Chưa được phân loại

Social Marketing là gì? Những ví dụ về Social Marketing trong quảng cáo:

Social Marketing (tiếp thị xã hội) là những chiến dịch mượn từ các kỹ thuật Marketing thương mại cho mục đích tương tác xã hội, và gây ảnh hưởng đến một đối tượng mục tiêu nhất định để có thể thay đổi được hành vi xã hội của họ và mang lại những lợi ích cho xã hội. Cho dù nó có liên quan đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, sự  an toàn, hoặc phát triển cộng đồng, Marketing vì một mục đích xã hội là một phương pháp để tạo ra sự thay đổi.

Lịch sử Social Marketing

Social Marketing được bắt đầu vào năm 1971 khi Philip Kotler và Gerald Zaltman xuất bản bài báo của họ Social Marketing: Một phương pháp tiếp cận để kế hoạch thay đổi xã hội ”trong tạp chí Journal of Marketing. Kể từ đó, các Marketer thường xuyên sử dụng các ý tưởng Social Marketing, điều chỉnh các chiến lược và cách làm việc trên các phương tiện hiệu quả nhất để có thể thúc đẩy được những thay đổi phổ biến trong hành vi xã hội trong nhiều lĩnh vực. Ngày nay, các mối quan tâm về sức khỏe và môi trường cộng đồng đứng đầu danh sách các chủ đề Social Marketing được sử dụng nhiều nhất.

Social Marketing là gì?

Có nhiều cách tiếp cận để bạn có thể đạt được cho mình sự thay đổi xã hội thông qua Cause Marketing (Marketing nhằm mục đích xã hội) hiệu quả , nhưng yếu tố trung tâm luôn được giữ nguyên: lợi ích xã hội chính là trọng tâm chính. Cho dù đó là cố gắng thuyết phục mọi người ngừng hút thuốc hoặc khuyến khích nam giới tại các nước đang phát triển sử dụng bao cao su, thì trọng tâm luôn là lợi ích của công chúng trước tiên.

Social Marketing do đó không nên nhầm lẫn với các thuật ngữ tương tự khác như Social Media Marketing, Green Marketing hoặc Commercial Marketing có trọng tâm xã hội.

  • Social Media Marketing sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Twitter, Facebook, YouTube và LinkedIn. Đây là các nhóm thuộc tính web được xuất bản chủ yếu bởi người dùng với mục đích xây dựng cộng đồng trực tuyến. Chúng có thể được sử dụng để tạo ra tính công khai cho các chiến dịch Social Marketing, nhưng đó không phải là mục đích chính của Social Media Marketing.
  • Green Marketing được sử dụng bởi một công ty để chứng minh trách nhiệm xã hội của công ty đó. Mặc dù một công ty thương mại có thể tham gia vào hỗ trợ quảng bá cho chiến dịch Social Marketing của đài phát thanh công cộng, với mục đích quảng bá cho việc kinh doanh của riêng họ.
  • Commercial Marketing (Tiếp thị thương mại) với một trọng tâm xã hội có thể chạy các chiến dịch quảng cáo từ một chai nước bằng nhựa tái chế để khuyến khích mọi người mua một chiếc ô tô tiết kiệm nhiên liệu hơn. Trong khi các chiến dịch Marketing này đang quảng bá các sản phẩm thân thiện với môi trường và chắc chắn sẽ có lợi ích cho xã hội, thì trọng tâm chính của chúng không phải là lợi ích xã hội, mà là đang bán sản phẩm.

Giống như Commercial Marketing (Tiếp thị thương mại), quá trình lập kế hoạch bao gồm bốn yếu tố của Marketing Mix.

Produce (Sản phẩm)

Sản phẩm của Social Marketing không nhất thiết phải là một vật chất. Một loạt các sản phẩm hữu hình, vật lý (như đồ ăn, bao cao su), đến các dịch vụ (như khám sức khỏe), thực hành (ví dụ cho con bú hoặc ăn một chế độ ăn uống lành mạnh) và cuối cùng là những ý tưởng vô hình hơn (ví dụ bảo vệ môi trương). Để có được cho mình một sản phẩm khả thi, trước hết mọi người cần phải nhận thức được rằng họ đang có được cho mình một vấn đề và việc cung cấp sản phẩm là một giải pháp tốt để giải quyết cho vấn đề đó. Vai trò của nghiên cứu ở đây là để khám phá nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề và sản phẩm, và để xác định tầm quan trọng của việc hành động chống lại vấn đề.

Price (Giá bán)

“Giá” đề cập đến những gì người tiêu dùng phải làm để có được cho mình sản phẩm Social Marketing. Chi phí này có thể sẽ là tiền tệ, hoặc thay vào đó, nó có thể yêu cầu người tiêu dùng phải từ bỏ những yếu tố vô hình, chẳng hạn như thời gian hoặc công sức, hoặc chấp nhận sự xấu hổ hoặc bị từ chối. Nếu chi phí lớn hơn lợi ích họ nhận được, giá trị nhận thức của lời đề nghị sẽ thấp và sẽ không được chấp nhận. Tuy nhiên, nếu lợi ích được coi là lớn hơn chi phí của họ, cơ hội thử nghiệm và áp dụng sản phẩm là lớn hơn nhiều.

Trong việc thiết lập giá, đặc biệt là cho một sản phẩm vật chất, chẳng hạn như dụng cụ tránh thai, có rất nhiều vấn đề cần xem xét. Nếu sản phẩm có giá quá thấp hoặc được cung cấp miễn phí, người tiêu dùng có thể nhận thấy sản phẩm có chất lượng thấp. Mặt khác, nếu giá quá cao, một số sẽ không thể mua được. Các nhà Social Marketer cần phải cân bằng giữa những cân nhắc này.

Place (Địa điểm)

“Địa điểm” mô tả cách thức sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng. Đối với một sản phẩm hữu hình, điều này đề cập đến hệ thống phân phối – bao gồm nhà kho, xe tải, lực lượng bán hàng, cửa hàng bán lẻ, hoặc những nơi được cấp miễn phí. Đối với một sản phẩm vô hình, địa điểm ít rõ ràng hơn, nhưng đề cập đến các quyết định về các kênh mà thông qua đó người tiêu dùng được tiếp cận được với thông tin hoặc đào tạo. Điều này có thể sẽ bao gồm văn phòng bác sĩ, trung tâm mua sắm, phương tiện thông tin đại chúng hoặc những trải nghiệm sản phẩm tại nhà. Một yếu tố khác của địa điểm chính là quyết định cách đảm bảo được khả năng tiếp cận của việc cung cấp và chất lượng cung cấp dịch vụ. Bằng cách xác định được các hoạt động và thói quen của những đối tượng mục tiêu, cũng như kinh nghiệm và sự hài lòng của họ với hệ thống phân phối hiện có, các nhà nghiên cứu có thể xác định phương tiện phân phối lý tưởng nhất cho việc chào bán.

Promotion (Khuyến mãi)

Chữ “P” cuối cùng chính là khuyến mãi. Khuyến mãi sẽ bao gồm việc sử dụng tích hợp quảng cáo, quan hệ công chúng, khuyến mãi, vận động truyền thông, bán hàng cá nhân và phương tiện giải trí. Trọng tâm là tạo ra và duy trì nhu cầu cho sản phẩm. Thông báo dịch vụ công cộng hoặc sử dụng quảng cáo trả tiền là một cách, nhưng có các phương pháp khác như phiếu giảm giá, sự kiện truyền thông, editorial, hoặc in-store displays (điểm trưng bày quảng cáo trong cửa hàng). Nghiên cứu sơ cấp là rất quan trọng để xác định các phương tiện hiệu quả nhất để tiếp cận đối tượng mục tiêu và tăng nhu cầu.

Các chữ P khác của Social Marketing: Public (Công khai), Partnership (Đối tác), Policy (Chính sách), PurseStrings (Quỹ được tài trợ).

Những ví dụ về Social Marketing trong quảng cáo:

8-Vi-du-ve-Social-Marketing-trong-quang-cao
Vi-du-ve-Social-Marketing-trong-quang-cao
Vi-du-ve-Social-Marketing-trong-quang-cao-1

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Có thể bạn quan tâm:

Author

nguyendaihai