Chưa được phân loại

Ưu nhược điểm và cách triển khai ma trận SWOT là gì?

Bất kì một mô hình, hay chiến lược nào cũng tồn tại trong mình những điểm mạnh, điểm yếu của riêng nó. Việc hiểu rõ về ưu nhược điểm và ứng dụng của ma trận SWOT sẽ giúp bạn triển khai nó một cách tốt hơn cho doanh nghiệp của mình trong tương lai. Vậy ưu nhược điểm, ứng dụng và cách triển khai ma trận Swot như thế nào cho đúng? Chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau tìm hiểu ngay nhé.

Ưu nhược điểm và cách triển khai ma trận SWOT là gì?

Uu-nhuoc-diem-cua-ma-tran-SWOT

Ưu nhược điểm và cách triển khai ma trận SWOT là gì?

Ưu Điểm của ma trận SWOT

Ma trận Swot là ma trận vô cùng nổi tiếng gần như bất kì ai học về kinh doanh và quản trị đều biết tới mô hình này. Vậy mô hình ma trận SWOT có gì đặc biệt?

    • Dễ dàng thực hiện: Ưu điểm đầu tiên của SWOT là nó rất dễ để thực hiện. Mặc dù kết quả phân tích doanh nghiệp theo mô hình này có thể khác nhau tuỳ vào năng lực của từng cá nhân và tổ chức thực hiện. Nhưng một cách tổng quát việc phân tích SWOT được đánh giá là khá dễ dàng để thực hiện.
    • Miễn phí: Do nền tảng lý thuyết của mô hình tương đối dễ hiểu và dễ dàng thực hiện vì vậy việc triển khai phân tích SWOT là hoàn toàn miễn phí. Những người trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh thường hiểu và có thể tự mình thực hiện phân tích. Tất nhiên để có kết quả phân tích chính xác các doanh nghiệp lớn vẫn thực hiện thuê các chuyên gia phân tích.
    • Kết quả quan trọng: Ý nghĩa và vai trò thực sự của mô hình SWOT là giúp doanh nghiệp nhận vị thế; điểm mạnh; điểu yếu, những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra giải phpas phù hợp tận dụng nguồn lực, khắc phục điểm yếu để phát triển doanh nghiệp.
    • Ý tưởng mới: Bằng việc tiến hành phân tích mổ sẻ tình hình của doanh nghiệp, quá trình nghiên cứu thị trường. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tìm ra các ý tưởng mới đột phá cho doanh nghiệp của mình. Từ đó thúc đẩy đổi mới, sáng tạo không ngừng, hạn chế các rủi ro trong tương lai

Nhược điểm của ma trận SWOT:

Bởi việc dễ dàng thực hiện vì vậy việc áp dụng ma trận SWOT tồn tại cho mình những nhược điểm mà bạn cần phải lưu ý. Trong đó quá trình nghiên cứu đối thủ, phân tích tình hình thường mang tính cảm tính. Kết quả phân tích chưa chuyên sâu là đây chính là nhược điểm lớn nhất của mô hình này. Với các công ty nhỏ việc phân tích mô hình của đối thủ, phân tích tình hình nội tại là không hề dễ dàng. Vì vậy để có được cho mình kết quả phân tích khách quan, bạn cần tiếp cận thông tin đa chiều, mở rộng phân tích và thực hiện thường xuyên.

Các phân tích đánh giá của ma trận SWOT nên được doanh nghiệp thực hiện dựa trên những số liệu được đánh giá cụ thể. Các dữ liệu đầu vào cần so chỉ số so sánh hoặc mục tiêu chi tiết. Chỉ có như vậy việc đánh giá và phân tích mới đảm bảo được tính khách quan chi tiết. Bạn cũng cần lưu ý thêm rằng khi tiến hành phân tích dữ liệu của đối thủ cần thực hiện nhan chóng và liên tục. Bởi lẽ sự biến động của thị trường, tốc độ phát triển của doanh nghiệp đối thủ là liên tục. Chính vì vậy nếu không cập nhật  và thực hiện nhanh chóng dữ liệu phân tích của bạn sẽ trở nên lỗi thời.

Ứng dụng của ma trận Swot là gì?

ung-dung-cua-ma-tran-SWOT

Trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp việc phân tích SWOT là một việc làm thực sự cần thiết. Với các doanh nghiệp nhỏ, người phân tích SWOT thường sẽ là nhà sáng lập, và ban lãnh đạo. Tuy vậy việc sử dụng ma trận SWOT không chỉ dừng lại ở hoạt động kinh doanh. Mô hình này được ứng dụng một cách rộng rãi trong nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp cụ thể như sau:

Ứng dụng 1: Xây dựng chiến lược.

Nói đến chiến lược chúng ta thường nghĩ đến các kế hoạch với tầm nhìn hạn dài hạn. Bạn không thể xây dựng được chiến lược cho doanh nghiệp của mình nếu không hiểu rõ được điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp của mình phải trải qua. Chính vì vậy các kế hoạch kinh doanh, phát triển sản phẩm, xây dựng doanh nghiệp đều cần đến trải qua bước phân tích SWOT. Ma trận SWOT sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan, và xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Từ kết quả phân tích đó bạn sẽ xây dựng được chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển doanh nghiệp phù hợp.

Ứng dụng 2: Phát triển ý tưởng mới.

Các ý tưởng mới không tự nhiên mà xuất hiện, ý tưởng chỉ có thể xuất hiện khi doanh nghiệp đang tồn tại các vấn đề cần phải giải quyết. Việc phân tích ma trận SWOT sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về điểm yếu của doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy quá trình nghiên cứu sáng tạo không ngừng của tổ chức. Việc nghiên cứu đối thủ thường xuyên giúp bạn dễ dàng nắm bắt các công nghệ, mô hình mới.

Ứng dụng 3: Hỗ trợ ra quyết định.

Hoạt động kinh doanh có vô vàn vấn đề, kéo theo đó sẽ là hàng loạt các lựa chọn để giải quyết các vấn đề khác nhau. Việc phân tích SWOT sẽ giúp bạn tạo lập hệ thống thứ tự ưu tiên trong giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Không phải cứ xuất hiện điểm yếu là khắc phục ngay, cũng không phải cứ có điểm mạnh là không tối ưu được thêm. Dựa trên phân tích nguồn lực thực tế, và biến động của môi trường bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định hơn.

Ứng dụng 4: Phòng ngừa rủi ro.

Môi trường kinh doanh luôn có cho mình những rủi ro thường trực cả bên trong lẫn bên ngoài. Cách tốt nhất để đối phó với những rủi ro đó là ngăn ngừa, hạn chế, hoặc có kế hoạch đối phó sớm. Nhưng bài toán đặt ra là làm thế nào để có thể nhận biết được những rủi ro sắp xảy ra trong tương lai. Rõ ràng chỉ thông qua các phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng, liên tục cả đối thủ, môi trường, và cả bản thân doanh nghiệp bạn mới có thể nhận ra những rủi ro tiềm tàng. Từ đó kết quả phân tích bạn sẽ đưa ra được kế hoạch đối phó tương ứng.

Ứng dụng 5: Xây dựng kế hoạch tiếp thị.

Không chỉ ứng dụng trong xây dựng phát triển doanh nghiệp và sản phẩm. Ma trận SWOT còn được sử dụng như một công cụ để bạn phân tích các kế hoạch tiếp thị. Người ta sẽ tiến hành phân tích các chiến lược marketing của đối thủ, từ đó đưa ra những giải pháp marketing và tiếp thị phù hợp. Việc này là cực kì quan trọng, nó giúp chiến dịch marketing trở nên hiệu quả và tiết kiệm hơn rất nhiều. Ngoài ra ma trận SWOT còn được nhiều người sử dụng để phân tích hỗ trợ cho quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân rất hiệu quả.

Cách triển khai phân tích SWOT

cach-trien-khai-phan-tich-SWOT

Cách triển khai phân tích ma trận SWOT được thực hiện tuần tự theo 5 bước sau đây. Đồng thời việc phân tích cần thực hiện liên tục và định kì tránh việc doanh nghiệp bị tụt hậu so với đối thủ. Các bước thực hiện triển khai phân tích như sau:

Bước 1: Nghiên cứu tình hình doanh nghiệp

Luôn là như vậy, trước khi bạn bắt đầu thực hiện các kế hoạch bạn cần phải phân tích thật kỹ vấn đề nội tại doanh nghiệp. Ở bước này, bạn phải thực hiện nghiên cứu dựa trên hiểu biết cơ bản mang tính cảm tính cá nhân trước. Hãy thử đặt mình vào vị trí của khách hàng, cán bộ công nhân viên và chủ doanh nghiệp để xem xét. Các vấn đề nội tại của doanh nghiệp bao gồm các ưu, nhược điểm, những vấn đề cần phát huy và cải thiện. Các vấn đề về nhân sự, công nghệ, văn hoá doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, chất lượng sản phẩm dịch vụ….

Bước 2: Nghiên cứu, phân tích đối thủ

Bước tiếp theo trong nghiên cứu SWOT đó là bạn tiến hành phân tích đối thủ của mình và môi trường kinh doanh. Bạn tiến hành phân tích đối thủ của bạn thông qua những đánh giá về những gì họ làm được và chưa làm được. Việc phân tích đối thủ cũng tương tự như việc bạn phân tích doanh nghiệp của mình vậy. Hãy nhìn nhận đối thủ một cách khách quan qua số liệu phân tích

Ở bước này bạn chưa cần quan tâm đến việc bạn có thể cải thiện hoặc vượt qua đối thủ của mình được hay không. Hãy cố gắng liệt kê càng nhiều càng tốt các ưu, nhược điểm của đối thủ một cách khách quan nhất. Hạn chế thấp nhất tính cảm tính trong việc đánh giá đối thủ và môi trường kinh doanh.

Bước 3: Phân tích các cơ hội, thách thức với doanh nghiệp

Sau khi phân tích tình hình nội tại, phân tích đối thủ lúc này bạn tiến hành phân tích các cơ hội, thách thức của doanh nghiệp mình. Bằng việc so sánh, đối chiếu các ưu điểm nhược điểm của doanh nghiệp với đối thủ. Từ đó bạn sẽ nhìn thấy các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp của bạn đang phải đối mặt.

Đừng vội vàng đưa ra giải pháp ngay lập tức, hãy tìm cách để xem doanh nghiệp của bạn có được những gì và chưa có gì. Nếu bạn vừa so sánh vừa nhận xét sẽ mất đi tính khách quan trong nhìn nhận vấn đề. Sau khi so sánh lúc này bạn mới thực hiện đánh giá dựa trên tiềm lực của doanh nghiệp.

Bước 4: Xây dựng kế hoạch hành động.

Bây giờ sau khi đã nhìn thấy cơ hội, thách thức, điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, bạn cần đưa ra kế hoạch hành động. Trong kế hoạch hành động bạn cần chia làm 4 nhóm kế hoạch bao gồm: Kế hoạch cải thiện, kế hoạch phát triển, kế hoạch đối phó và dự phòng rủi ro.

    • Kế hoạch cải thiện: So với đối thủ, và tình hình thực tế, bạn có thể cải thiện được gì để doanh nghiệp, và sản phẩm dịch vụ tốt hơn.
    • Kế hoạch phát triển: Những điểm mạnh, ưu điểm của bạn có thể phát triển tốt hơn không. Làm sao để giữ vững vị trí dẫn đầu mà không bị sao chép và vượt mặt.
    • Kế hoạch đối phó: Với những kế hoạch và chiến lược của đối thủ, bạn nên né tránh, đối đầu, cạnh, tranh hay cộng sinh cùng đối thủ.
    • Dự phòng rủi ro: Những rủi ro hiện hữu và tiềm tàng từ thay đổi công nghệ, môi trường kinh doanh luôn hiện hữu. Vậy nếu rủi ro phát sinh xảy ra, bạn đã có kế hoạch nào để đối phó.

Bước 5: Tối ưu hoá và lặp lại

Bước cuối cùng trong phân tích SWOT chính là thực hiện tối ưu hoá, triển khai và lặp lại. Sau khi bạn đã lập được kế hoạch thực hiện bạn sẽ cần phải tiến hành áp dụng vào thực tế. Việc phân tích ma trận SWOT không phải chỉ được thực hiện một lần. Trong quá trình kinh doanh bạn cần liên tục tiến hành phân tích nhằm tìm ra các vấn đề của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.

Kết luận về Ma trận SWOT

Trên đây là những chia sẻ của vidcogroup về mô hình SWOT cũng như ứng dụng của nó trong thực tiễn. Qua đó giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về SWOT, cách thức triển khai nó vào thực tiễn như thế nào.

Những gì được chia sẻ trong bài viết dựa trên kiến thức và hiểu biết cá nhân của người biên tập. Vì vậy sẽ không thể tránh khỏi được những sai sót không đáng có, chúng tôi mong muốn nhận được những đóng góp thiện chí từ phía bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp của bạn vui lòng để lại ở phần bình luận của bài viết này. Chúng tôi luôn lắng nghe và tiếp thu để có những nội dung tốt hơn trong tương lai.

Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết liên quan:

  1. Hướng dẫn cách phân tích website đối thủ bằng arhefs
  2. Phân tích website là gì? Tổng hợp 10 công cụ phân tích website hiệu quả nhất 2021
  3. SEO Hình ảnh: Hướng dẫn SEO hình ảnh dành cho người mới bắt đầu
  4. Liệu Backlink có còn quan trọng với SEO năm 2021 hay không ?

Author

nguyendaihai