Ý Tưởng

Zing Me là gì? Tìm hiểu lý do tại sao Zing Me không thể phát triển tại Việt Nam

Nếu bạn chưa biết thì cách đây khoảng 9 năm tại thị trường Việt Nam, có một thương hiệu mạng xã hội vốn đã nổi danh và lấn át được tất cả các cái tên khác kể cả Facebook hay Instagram…. Đã có thời điểm, mạng xã hội này còn vượt lên về lượng người dùng hàng tháng so với Facebook – mạng xã hội thành công nhất mọi thời đại. Không ai khác đó chính là Zing Me, một cái tên là niềm tự hào của VNG một thời. Vậy đến thời điểm hiện tại, nó đã và đang ở đâu trong cuộc chiến khốc liệt một thời, liệu rằng Zing Me còn cơ hội nào để có thể lấy lại ánh hào quang đã mất năm xưa?

Zing Me là gì –  Bước mở đầu cho kỷ nguyên phát triển Social Media tại Việt Nam

Kể từ khi Yahoo! 360 lụi tàn, sự suy thoái của mạng xã hội này là tất yếu cho sự ì ạch không chịu thay đổi, thì thị trường cần hơn cả những thứ có thể thay đổi được chúng, tạo ra được những thứ có thể đáp ứng được đầy đủ mọi nhu cầu của họ. Zing me chính là cái tên đó, một thương hiệu Việt đầu tiên lúc bấy giờ gia nhập thị trường mạng xã hội còn bỏ ngỏ tại nơi đây.

introZingMe

Zing me – Mạng xã hội là một cái tên đến từ công ty cổ phần VNG, một tập đoàn lớn có tiếng vang lớn trong việc sản xuất các tựa game như: Võ lâm truyền kỳ, Khu vườn trên mây, Happy City… Đây cũng được xem là mạng xã hội mở đầu cho kỷ nguyên số tại Việt Nam, khi mà hãng phát ngôn rằng mục tiêu sẽ cạnh tranh trực tiếp với những gì mà Facebook đang làm tại thị trường Việt Nam. Và thực tế, có những thời điểm Zing Me đã vượt mặt Facebook về lượng người sử dụng, cụ thể ngày 23/09/2009 mạng xã hội này có 945.000 người dùng, trong khi Facebook lúc đó là 918.000 người.

Vào thời điểm những năm đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của mạng xã hội này, có thời điểm Zing Me gấp 2 lần về lượng khách truy cập so với Facebook, đó là vào năm 2011 khi đó Zing đạt 6.8 triệu trong khi mạng xã hội của ông chủ Mark Zuckerberg chỉ có 3.1 triệu. Thế nhưng, bước ngoặt của cuộc đua đã làm thay đổi hoàn toàn mạng xã hội của zing me khi Zing Me không thể giữ nổi sức nóng của mình trên mặt trận truyền thông cũng như có thể níu kéo thêm người dùng. Thương hiệu này đã mất vị trí số 1 của mình kể từ năm 2012, khi đó Facebook có sự vươn lên mạnh mẽ bởi những sự thay đổi liên tục về tính năng, cũng như mới lạ hơn mạng xã hội Việt Nam đang có. Chính vì vậy, kết thúc năm đó, Vicenzo Cosenza, chuyên gia về chiến lược truyền thông mạng của Ý, đã công bố Bản đồ mạng xã hội toàn cầu (World Map of Social Network) cho thấy, Facebook đã vượt qua Zing Me tại Việt Nam.

nhung-tua-game-noi-tieng-tren-ZingMe

Kể từ năm 2013 trở đi, Facebook đã có cho mình mức tăng trưởng chóng mặt khiến cho thị trường mạng xã hội Việt Nam gần như đi vào hồi kết. Facebook hay Instagram vươn lên qua từng năm, Zing Me thi liên tục đi xuống và đến thời điểm hiện tại nó trở thành căn nhà hoang và không một ai ngó ngàng đến. Sự thất bại của mạng xã hội Zing Me nằm ở chỗ, VNG thời điểm đó quá tập trung vào Zalo – một ứng dụng OTT ra mắt nhằm thâu tóm luôn phân khúc đó trên thị trường. Kết quả Zing Me ddax bị mất đi ánh hào quang một cách đáng tiếc, và hiện tại Zalo mới chính là “con át” chủ lực của cả 1 tập đoàn lớn.

Vậy những nguyên do nào khiến cho Zing Me rơi vào hoàn cảnh như vậy?

Những lý do căn bản biến Zing Me sập không thể “ngóc đầu” lên được

Cùng đi tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân chính khiến cho Zing me sập hay nói cách khác tại sao zing me đóng cửa? Thông qua những chia sẻ và phân tích dưới đây của Vdcogroup sẽ giúp bạn có được cho mình cái nhìn tổng quan hơn.

Sao chép hoàn toàn những tính năng của Facebook

Đầu tiên, điều khiến zing me bị khai tử trong cuộc đua tranh khốc liệt với Facebook chính là sự sao chép một cách lộ liễu từ các tính năng, giao diện cho tới các thao tác của người dùng. Zing tuyên bố sẽ cạnh tranh trực tiếp với Facebook ở thị trường chính ngạch, thế nhưng những gì mà Zing Me có thể là đó là đưa vào trong ứng dụng của mình những ứng dụng giống hệt Facebook và làm người ta liên tưởng tới ngay Faecbook. Vậy với một mạng xã hội vừa ra đời, chưa thực sự được hoàn thiện so găng với một thương hiệu có từ lâu năm có tên tuổi lớn và đã được tin dùng trên thế giới, thì người dùng sẽ lựa chọn cái nào?

zing-me-vs-facebook

Hãy thử nhìn vào cách mà Instagram đã tạo ra tính năng Story trên app của mình, Snapchat mới chính là mạng xã hội cập nhật và cho ra đời Story đầu tiên trên thế giới, hãng đã thực sự có được thành công và thu hút được một lượng lớn người dùng với các tính năng hay ho này. Instagram vào thời điểm đó đã có cho mình lượng người sử dụng tương đối, tuy nhiên thứ mà Instgram thiếu đó chính là những tính năng hay ho cho khách hàng của mình. Hãng đã đi sao chép 1 phần về tính năng, cách vận hành, thế nhưng bản thân thương hiệu không hoàn toàn sao chép mà tự làm riêng theo bản sắc của mình.

Khi người ta nghĩ về Story người ta nghĩ ngay đến Instagram chứ không phải Snapchat, bởi ngay từ khi bắt đầu được ra mắt, người dùng đã ấn tượng bởi sự mượt mà, cũng như những Filter nhiều hơn bất cứ những gì Snapchat đã có. Hơn nữa, qua từng năm, Instagram đã phát triển Story trở thành một nơi quyền năng không chỉ cho phép các cá nhân trải nghiệm, mà còn cho phép các doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với người dùng trong đó. Đây chính là minh chứng cho sự sao chép những có bản sắc riêng mà Instagram đã đạt đến đỉnh cao thành công.

tai-sao-ZingMe-dong-cua

Thế nhưng, bản thân của hãng không thể nhìn nhận ra vấn đề rằng: “Muốn đi đường dài thì hãy tự đi bằng đôi chân của chính mình!”. CEO của Zing Me còn tự nhận mạng xã hội của mình là một phiên bản “Việt hóa” của Facebook, mặc dù thời gian đầu thương hiệu này được đón nhận tích cực, cũng như lượng người dùng cao. Thế nhưng đi đường dài, trong khi Facebook liên tục cập nhật và phát triển những tính năng mới hay ho hơn chính mình tạo ra, thì Zing Me cứ dậm chân tại chỗ, như một “chiếc gương”. Chiến lược “copycat” của Zing là con dao 2 lưỡi, và tất nhiên nó có thể đưa Zing Me vươn tới đỉnh cao, nhưng cũng có thể đưa hãng xuống đáy của thị trường.

Target đối tượng người dùng sai quá sai!

giao-dien-gunbao-min

Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn khiến Zing me sập. Zing Me là một mạng xã hội mà người dùng lên đây nhằm tìm kiếm những nội dung chia sẻ từ bạn bè của mình, đây là mục đích mà hầu hết những thương hiệu Social Media khác cũng hướng tới. Thế nhưng, những điều mà VNG làm với “con cưng” của mình lại khiến mọi người cảm thấy khá mệt mỏi. 

canh-cut-vui-ve-2

Nền tảng của VNG với thế mạnh chính của mình là Game, thì lượng khách hàng của hãng chính là những game thủ tại Việt Nam. Có thời điểm, mạng xã hội có lượng User cao ngất ngưởng bởi những Gamer đăng ký vào đây để có thể chơi các tựa game do hãng phát hành. Thế nhưng, để mà nói hãng đã không tinh tế, khi chỉ tập trung vào thế mạnh Game của mình, Target vào những đối tượng Game thủ, còn người dùng chính muốn được chia sẻ nội dung thì chưa có tính năng gì hỗ trợ thực sự. Nước cờ sai lầm này đã vô tình khiến cho lượng Users bị chững lại và giảm đột biến, cùng thời điểm đó Facebook lại có chiến lược rõ ràng, những tính năng hỗ trợ người dùng siêu quyền năng. 

Một mạng xã hội muốn phát triển bao quát phải “trung tính”, không thể nghiêng quá nhiều về game thủ, dễ gây nhàm chán khiến cho người dùng không còn cảm giác muốn chơi game mà lại cảm thấy bị cô lập và lạc lõng. Dù thời gian đầu, Zing Me – mạng xã hội gây ấn tượng bởi lượng người dùng cao ngất ngưởng, nhưng với chiến lược sai lầm, không tận dụng đủ thông minh để níu kéo người dùng đã làm cho mạng xã hội này thất bại một cách thảm thương. Target đối tượng là một trong những việc đầu tiên mà một thương hiệu phải làm khi tham gia vào một thị trường, nó ảnh hưởng cực lớn đến sự thành hay bại của một thương hiệu và trong câu chuyện này VNG đã sai và đi lệch hướng hoàn toàn dẫn đến kết cục bi thảm như hiện tại!

Không nhận được sự đầu tư đúng mức

Có lẽ canh bạc quyết định với Zing Me – mạng xã hội là vào năm 2012, khi mà hãng kết thúc 2011 với lượng người dùng hơn hẳn với Facebook. Những tưởng hãng sẽ lấy đó làm bàn đệm để phát triển thương hiệu của mình, trở thành một trong số các trang mạng xã hội quốc dân của người Việt. Thế nhưng, vào cùng thời điểm đó, đáng lẽ Zing Me cần được “tân trang” lại và bổ sung thêm những tính năng mới để có thể khẳng định được vị thế với người dùng, thì “mẹ đẻ” lại nhẫn tâm bỏ mặc mạng xã hội này, tập trung toàn lực để có thể phát triển ứng dụng OTT sắp ra mắt có tên là Zalo, mà sau này trở thành ứng dụng nhắn tin thành công nhất tại Việt Nam. 

zing-me-vs-zalo

Tuy nhiên, cái đáng nói ở đây là VNG đã quá sai trong việc chọn lựa cùng như phát triển, giá như thời điểm đó Zing Me được đầu tư đúng cách, phát triển đúng hướng đi thì có lẽ bây giờ Facebook sẽ chẳng thể nào có cửa để phát triển tại Việt Nam. Đáng lẽ Zing Me hiện được ví như Weibo của Trung Quốc hay Never của Hàn Quốc… VNG đã quá chủ quan trong việc này và hệ quả của nó là biến mạng xã hội quyền lực một thời trở thành “căn nhà hoang” chẳng ai dòm ngó tới thời điểm hiện tại.

Những gì mà Zing Me còn lại hiện tại là những kỷ niệm và cái bóng về một thời kỳ vàng son nhất của mạng xã hội Việt. Một thời mà giới trẻ, ai cũng hỏi “Bạn có nick Zing Me chưa?”, một thời mà những cậu ấm cô chiêu đồng loạt thi nhau về lượt Like trên mạng xã hội này. Giờ tất cả những gì còn lại chỉ còn là kỷ niệm.

TOP các tựa game huyền thoại của Zing Me đóng cửa khiến game thủ tiếc nuối

Mạng xã hội Zing Me đóng cửa khiến cho rất nhiều người tiếc nối đặc biệt là những người thường xuyên chơi các game trên zing me. Để giúp các bạn có thể hồi ức lại những kỷ niệm tuyệt vời của một thời đã qua, dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số tựa game huyền thoại tuổi thơ được nhiều người từng chơi nhất.

1. Nấm lùn phiêu lưu ký – Đóng cửa ngày 14/09/2010

zin-me-mang-xa-hoi

2. Thành phố vui vẻ – Đóng cửa ngày 20/12/2012

thanh-pho-vui-ve

3. Rambo Lùn – Đóng cửa ngày 21/06/2014

rambo-lun

4. Ủn Ỉn – Đóng cửa ngày 26/06/2014

un-in

5. MU Online – Đóng cửa ngày 27/07/2014

6. 2U – Đóng cửa ngày 31/12/2015

2U

7. Đảo rồng – Đóng cửa ngày 10/10/2016

dao-rong

8. Hàng rong – Đóng cửa ngày 31/10/2016

9. Khu vườn trên mây – Đóng cửa ngày 31/10/2016

khu-vuon-tren-may

10. Võ Lâm Chi Mộng – Đóng cửa ngày 30/12/2016

vo-lam-chi-mong

11. BOOM Online – Đóng cửa ngày 10/05/2017

boom

12. Gunny Huyền Thoại – Đóng cửa ngày 24/06/2017

Tạm kết

Mặc dù Zing Me đã không còn cách nào để có thể cứu chữa nữa, nhưng những gì mà nó làm thực sự khiến chúng ta không thể quên. Nó đã mở ra cho kỷ nguyên bùng nổ về mạng xã hội tại Việt Nam, nơi mà Social Media là “kim chỉ nam” của các chiến dịch Marketing bây giờ. Mặc dù vậy, với sự khao khát mạnh mẽ của người Việt về việc có MXH riêng cho mình thì Lotus, Gapo, Hahalolo đang đặt những nền móng đầu tiên để có thể hoàn thành được ước nguyện đó. Hãy quên quá khứ, và hướng tới tương lai, hãy cùng xem những cái tên vừa ra mắt kia có thể trở thành một thương hiệu quốc dân của người Việt hay không?

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Tài Liệu Tham Khảo:

Author

nguyendaihai