Chưa được phân loại

Cách xây dựng chiến lược Trade Marketing và lợi ích của Trade Marketing

Có rất nhiều phương thức khác nhau để bạn có thể triển khai trade marketing. Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp đang áp dụng các chiến dịch liên quan tới Trade Marketing mà không hề nhận ra sự tồn tại của nó.

Về cơ bản, Trade Marketing là bài toán làm sao để các nhà bán lẻ thấy được cơ hội kiếm được thật nhiều tiền khi bán những sản phẩm của bạn, nên thông điệp bạn sẽ truyền tải tới họ phải thực sự đáng tin cậy và có tính thuyết phục cao.

cac-phuong-thuc-thuc-hien-trade-marketing

Tuy nhiêu, đối với một số doanh nghiệp sản xuất khác, mục tiêu của các hoạt động Trade Marketing sẽ là duy trì và thúc đẩy mối quan hệ giữa họ với những đối tác trong chuỗi cung ứng sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp sản xuất tham gia các trade shows, các sự kiện trong ngành, từng bước xây dựng mối quan hệ với các đối tác.

Dưới đây là các phương thức triển khai trade marketing dành cho doanh nghiệp:

Các phương thức thực hiện trade marketing

1. Trade shows

Trade show là một cách tiếp cận thông minh để bạn có thể xây dựng được mạng lưới mối quan hệ của mình với các đối tác kinh doanh chiến lược.

Chưa kể, nếu như các đối tác trong chuỗi cung ứng biết đến thương hiệu của bạn, đó sẽ là một cơ hội không thể tốt hơn để bạn có thể cải thiện mức độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp bạn.

Các sự kiện thương mại trong ngành (như hội chợ thương mại, triển lãm, …) thường diễn ra quanh năm và ở nhiều địa điểm trên khắp thế giới.

trade-shows

Điểm đặc biệt là khi doanh nghiệp của bạn tham gia các trade shows, đó là họ có thể tiếp cận với lượng khách hàng và đối tác tiềm năng, luôn chủ động và sẵn sàng thiết lập mối quan hệ với bạn.

Ở Việt Nam, doanh nghiệp có thể đăng ký tham dự vào các sự kiện thương mại lớn, như Hội chợ Hàng tiêu dùng và Xúc tiến Thương mại do VCCI tổ chức (thường diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 1 hàng năm), Hội chợ Hàng công nghiệp VIIF (diễn ra vào cuối tháng 10 hàng năm), Triển lãm xây dựng Vietbuild (được tổ chức tại 4 thành phố lớn tại Việt Nam, tổ chức nhiều đợt với thời gian trải dài từ tháng 4 đến tháng 12 hàng năm), và nhiều những sự kiện ngành lớn khác.

2. Ưu đãi thương mại

Các doanh nghiệp sản xuất hoàn toàn có thể cải thiện được mối quan hệ của mình đối với các đối tác cung ứng bằng việc đưa ra những ưu đãi, hoặc các trương trình khuyến mãi nhằm khuyến khích, thúc đẩy đối tác của mình mua và phân phối sản phẩm doanh nghiệp bạn ra thị trường.

Chìa khóa ở đây là: ai trong chúng ta cũng muốn được chăm sóc và quan tâm theo cái cách đặc biệt nhất có thể.

Ví dụ, các ưu đãi thương mại dành cho đối tác có thể được triển khai tương tự như các ưu đãi dành cho những người tiêu dùng truyền thống. Phương thức ở đây có thể bao gồm giảm giá, chiết khấu, ưu đãi về chính sách vận chuyển, đổi trả lô hàng,…

3. Báo chí và website của ngành

Quảng cáo và thực hiện các phương thức truyền thông trên báo chí, website ngành sẽ giúp doanh nghiệp bạn thu hút sự chú ý từ các đối tác cung ứng.

Quảng cáo có thể tốn kém, nhưng lợi ích mà nó thu về khiến nó đáng để chi tiền, còn PR sẽ giúp nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp.

4. Thương hiệu

Marketing sẽ chỉ có thể hiệu quả nếu như thương hiệu mà doanh nghiệp quảng bá đủ mạnh.

Các đối tác cung ứng chỉ có một mong muốn duy nhất: Là làm sao sản phẩm họ bán trên các kệ hàng được tiêu thụ bởi người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Còn cách nào hiệu quả trong việc thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng, ngoài việc thiết lập và xây dựng sự trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu của bạn.

5. Các mối quan hệ

Mục tiêu của Ttrade Marketing là thiết lập một mối quan hệ Win – Win giữa nhà sản xuất và các đối tác cung ứng.

thiet-lap-moi-quan-he-win-win

Nói cách khác, các bên liên quan trong mối quan hệ cung ứng phải phối kết hợp với nhau để mỗi bên đều đạt được mục tiêu riêng của mình, đồng thời góp phần vào thành công của mục tiêu chung: sản phẩm có doanh thu và lợi nhuận cao.

6. Liên tục khảo sát thị trường

Vì thông tin là sức mạnh, doanh nghiệp của bạn càng thấu hiểu được thị trường và khách hàng mục tiêu của mình, họ càng có thể có được cho mình những điều chỉnh hợp lý cho sản phẩm, thiết lập những chiến dịch marketing phù hợp với thị hiếu nhất, và có cơ hội được xuất hiện trong những vị trí nổi bật nhất trên kệ hàng của siêu thị.

7. Digital marketing

Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng sự phát triển của công nghệ để triển khai các chiến lược trade marketing tới các đối tác, như sử dụng các nền tảng mạng xã hội, email marketing và sử dụng các content marketing.

Theo Vanessa Fox, cựu lãnh đạo cấp cao về mảng PR của Google, 3 nền tảng trọng tâm mà các doanh nghiệp cần lưu tâm khi thực hiện trade marketing bao gồm:

  • Website.
  • Email.
  • Các nền tảng mạng xã hội.

Các nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng digital marketing có các chỉ số doanh thu cao gấp 2,5 đến 3 lần các doanh nghiệp không biết cách áp dụng digital marketing .

Ngoài ra, việc sử dụng digital marketing cũng giúp cho doanh nghiệp và đối tác của bạn chủ động trong việc nắm bắt hiệu quả của các chiến dịch marketing được triển khai. Từ đó, giúp doanh nghiệp và các đối tác có thể nhanh chóng đưa ra các điều chỉnh phù hợp trong trường hợp cần thiết.

7 Bước thiết lập chiến lược Trade Marketing

Dưới đây sẽ là 7 bước quan trọng để các doanh nghiệp có thể thiết lập cho mình một chiến dịch trade marketing hiệu quả nhất.

Bước 1: Thực hiện khảo sát thị trường

Bạn cần phải thấu hiểu được đối tượng khách hàng mà mình sẽ truyền tải thông điệp marketing.

Đồng thời, bạn cũng cần phải thu thập thêm những đặc tính của đối tượng khách hàng mục tiêu, cũng như những mong muốn và nhu cầu của họ có liên quan tới sản phẩm mà bạn muốn cung cấp ra ngoài thị trường.

thuc-hien-khao-sat-thi-truong

Thêm vào đó, những khía cạnh liên quan tới thị trường cần lưu tâm bao gồm:

  • Đối thủ cạnh tranh: Những đối thủ đang hoạt động tốt, hoạt động không tốt.
  • Cơ hội mà doanh nghiệp có thể tận dụng từ thị trường là gì?

Bước 2: Thấu hiểu hành vi mua sắm của khách hàng

Người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, thường xuyên mua hàng ở đâu, hành vi mua hàng của họ là gì, những chiến lược nào mà doanh nghiệp có thể áp dụng để thúc đẩy hành vi mua sắm của họ?

Bước 3: Phát triển sản phẩm (nếu cần thiết)

Sau khi đã thấu hiểu mong muốn và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, doanh nghiệp của bạn cần phải có những sửa đổi cần thiết để thích ứng nhu cầu mua săm của khách hàng.

Bước 4: Quan tâm tới thương hiệu

Ấn tượng đầu tiên chính là thứ giúp thương hiệu của bạn thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Một bộ nhận diện kiểu cách, thông điệp truyền tải nhất quán, rõ ràng và có sự tương tác với người tiêu dùng chính là cách đơn giản nhất để thương hiệu của bạn trở nên nổi bật và khác biệt trước những đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc.

Bước 5: Thiết lập số lượng hàng hóa sẽ phân phối với đối tác cung ứng

Doanh nghiệp của bạn cũng cần xác định rõ số lượng hàng hóa mà bạn có thể cung ứng và thương lượng với các đối tác cung ứng. Bước này rất quan trọng, bởi các đối tác có quyền lực rất lớn trong việc sắp xếp hàng hóa của bạn lên kệ hàng.

thiet-lap-so-luong-hang-hoa-phan-phoi

Cân đối lợi ích giữa đôi bên là cần thiết để đảm bảo hàng hóa của bạn có một chỗ đứng vững chắc trong các cửa hàng bán lẻ.

Bước 6: Nhận diện chiến lược PR và truyền thông

Trade marketing nên bao gồm các chiến lược có thể áp dụng trên các kênh digital và marketing truyền thống.

Bạn nên lên kế hoạch cho các chiến lược trong khoảng thời gian thực hiện là 3 tháng. Những hoạt động truyền thông bạn nên cân nhắc thực hiện có thể bao gồm:

  • Tham gia các trade shows.
  • Gọi điện chào mời tới các đối tác cung ứng.
  • Email marketing.
  • Các nền tảng mạng xã hội.
  • Content marketing.
  • SEO.

Bước 7: Triển khai

Triển khai kế hoạch, xem xét vấn đề và có cho mình những sửa đổi phù hợp nhất. Các công cụ bổ trợ trade marketing cần phải có như

  1. Xây dựng một trang web hiệu quả và thân thiện với người dùng.
  2. Áp dụng nhiều các nền tảng mạng xã hội.
  3. Phần mềm thiết lập email marketing.
  4. Landing page để thu hút đối tượng khách hàng / đối tác tiềm năng.
  5. Content nổi bật.

Về kênh marketing truyền thống, doanh nghiệp cần có:

  1. Poster.
  2. Bảng biểu truyền thông.
  3. Kiosk (POSM)
  4. Banner.
  5. Standee.
  6. Brochure.
  7. Tờ rơi.
  8. Card visit.

Điều quan trọng ở đây chính là các công cụ bổ trợ phải khác biệt, nổi bật và hiệu quả. Bạn nên nhớ rằng chất lượng của sản phẩm không hẳn là yếu tố quan trọng nhất khi bạn cố gắng truyền thông về sản phẩm đó tới người tiêu dùng, cái quan trọng nhất ở đây là thông điệp và nội dung marketing phải đáng nhớ, và thu hút được sự chú ý của người xem.

Lợi ích của trade marketing

Lợi ích thứ 1: Bằng việc gia tăng doanh số cho chuỗi cung ứng hàng hóa, trade marketing đảm bảo nguồn cung cho sản phẩm của doanh nghiệp luôn đáp ứng tốt nguồn cầu của thị trường.

Lợi ích thứ 2: Nếu chiến dịch marketing của bạn đủ tốt, nhà bán lẻ sẽ đẩy mạnh việc cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp bạn ra thị trường, góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Lợi ích thứ 3: Trade marketing giúp thiết lập và duy trì được mối quan hệ giữa các thành tố trong chuỗi cung ứng hàng hóa, đem lại nhiều hữu ích cho sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp bạn.

Lợi ích thứ 4: Một doanh nghiệp thành công có thể sử dụng các chiến lược trade marketing, nhưng chưa hẳn họ đã thấu hiểu cách triển khai các chiến lược đó sao cho hợp lý. Đây là cơ hội vàng để doanh nghiệp bạn bứt phá.

loi-ich-cua-trade-marketing

Lợi ích thứ 5: Trade marketing giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận, dù họ không có nhiều ý nhiệm gì về đối tượng người tiêu dùng cuối cùng sẽ sử dụng sản phẩm của họ. Nếu như bạn khắc phục được những vấn đề trên, doanh nghiệp của bạn còn có thể thu về được nhiều lợi nhuận hơn.

Lợi ích thứ 6: Trade marketing giúp giảm thiểu việc phải thực hiện các phép giả định (hoặc dự đoán) trong marketing, đặc biệt hữu ích trong việc triển khai các chiến dịch marketing khi doanh nghiệp bạn chưa hình dung đối tượng người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng là ai.

Lợi ích thứ 7: Khi cơ hội để doanh nghiệp bạn remarketing sản phẩm tới khách hàng là thấp, trade marketing là phương án thay thế tốt để giúp doanh nghiệp bạn phát triển.

Kết luận

Nếu đã đọc đến đây chắc hẳn bạn dã biết Cách xây dựng chiến lược Trade Marketing và lợi ích của Trade Marketing rồi đúng không nào!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết liên quan:

  1. Mobile-First Indexing: Tổng hợp những điều bạn phải biết về Mobile-First Indexing
  2. Cách xây dựng chiến lược SEO bứt phá website 2021
  3. Cách xây dựng chiến lược backlink cho SEO E-commerce

Author

nguyendaihai