Chưa được phân loại

Quan hệ công chúng là gì? Ưu điểm và nhược điểm của quan hệ công chúng là gì

Ngành quan hệ công chúng dù đã xuất hiện từ lâu trở về trước nhưng thực chất chỉ có một số ít người có thể giải thích được thực sự quan hệ công chúng là gì, làm gì. Để giúp các bạn yêu thích hoặc mới bắt đầu với Quan hệ công chúng (PR – Public Relations) hiểu bản chất ngành và tự tin kể về nghề nghiệp của mình với gia đình, bạn bè, hay bất cứ ai đặt câu hỏi.

Quan hệ công chúng là gì?

Quan hệ công chúng – PR hay public relations là gì? Khái niệm Quan hệ công chúng được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để có thể nâng cao được sự hiểu biết và xây dựng được mối quan hệ tích cực với các đối tượng bên ngoài. Theo Hiệp hội Quan hệ công chúng của Mỹ (PRSA): “Quan hệ công chúng là quá trình giao tiếp mang tính chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức/ doanh nghiệp và công chúng.”

Bản chất của nghề quan hệ công chúng là xây dựng, cải thiện được hình ảnh về một cá nhân, một công ty, hay một tổ chức nào đó, chuyển phát những thông tin của họ tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ. Nhân viên PR phải là người có khả năng thuyết phục. Và mặc dù hiệu quả không thể sờ thấy được, việc cố gắng tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía khách hàng, công chúng là những kết quả cuối cùng mà người làm PR phải đạt tới.

Vai trò chính của nhân viên PR trong hoạt động xúc tiến thương mại là giúp các công ty có thể truyền tải được các thông điệp tích cực đến khách hàng của mình và các nhóm công chúng quan trọng của họ. Sau khi các nội dung tới nhóm đối tượng đích thông qua PR, sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng hơn.

quan-he-cong-chung-la-gi

Trong các doanh nghiệp hiện nay, phạm vi hoạt động của nhân viên PR rất rộng, nhưng đa phần lại tập trung ở các mảng: tổ chức các sự kiện đặc biệt, khắc phục khủng hoảng, bất ổn, duy trì quan hệ với giới truyền thông, với các cơ quan chức trách… Bên cạnh đó, PR còn làm các công việc như chuẩn bị thông tin, tài trợ, từ thiện, đối nội…

Các giai đoạn của quan hệ công chúng

  • Xác định thái độ công chúng và xây dựng đánh giá.
  • Xác định những thủ tục cũng như chính sách của doanh nghiệp đối với sự quan tâm của công chúng.
  • Thực hiện truyền bá để công chúng hiểu hơn về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
giai-doan-quan-he-cong-chung

Tố chất cần có của người làm quan hệ công chúng

  • Đam mê tin tức: Người làm marketing quan hệ công chúng cần phải hiểu rõ được việc sử dụng sức mạnh truyền thông để có thể xây dựng được hình ảnh tốt cho doanh nghiệp của mình, thế nên đam mê tin tức và cập nhật tin tức liên tục là yếu tố cần có của người làm quan hệ công chúng.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Giao tiếp với mọi đối tượng sẽ giúp ích rất nhiều cho nghề PR, ngoài ra bạn cũng cần phải chủ động, nhanh nhạy với mọi vấn đề xảy ra.
  • Cứng cỏi, bản lĩnh: Vì ngành PR phải tiếp xúc và làm việc với nhiều người, thế nên sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn trong công việc, thế nên người làm PR phải là người có bản lĩnh để đứng vững trong nghề, nếu không sẽ thất bại.
  • Đam mê và thích viết: Người làm PR cũng cần có sự đam mê với viết lách, nếu không có đam mê này, chắc chắn bạn sẽ không phù hợp với ngành nghề này.
to-chat-quan-he-cong-chung-la-gi

Ưu điểm và nhược điểm của quan hệ công chúng là gì

Với những thông tin kể trên, chắc các bạn cũng đã hiểu được thế nào là quan hệ công chúng. Bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của lĩnh vực này nhé.

Ưu điểm

  • Đáng tin cậy.
  • Chi phí không cao
  • Tránh được nhiều rắc rối: Các thông điệp quan hệ công chúng thì được công chúng đón nhận như một tin tức chứ không phải là quảng cáo.
  • Hướng đến những nhóm đối tượng cụ thể.
  • Hình ảnh doanh nghiệp: Công tác PR hiệu quả có thể giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp về công ty trong công chúng.

Nhược điểm

  • Độ chính xác
  • Ảnh hưởng đến hình ảnh công ty
  • Thông điệp truyền tải không thống nhất

Học ngành quan hệ công chúng làm công việc gì?

Nằm lòng được khái niệm quan hệ công chúng là gì chúng ta sẽ biết được các hình thức quan hệ công chúng cũng như tương ứng với các vị trí công việc mà sinh viên ra trường sẽ có thể đảm nhận được, cụ thể các công việc đó sẽ là:

Chuyên viên PR: Thực hiện các công việc như quan hệ cộng đồng, phụ trách quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện, truyền thông nội bộ,… cho các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế,…

Phóng viên, nhà báo, biên tập viên: Thực hiện các công việc có liên quan đến truyền thông, báo chí tại các cơ quan thông tấn, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình,….

Chuyên viên tư vấn và phân tích quan hệ công chúng: Giữ các vị trí như trợ lí phân tích và lập ra những báo cáo truyền thông đối nội, đối ngoại tại các tổ chức; để xây dựng và phát được triển thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn; thực hiện và xây dựng các chiến lược truyền thông; phát triển đội ngũ nhân sự của mình; tư vấn quản trị truyền thông cho các Sở, Bộ, ban Ngành liên quan đến truyền thông.

Nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ công chúng tại các cơ sở giáo dục: Được tham gia nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông, quan hệ công chúng. Trở thành giảng viên, trợ giảng, nhà quản lý cao cấp tại các cơ sở đào tạo truyền thông, PR.

Ngành quan hệ công chúng học ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều các trường đại học lớn trên cả nước đang đào tạo ngành quan hệ công chúng. Các bạn có thể tham khảo danh sách các trường sau:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học FPT
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Nguyễn Trãi
  • Đại học Đại Nam
  • Đại học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM)
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM

Quan hệ công chúng có gì khác với quảng cáo?

Nếu như bạn đã thực sự hiểu quan hệ công chúng là gì và quảng cáo là gì thì bạn sẽ đều thấy rằng chi phí, công sức và độ tin cậy giữa quảng cáo và quan hệ công chúng không hề giống nhau bởi vì doanh nghiệp sẽ chi tiền để quảng cáo nhưng phải bỏ ra rất nhiều công sức để có thể xây dựng được quan hệ với công chúng. Quảng cáo thường khiến khách hàng hoài nghi còn đặc điểm quan hệ công chúng thường được đánh giá đáng tin cậy hơn.

Quảng cáo là hình thức truyền thông mất phí, còn hoạt động quan hệ công chúng là hình thức truyền thông mang tính chất lan truyền. Điều này có nghĩa là nếu bạn cần thuyết phục các phóng viên, biên tập viết ra một câu chuyện tích cực về thương hiệu, nhân viên, khách hàng của mình, hay thậm chí là các vấn đề công ty đang gặp phải. Câu chuyện sẽ được xuất hiện trong phần bài viết của tạp chí, báo đài, TV chứ không thuộc chuyên mục quảng cáo. Bởi vậy, câu chuyện của nhãn hàng sẽ trở nên đáng tin cậy hơn nhờ sự chứng thực từ một bên thứ ba, chứ không phải do bản thân doanh nghiệp đưa ra.

Dưới đây là bảng thống kê các khác biệt cơ bản giữa PR và Quảng cáo theo Forbes:

Quảng cáoQuan hệ công chúng
Trả phíLan truyền
Tập trung thể hiện sản phẩmTập trung xây dựng lòng tin
Công chúng hoài nghiĐáng tin cậy hơn nhờ đơn vị thứ 3 xác thực
Được lựa chọn vị trí xuất hiệnKhông có gì đảm bảo, buộc phải thuyết phục truyền thông
Tự do sáng tạoĐơn vị thứ 3 kiểm soát bản cuối
Quảng cáo sử dụng chủ yếu về hình ảnhPR sử dụng ngôn từ
Tốn kémÍt tốn kém
“Hãy mua sản phẩm”“Điều này rất quan trọng”
Nikiex sunshine umina

Sự khác biệt lớn nhất có thể được kể tới chính là giá cả, các công ty PR tính phí hàng tháng hoặc theo từng dự án cụ thể mà họ phải đảm nhận còn quảng cáo có thể tốn ngân sách khổng lồ. Ví dụ như để có được một trang quảng cáo trên các báo, tạp chí lớn bạn có thể sẽ phải tốn vài chục triệu đồng trong khi hiệu quả không thể bằng việc xuất hiện trên các trích dẫn của tờ báo uy tín, nổi tiếng hoặc đài truyền hình quốc gia nhắc tên. Hơn nữa, quảng cáo cần được lặp lại nhiều lần mới thực sự gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Vì mục đích lớn nhất của ngành quảng cáo là muốn bạn phải chi thêm nhiều hơn nữa nên họ sẽ nói với khách hàng của bạn những gì họ muốn nghe về quảng cáo áp phích, truyền hình. Còn chiến lược quan hệ công chúng trong marketing sẽ tập trung vào các khủng hoảng, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp và tạo nên những mối quan hệ lâu dài với cộng đồng mà ở đó, câu chuyện của bạn sẽ được lắng nghe và tin tưởng.

Không chỉ người làm PR mà các marketers cũng cần phải hiểu rõ quan hệ công chúng là gì để có thể kết hợp và phát huy được tối đa hiệu quả hoạt động của hai bộ phận trong công ty. Mặc dù có điểm khác biệt lớn nhưng PR và Quảng cáo là 2 thứ không thể hoạt động một cách riêng lẻ. Các bạn hãy đưa ra cho mình những ví dụ về quan hệ công chúng và quảng cáo nó ở phần bình luận phía bên dưới để mọi người có thể cùng tham khảo nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đón đọc bài viết của chúng tôi!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Có thể bạn quan tâm:

Author

nguyendaihai