thể thực hiện được những gì mà họ đã từng nói với doanh nghiệp, thì đó là một lời cảnh báo rằng: Họ không thực sự đáng tin hoặc có đủ khả năng thực hiện các dịch vụ mà họ cung cấp.

Câu hỏi 3: KPIs của họ là gì?

Hầu hết các doanh nghiệp đều theo dõi các số liệu không thực tế. Những con số tưởng chừng như quan trọng; nhưng thực chất lại không có mối tương quan thực sự đến việc tạo ra doanh thu thực tế cho doanh nghiệp.

kpi-ban-muon-ho-dat-duoc-la-bao-nhieu

Ví dụ: Số lượt bấm “like” bạn nhận được trên một bài đăng được coi là một số liệu không thực tế. Bởi vì nó không tạo ra sự chuyển đổi trực tiếp được thành doanh số bán sản phẩm/dịch vụ.

Câu hỏi dành cho bạn. Liệu bạn có muốn tìm một Agency tính phí cao hàng tháng, chỉ để cung cấp cho bạn nhiều lượt “like” trên mỗi bài đăng. Nhưng doanh số của bạn không tăng?

Những điều bạn quan tâm từ Agency. Làm thế nào để họ đo lường sự thành công đó? Họ có phải chỉ đang chọn các số liệu giúp cho chỉ số ROI đáng tin cậy hơn không?

Dưới đây là một số KPIs và số liệu quan trọng trong Digital Marketing:

1. Lượng khách truy cập duy nhất (Number of Unique Visitors)

Tùy thuộc vào mức độ chắc chắn của phần còn lại trong phễu tiếp thị, việc gia tăng lượng truy cập website có thể liên quan trực tiếp đến việc gia tăng chuyển đổi khách hàng. Thế nhưng, nếu bạn không chắc chắn trong việc xác định được mục tiêu thị trường sản phẩm, việc tạo ra một lượng traffic lớn cho website của bạn và đo lường sự tương tác của họ có thể là một cách nhanh chóng để tìm ra.

2. Thời gian ở lại trên trang (Time on site)

Số phút mà người dùng ở lại trên website của bạn chính là dữ liệu cho thấy mức độ phù hợp về nội dung (content) cũng như những thông tin hữu ích mà website mang đến. Nếu nội dung của bạn có liên quan đến các nhu cầu của khách hàng; thì việc hiển nhiên là họ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho website bạn.

Hoặc nếu không, nội dung của bạn phải nên nhắm đến nhiều mục tiêu hơn. Google thích sử dụng những số liệu này khi xếp hạng content trên thanh tìm kiếm. Vì nó cho thấy website/ hoặc blog của bạn mang lại giá trị đối với người đọc.

Các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian ở lại website của bạn.

Ví dụ: tốc độ tải trang. Bạn có thể theo dõi Time on Site thông qua bảng thống kê thời lượng traffic trong Google Analytics.

3. Traffic Source Numbers

Đây là một việc quan trọng để tìm ra được lượng traffic trên website của bạn đến từ nguồn nào.

Ví dụ, nếu các số liệu cho bạn hầu hết lượng truy cập trên trang website bắt nguồn từ một bài viết cụ thể nào đó được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm, thì bạn sẽ muốn tạo ra thêm nhiều nội dung tương tự như vậy.

Một yếu tố quan trọng khác nữa để thống kê được lượng traffic mà website của bạn nhận được đến từ đâu. Đó là, có phải hầu hết lượng khách truy cập website của bạn được dẫn từ các trang web khác không? Liệu hầu hết các lượng traffic trên website có xuất phát từ các chiến dịch marketing sản phẩm/dịch vụ cụ thể không? Bạn có nhận được lượng organic traffic (traffic trực tiếp từ Google đến website chứ không phải từ Facebook hay các kênh xã hội khác) nào không?

4. Bounce Rate – Tỉ lệ thoát trang

Bounce Rate cho thấy tỷ lệ % truy cập rời khỏi website của bạn sau khi họ lướt xem nội dung. Tỷ lệ thoát cao, chỉ ra rằng nội dung sản phẩm trên website của bạn không liên quan/hoặc không mang lại bất kỳ giá trị cho người dùng. Để cải thiện được nó, bạn cần phải hiểu được ý định thực sự của người dùng (user intent). Tất nhiên, đó cũng là lý do tại sao họ lại truy cập vào website của bạn; cũng như sự tương thích giữa các bài quảng cáo của bạn và trang đích (landing page).

5. Cost Per Click- Chi phí mỗi lần nhấp

Chi phí mỗi lần nhấp (CPC) là mô hình quảng cáo trả tiền, ứng với mỗi lần được người dùng nhấp vào quảng cáo. Nếu CPC cao thì quảng cáo của bạn đã được tối ưu hóa tốt cho đối tượng mà bạn nhắm đến. Và nó cũng tùy thuộc vào nền tảng quảng cáo mà bạn đang sử dụng.

6. Click-Through Rate – Tỷ lệ nhấp

Tỷ lệ nhấp (CTR) giúp bạn có thể đo được số lần quảng cáo của mình được nhấp so với số lần hiển thị. CTR sẽ hỗ trợ bạn phân tích cách tìm ra được mục tiêu quảng cáo của bạn. CTR thấp nghĩa là, bạn cần phải hiểu rõ hơn đối tượng mà mình nhắm tới. Sau đó kiểm tra lại các tiêu đề; đề mục; nội dung; hình ảnh hoặc thậm chí là một bài viết hoàn toàn mới.

Câu hỏi 4: Kết quả hứa hẹn mang lại là gì?

Khi bạn đang ở trong một ngành công nghiệp có rào cản thấp, chắc chắn bạn sẽ phải đưa ra một thỏa thuận nào đó với một số người về việc muốn biết họ đang làm gì. Nhưng bạn lại không có sáng kiến gì. Marketing chính là một trong những ngành đó.

Có rất nhiều Marketing Agencychuyên gia Marketing Internet freelance cam kết với doanh nghiệp và khách hàng chỉ với mục đích chốt thỏa thuận. Nhưng lại thiếu nhân lực và kỹ năng để có thể cung cấp dịch vụ hoàn thiện sản phẩm tương ứng. Trong trường hợp xấu nhất, họ tiếp tục tăng chi phí mỗi tháng và nói rằng sẽ phải tốn một khoảng thời gian nhất định để có thể cho ra được kết quả. Mặc dù, họ biết chắc chắn những hành động của họ sẽ không bao giờ mang lại bất kì kết quả nào.

Các agency thường sẽ không cam kết phần kết quả ở cuối phễu khách hàng. Vì có rất nhiều yếu tố cụ thể liên quan đến từng công ty, có thể dẫn đến ROI khác nhau. Ví dụ, bạn có thể thực hiện tất cả các thao tác đúng khi thực hiện Marketing; nhưng kết quả sẽ mất nhiều thời gian hơn nếu bạn đang ở trong một thị trường cạnh tranh hơn.

Bạn có thể loại các công ty marketing lừa đảo/hoặc chất lượng thấp bằng cách hỏi về “bí kíp” của họ. Điều gì giúp họ có thể tạo ra sự khác biệt giữa bạn và đối thủ ? Chiến lược Digital Marketing nào của họ có thể mang lại kết quả cho bạn?

Một ví dụ cho bạn; theo như Social Media Examiner (công ty media agency tại Mỹ), một câu hỏi thường được đặt ra ở giai đoạn chính này là: “Bạn sẽ giúp chúng tôi sáng tạo ra nội dung sản phẩm mới như thế nào?

Câu hỏi 5: Chi phí của bạn được chi cho những gì?

chi-phi-ban-san-sang-bo-ra

Bạn có thể dễ dàng lọc ra các agency chất lượng thấp thông qua giá cả. Nhiều doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí Marketing. Vì vậy giá cả thường là điều kiện đầu tiên mà họ hướng tới. Tuy nhiên, bạn cần tìm thấy một agency đưa ra giá cực thấp, rất có thể họ cũng cung cấp cho bạn một kết quả kém chất lượng.

Hãy suy nghĩ về quan điểm chung: một agency tự định giá quá thấp, thì họ sẽ tạo ra lợi nhuận thấp hơn cho các dịch vụ của họ. Do đó, họ ít có khả năng giúp doanh nghiệp của bạn đi xa hơn. Vì không có nhiều lợi ích. Các agency tính giá cao hơn có xu hướng đối xử với khách hàng của mình tốt hơn. Bởi vì họ có thể đủ khả năng để làm điều đó.

Đừng tiếc tiền khi bạn đã tìm đúng được một agency phù hợp nhé!

Nên thuê đội ngũ nội bộ hay tìm một Agency Marketing?

Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp nhỏ/vừa , đây là cơ hội để bạn tự đặt vấn đề cho chính bản thân mình. Liệu rằng bạn có nên hợp tác cùng một marketing agency không, hay nên tìm đội ngũ nội bộ?

Bây giờ hãy cùng tôi suy nghĩ về những điều cần thiết để có được một chiến dịch marketing thành công. Dưới đây là một danh sách tiêu chuẩn để bạn tham khảo:

Understanding – Sự thấu hiểu

Trước khi bạn bắt đầu làm một việc gì đó đặc biệt là “chạy” chiến dịch marketing, bạn cần phải có được cái nhìn tổng quan về các hành vi khách hàng.

Hầu hết các thông điệp marketing sản phẩm, cho đến cuối cùng đều nghe có vẻ chung chung. Vì đa số các doanh nghiệp không dành qua nhiều thời gian để tìm hiểu xem khách hàng của họ thực sự đang muốn điều gì, những câu chuyện phía sau những vấn đề đó. Bạn sẽ cần tạo ra chân dung khách hàng cho chính doanh nghiệp của mình.

Processes – Các quy trình

Mở rộng mọi thứ đòi hỏi bạn phải có các tài liệu tương ứng về các hệ thống, quy trình; và quá trình thực hiện công việc để hoàn thành một cách cụ thể nhất. Điều đó cũng có nghĩa là, bạn cần phải có một hệ thống rõ ràng. Nó sẽ giúp bạn, có thể theo dõi được chiến dịch ngay khi bạn viết một bài blog; “chạy” một chiến dịch PR sản phẩm; quảng cáo trên các phương tiện truyền thông hay các quảng cáo cần trả tiền, v.v.

Tools – Công cụ

Các chiến dịch truyền thông Inbound Marketing đòi hỏi khá nhiều công cụ từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.

Ví dụ: Bạn cần các công cụ marketing qua email (MailChimp hay Drip), các công cụ phân tích dữ liệu (Google Analytics), các công cụ trao đổi trực tuyến như Slack, … Những công cụ này giúp bạn hoàn thành các đầu công việc trọng yếu, hỗ trợ các mục tiêu sản phẩm của bạn một cách hiệu quả hơn.

Consistency – Sự đồng nhất

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất khi bạn muốn thực hiện chiến lược Inbound Marketing chính là sự kiên nhẫn. Thông thường, kết quả gây được sự chú ý chỉ có thể có sau một vài tháng. Thực tế, có rất nhiều công ty đạt được những thành công nhất định khi liên tục nỗ lực suốt nhiều năm.

Quality – Chất lượng

Thật dễ dàng để viết các bài blog có chủ đề ngẫu nhiên, thế nhưng liệu Agency bạn chọn:

  • Có thể viết ra được một nội dung thực sự chất lượng? Các đối tượng mục tiêu cụ thể của bạn muốn đọc nó không?
  • Có thực sự là đã cung cấp một điều gì đó có giá trị cho các độc giả hay không?
  • Các bài viết về sản phẩm có đáng để lưu trữ để sau này đọc lại không?
  • Những Video có được quay chuyên nghiệp và cung cấp đầy đủ các liên kết không?

Đó là những điều giúp phân biệt các bài blog thực sự tốt từ những người giỏi.

Experience – Kinh nghiệm

Một điều cuối cùng, nên chắc rằng bạn có đủ kinh nghiệm để thiết kế và điều hành một số công đoạn của chiến dịch Inbound Marketing.

Phiên bản di động phải được chú trọng trước tiên. Mọi thứ bạn cần là chuẩn bị thật tốt cho trang web của mình

Đánh các tiêu chí khác nhau sẽ cần nhiều thời gian. Sẽ không phải là một điều dễ dàng để xuất bản được các nội dung sản phẩm chất lượng cao. Một nội dung chính xác hoặc lưu trữ các quy trình cẩn thận giúp cho hệ thống của bạn luôn đi đúng hướng.

Kết luận

Tìm sự giúp đỡ từ một agency có thể giúp bạn tránh được phần chi phí không đáng có. Cũng như, tránh những việc bạn phải làm trong kinh doanh không lệch ra khỏi quỹ đạo (như việc chốt giao dịch hay tìm các nhà đầu tư).

Bài viết vừa rồi tôi đã giới thiệu cho bạn biết Digital Marketing Agency là gì? Những lợi ích khi bạn hợp tác cùng một Agency.

Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Tài liệu tham khảo:

  1. Technical SEO: Hướng dẫn sử dụng Technical SEO từ A-Z.
  2. Social Media Marketing: Hướng dẫn cách xây dựng Social Marketing
  3. Chi phí quảng cáo trên Facebook: Những kiến thức bạn cần phải biết.
  4. Digital Marketing là gì? 10 Hình thức Marketing phổ biến nhất 2021
  5. Referral Traffic là gì? Tổng hợp 10 phương pháp x2 lượng Referral Traffic.

Author

nguyendaihai