Ý Tưởng

Sàn thương mại điện tử là gì? Điểm mạnh và điểm yếu của STMDT

Vì đã có quá nhiều bài viết nói về Facebook, nên hôm nay mình sẽ giới thiệu thêm cho mọi người về một loại hình kinh doanh thời gian gần đây đang được rất nhiều doanh nghiệp cũng như các thương hiệu lớn , nhỏ hướng đến đó là Sàn Thương Mại Điện Tử.

Sàn thương mại điện tử là gì?

Sàn thương mại điện tử là gì?
  • Nói một cách dễ hiểu là một website thương mại điện tử (có tính năng hỗ trợ cho việc mua bán trực tuyến) theo mô hình B2C (business to consumer). Tức là một doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp ở đây chính là công ty sở hữu trang web thương mại điện tử theo mô hình sàn.
  • Ví dụ như: Amazon.com của nước Mỹ hoặc Tmall.com của Trung Quốc. Và ở Việt Nam thì có một số cái tên đang nổi trong làng sàn thương mại điện tử như: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, Adayroi và một số trang web sàn khác.

Đặc điểm của mô hình sàn TMĐT:

  • Mô hình sàn thương mại điện tử cho phép nhiều người bán hàng có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoặc doanh nghiệp… Đều có thể mở các gian hàng trên các trang TMDT này để bán hàng.
  • Việc của sàn thương mại điện tử là sẽ thu hút người dùng vào sàn. Người dùng vào sàn sẽ xem các sản phẩm của các người bán và ra quyết định mua hàng hay không mua hàng.

Về mặt bản chất, mô hình sàn thương mại điện tử B2C cũng giống như cái chợ quê phiên bản 4.0 có kết nối Internet thôi. Ở chợ quê, mỗi người bán một thứ (rau, củ, quả, thịt, cá, tôm…). Và tự mang hàng ra chợ bán (người bán hàng – sellers). Ban quản lý chợ sẽ thu phí và quản lý chợ (chủ sàn). Khách hàng sẽ xách làn đi chợ (giờ là giỏ hàng trực tuyến) và bắt đầu mua sắm đồ dùng, thức ăn và các vật dụng khác theo nhu cầu và theo thu nhập của họ. Việc của bạn là làm sao để cho khách hàng chú ý đến sản phẩm của bạn và chịu móc hầu bao ra mua chúng

Sàn thương mại điện tử có những lợi thế gì?

Sàn thương mại điện tử có rất nhiều lợi thế:

  • Bạn không phải lập trang web, ở trên này bạn chỉ cần tạo gian hàng trên này là xong.
  • Bạn không cần phải lo việc hậu cần bán hàng vì sàn có thể làm thay bạn.
  • Bạn cũng không bắt buộc phải tìm kiếm khách hàng (tự tìm thêm thì càng tốt) vì sàn có sẵn lưu lượng truy cập.

Hiện nay một số sàn thương mại điện tử ở Việt Nam có khoảng 10 triệu lượt truy cập/ 1 ngày. Nhưng mà so với con số 68- 70 triệu người dùng Facebook. Và lượt truy cập có thể lên tới khoảng 600 triệu lượt/ 1 ngày vào trang facebook thông qua web, app, web mobile. Thì thật sự sàn không thấm vào đâu so với tiềm năng của Facebook. Chưa kể đến khả năng bán hàng xuyên quốc gia của Facebook. Bạn có thể tiếp cận hơn 6 tỷ người dùng Facebook trên toàn cầu nữa cũng là một lợi thế mà Facebook đang có, nhưng nếu bạn đang hướng tới những tệp khách hàng trong nước thì việc lựa chọn mở rộng kinh doanh trên các STMDT cũng không phải là một ý kiến tồi, đặc biệt là thời gian gần đây số tiền để chạy quảng cáo trên Facebook ngày càng cao.

Nhược điểm của sàn thương mại điện tử là gì?

Có thể kể qua một vài nhược điểm như sau:

  • Tính cạnh tranh cao vô cùng cao.
  • Biên độ lợi nhuận bán sản phẩm khá thấp: Bán trên các sàn hầu hết nhiều người bán lẻ thường phải giảm giá bán hơn so với việc bán hàng trên facebook hoặc website chính chủ của người bán.
  • Số lượng đơn hàng bán sẽ được tính theo bình quân. Không xét đến trường hợp cá biệt của bạn A thương hiệu B cửa hàng C. Thì thua xa việc bán hàng trên Facebook. Vì Facebook có 6 nền tảng để bán hàng chứ không chỉ có mỗi Facebook Ads. Một bạn livestream FB đỉnh cao có thể chốt tầm 2000- 3.000 đơn hàng trong một buổi tối khoảng 5 tiếng đồng hồ livestream. Còn livestream phọt phẹt bình bình mà bán được cũng phải vài chục đơn đến 200- 500 đơn. Tất nhiên cũng có người livestream chả có đơn hàng.

Có nên bán hàng trên sàn Thương mại điện tử không?

Câu trả lời đưng nhiên là Có, vì đây nằm trong chiến lược phát triển bán hàng đa kênh trên Internet (ngoài Facebook). Trong Facebook thì mình hay gọi là “đa nền tảng”, giảm sự phụ thuộc vào Facebook nói chung và Facebook Ads nói riêng. Bạn nên tìm hiểu các yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm, đối với người bán để đưa lên sàn.

Có bán được nhiều hàng không?

  • Như đã nói, thì việc bán trên sàn còn thua xa việc bán trên Facebook . Nhưng chắc chắn là có bán được và ít hay nhiều còn tùy thuộc vào sản phẩm/ dịch vụ mà bạn bán. Chính sách giá cả mà bạn áp dụng (rẻ như cho thì nhiều đơn ngay).
  • Thường thì các sàn thương mại điện tử hay đòi hỏi bạn phải có doanh nghiệp bảo trợ đằng sau (như sàn Tiki). Có chứng nhận về sản phẩm để đảm bảo về chất lượng hoặc xuất xứ hàng hóa cho khách hàng của sàn. Điều này cũng là một việc tốt cho cả người bán lẫn khách hàng.

Nói chung, bán hàng trên sàn thì bị so sánh về giá rất nhiều. Và tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa trên sàn vẫn chưa được cao. Trong những năm gần đây, các đại gia trong ngành công nghệ đổ tiền vào sàn TMĐT ở Việt Nam khá nhiều và chịu lỗ. Nhằm hỗ trợ cho người bán lẻ và khách hàng, nên cũng có một số lợi thế nhất định trong việc bán hàng mà bạn nên quan tâm.

Chia sẻ thực tế:

Tôi có một chị khách hàng, tôi tư vấn và triển khai bán hàng thời trang cho chị, kết quả thu được như sau:

  • Chạy Facebook Ads bình quân ra 300 đơn/ 1 ngày với ngân sách quảng cáo khoảng 5- 10 triệu/ ngày.
  • Livestream Facebook bán bình quân thêm 200 đơn/ ngày.
  • Đồng thời bán hàng và mở thêm 3 = gian hàng trên (lazada, tiki, shoppe,). Đăng cùng hình ảnh, bán cùng giá, nhưng chỉ có ở Shoppe là được 50 đơn 1 ngày còn lại các sàn đều được từ 20-30 đơn / ngày.

Nhìn vào đây bạn sẽ dễ dàng nhận thấy: Chi phí lớn nhất là facebook ads, doanh thu lớn nhất là Facebook ads, lợi nhuận lớn nhất là Facebook ads. Lợi nhuận bền nhất là Livestream Facebook bán hàng. Và thu nhập thụ động là từ sàn thương mại điện tử. Tất nhiên, xin lưu ý, đây chỉ là 1 ví dụ cụ thể, không đại diện cho toàn bộ các sản phẩm cũng như các nhà bán lẻ trên sàn… Tránh việc các bạn vào đánh giá, so đo người này với người kia. Còn xét trên số lớn và bình quân số lớn thì tôi khẳng định: Facebook vẫn đang tốt hơn rất nhiều so với sàn thương mại điện tử. Nhưng bạn vẫn cần làm thêm trên sàn. Hãy liên hệ cho chuyên gia

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Author

nguyendaihai