SEO

Google Medic là gì? Cách khôi phục website khi bị ảnh hưởng bởi Medic

Sau ngày 1/8/2020, cộng đồng SEOer tại Việt Nam và khắp nơi trên toàn thế giới đều đồng loạt đăng tải status về đợt cập nhật thuật toán Google khiến website họ dao động mạnh.

Có những website đột nhiên được tăng thứ hạng vượt trội, trong khi phần lớn các website top đầu đều rớt hạng và tụt traffic.

Cá nhân tôi ban đầu cũng không chú ý lắm về lần cập nhật này của Google vì cả website VIDCOGROUP và các website khách hàng mà VIDCOGROUP hiện tại đang đảm nhiệm chưa thấy biến động nhiều. Đến hiện tại, ở tuần thứ 3 sau đợt càng quét, chỉ có 4 dự án có hiện tượng sụt giảm nhẹ.

Tuy nhiên, tôi đã nhận được rất nhiều (phải nói rất nhiều) các câu hỏi gửi về inbox fanpage VIDCOGROUP và email cá nhân của tôi về việc cập nhật thuật toán lần này. Vậy…

  • Cập nhật thuật toán lần này về vấn đề gì?
  • Yếu tố nào gây ảnh hưởng đến thứ hạng website sau ngày 01/08?
  • Làm thế nào để khắc phục khi bạn đã bị “dính chưởng”?

Cùng tôi điểm qua bài viết này ngay nhé!

Tôi thường xuyên theo dõi sát sao rất nhiều bản cập nhật thuật toán của google trong suốt khoảng thời gian qua. Mỗi ngày Google đều update 1, 2 thứ gì đó nhằm tạo ra kết quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng.

Theo những gì thấy được trên Mạng xã hội và từ nhận định của nhiều chuyên gia SEO khác trên thế giới mà tôi hay theo dõi. Đây lần cập nhật thay đổi lớn ảnh hưởng đến bản đồ xếp hạng SEO rất nhiều.

thong-bao-Google-cap-nhat

Ở những trang web đầu tiên mà tôi luôn theo dõi đều không nhận thấy bất kỳ thay đổi đáng kể nào (tôi sẽ nói cho bạn biết lí do tại sao nó không bị ảnh hưởng phía dưới). Tuy nhiên, nếu website nào tôi cảm nhận thấy thay đổi thì đúng là nó bị ảnh hưởng siêu mạnh.

Quan sát & theo dõi sự thay đổi ban đầu sau khi thuật toán update

Dưới đây là những quan sát ban đầu của tôi:

  • Bản cập nhật này phần lớn ảnh hưởng đến các website YMYL (Your Money Your Life – Tiền của bạn, cuộc sống của bạn) – hay nói cách khác là các trang web với chủ đề liên quan trực tiếp đến tài chính và đời sống, sức khỏe của bạn
  • Các website chuyên về chủ chế độ dinh dưỡng, ăn kiêng hay thiết bị y tế bị ảnh hưởng rất lớn
  • Nhiều ảnh hưởng lớn đến các website của công ty có nhiều chi nhánh, văn phòng trên toàn quốc so với website của các doanh nghiệp nhỏ địa phương.

Vậy từ đâu lại có những thay đổi và ảnh hưởng như vậy? Phần kế tiếp tôi sẽ giải thích chi tiết  về những điểm này!

Google nói gì?

Không phải lúc nào Google cũng thông báo với người dùng là khi nào nó cập nhật thuật toán vì ngày nào nó cũng cập nhật cả, ít nhất là một lần/ngày. Tuy nhiên, lần này thì có. Điềm báo nằm ở đây….giống y chang đợt update vào ngày 9/3 vậy!

Nếu bạn còn hỏi tôi làm thế nào để phục hồi lại website sau khi nó đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi bản cập nhật của google? Thì tôi sẽ trả lời là…chỉ cần cải thiện content bạn thôi là được! Cụ thể là ở 2 điểm Theme & Trust.

Tôi không nói bừa đâu. Thật đấy, nếu như bạn chịu khó lục lọi lại tài liệu hướng dẫn của Google bạn sẽ thấy 1 thứ gọi là Quality Rater Guidelines (tạm dịch: Hướng dẫn đánh giá chất lượng content). Nếu bạn còn nhớ thì tôi cũng đã đôi lần nhắc đến từ này….

Okay, giờ tôi sẽ điểm qua một số website mà tôi và “đồng bọn” trong nhóm kín bàn luận về SEO có theo dõi thứ hạng của nó sau đợt update. Chúng đều nằm trong danh mục YMYL cả.

Case 1: Website về dinh dưỡng rớt hạng: tại sao chúng bị rớt hạng

Trong lĩnh vực này dường như đang xảy ra một chuyển đổi lớn. Bạn có thể nhìn biểu đồ traffic mà xem, website ví dụ dưới đây đang rớt hạng một cách nghiêm trọng! (Ảnh screenshot từ SEMRush)

traffic-giam-sau-medic

Và bên cạnh đó, một vài trang web lại bắt đầu có những bước tăng trưởng nhanh chóng và đáng kinh ngạc.

tang-traffic-sau-medic

Thật sự mà nói, tôi tin chắc rằng những gì mà chúng ta đang nhìn thấy ở đây chính là ảnh hưởng của việc Google tìm ra những cách thức mới để đánh giá các trang YMYL về mặt an toàn và độ tin cậy cho người dùng.

Vì bạn thấy đó, nếu như bạn tin vào 1 website chuyên đưa những thông tin sức khỏe sai lệch, không chính thống, hoặc bán những sản phẩm tiêu dùng giả mạo thì chắc chắn người gặp nguy hiểm đầu tiên là bạn.

Hướng dẫn đánh giá chất lượng Google nói gì về sự an toàn?

Trước hết, bạn hãy đọc kĩ phần được đánh dấu bên dưới. Đó chính là phần cập nhật vừa được thêm vào QRG của Google.

an-toan-nguoi-dung-google

(Tạm dịch: “Các loại trang web có khả năng ảnh hưởng đến hạnh phúc, sức khỏe, sự ổn định tài chính trong tương lai hoặc sự an toàn của người dùng. Chúng tôi gọi các trang đó là “Your Money of Your Life”)

Ngoài ra, Google cũng thêm vào phần thông tin để nói rằng ngay cả khi một trang web hoặc người tạo lập nó bị dính vào tai tiếng tiêu cực, thì đây có thể là dấu hiệu của việc Google sẽ đánh giá thấp chất lượng website đó.

Không ai bên ngoài Google có thể nói được những thay đổi gì trong thuật toán đã gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng này. Nhưng từ những kinh nghiệm được đúng kết từ bản thân và từ sự tham khảo ý kiến từ các chuyên SEO nổi tiếng trên thế giới khác; tôi đã đúc kết ra một số điều bạn cần phải chú ý để Google trở nên tin tưởng website bạn đang cung cấp giá trị tốt nhất cho người dùng.

Có một trang Giới Thiệu (about page) kỹ và chất lượng

QRG thực sự chỉ ra rõ ràng khi nói rằng cần phải cụ thể ai là người chịu trách nhiệm về thông tin trên một trang web:

about-page-chat-luong

(Tạm dịch: những trang chất lượng cao nên có một thông tin rõ ràng về website để người dùng có thể thoải mái khi tin tưởng vào nó)

Trang web này ít có tiếng tăm trong giới, hoặc không có review từ khách hàng

danh-tieng-website

Nếu như website và người chủ của nó có cho mình những tin đồn xấu về chất lượng sản phẩm thì chắc chắn website đó sẽ bị đánh giá kém chất lượng so với những website khác. Hoặc trường hợp là chẳng có 1 ai review sản phẩm của website đó thì khả năng cao Google đánh giá thấp dịch vụ, sản phẩm của website đó rồi.

Website có nội dung ủng hộ/phản đối một phương pháp y học nào đó đã được chứng minh.

Đây là điều mà Hướng dẫn đánh giá chất lượng tiếp tục đề cập:

e-a-t-trong-google

Một trang web có các yếu tố E-A-T cao sẽ có content được trích dẫn từ những người hoặc tổ chức có chuyên môn cao trong lĩnh vực khoa học và nói về những quan điểm đã được khoa học chứng minh là tồn tại.

Giả sử nếu bạn đang bán một sản phẩm có liên quan đến vấn đề sức khỏe nhưng lại có tai tiếng tiêu cực hoặc không có được sự ủng hộ từ các nghiên cứu khoa học rõ ràng, bạn có thể thấy rằng các thuật toán của Google sẽ ít tin tưởng vào bạn hơn.

Bạn thấy đó, nếu thông tin trên website không trích dẫn đến các website uy tín (Seed Site) thì Google khó mà hiểu được nội dung bạn đang viết có chất lượng hay không?

Case 2: Những website về chế độ ăn uống/dinh dưỡng tăng hạng – Tại sao chúng tăng hạng?

Sau khi phân tích các website rớt hạng, tôi phân tích tiếp các website tăng hạng để xác nhận lại những gì tôi dự đoán lí do rớt hạng đề cập ở trên có đúng hay không?

Tác giả của bài viết được ghi rõ ràng. Ngoài ra, họ là những học giả có E-A-T cao

Bên dưới là một case study về website “dietdoctor.com” tăng trưởng mạnh mẽ cho từ khóa “keto diet – chế độ ăn kiêng giảm hạn chế tinh bột” mà tôi thấy được ở trên mạng – một từ khóa khá cạnh trạnh trên global. Chủ website là 1 bác sĩ tên là Tiến sĩ Eenfeldt.

traffic-tang-sau-medic

Research một chút thì thấy Tiến sĩ Eenfeldt có riêng cho mình một trang Wikipedia về bản thân, là tác giả của nhiều cuốn sách và được biết đến như một người đi đầu và có sự am hiểu tường tận và nhiều chuyên môn trong lĩnh vực chế độ ăn ít tinh bột, nhiều chất béo.

trang-giam-can-keto

Mục đích chính của trang web dường như là cung cấp thông tin, thay vì bán sản phẩm

Khi tôi nhìn vào trang chủ của những website bị tụt hạng, đâu đâu cũng là banner quảng cáo

Ngược lại, trên dietdoctor, tôi không hề tìm thấy một sản phẩm hoặc một mục bán hàng nào.

Tất nhiên, việc bán sản phẩm trên website của bạn không có gì sai. Nhưng, Google muốn xếp hạng ưu tiên các trang web được lập ra với mục đích chính đó là giúp đỡ mọi người dùng thay vì cố gắng bán hàng cho họ. Bạn vẫn có thể bán hàng, nhưng đừng đặt banner…có thể sử dụng cách khác như chèn 1 vài dòng giới thiệu sản phẩm vào phần cuối bài viết thông tin…

Và đặc biệt, ở bài viết bán sản phẩm học cũng nói rất rõ thế này: “Bất kỳ thực phẩm chức năng không kê toa nào không nguy hiểm hoặc bất hợp pháp (như steroid) có thể có tác động nhỏ hoặc không đáng kể đến trọng lượng của bạn.”

Nói cách khác, chúng không đẩy các sản phẩm đi ngược lại sự đồng thuận khoa học về hiệu quả hay về bất kì điều gì khác.

Trang web có hàng nghìn nhận xét hữu ích từ người dùng. Đó là những review về chất lượng thông tin trên website, chứ không phải về sản phẩm. Và hầu hết đều là review tốt tốt, khen ngợi tác giả

Không chỉ vậy, nó cũng giúp mạng lại một lượng nội dung đáng kinh ngạc trong mỗi bài viết của họ.

Các website về các sản phẩm y tế

Một ngách khác cũng xảy ra sự thay đổi đáng kinh ngạc là ở các trang web bán sản phẩm y tế. Hãy xem lại một số ví dụ:

web_y_te

Đây là 1 website khách hàng bán sản phẩm y tế mới đây tôi mới nhận làm một dự án Entity. Bạn chú ý sau ngày 1/8 traffic tuột thảm hại, chỉ còn 1/3 so với thời kì đỉnh điểm.

Về ví dụ này, khi bắt đầu audit site tôi lại tiếp tục suy nghĩ và nhớ lại những gì Hướng dẫn đánh giá chất lượng của Google nói về E-A-T

– Có thể là mặc dù họ có một số E-A-T y tế, nhưng có thể là không đủ

– Hoặc tác giả của nội dung website này không có E-A-T y tế

Vì là website khách hàng nên tôi không tiện công bố tên. Tuy nhiên nếu như bạn nhấp vào tên tác giả các bài post trên website này, bạn sẽ không nhìn thấy tiểu sử của tác giả, mà chỉ đơn giản là có một danh sách các bài viết mà tác giả đã viết trên trang web.

Để hiểu rõ, tôi đã tiến hành tìm kiếm một chút trên Internet thì không thấy tin tức gì khác. Và khả năng cao tác giả này hoàn toàn không có E-A-T y tế.

Một số bài viết của tác giả khác thậm chí không để họ của mình dưới tên bài viết

Tôi nhấn mạnh một lần nữa, Hướng dẫn đánh giá chất lượng của Google nói rằng tác giả thiếu E-A-T là một dấu hiệu của website chất lượng thấp.

khong-co-e-a-t

Không có mục đích rõ ràng cho trang web này

Các phiên bản mới của hướng dẫn đánh giá chất lượng có rất nhiều thông tin nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc phân biệt mục đích của một trang web.

Google đã nói rõ cần phải xác định được mục đích của trang web và sau đó quyết định xem trang web của bạn có hoàn thành mục đích của nó hay không. Nếu như website bạn không đạt được kì vọng của Googel trong việc thể hiện mục đích và không có những điểm sau đây, bạn sẽ bị đánh giá là trang web không hoàn thành mục đích của nó

muc-dich-website

Tôi giúp bạn dịch ra Tiếng Việt thế này:

trang-thieu-muc-dich

Trang chủ của trang này chỉ đơn giản là một danh sách các bài báo.

Là một độc giả, tôi sẽ muốn thấy nhiều hơn các nội dung thú vị về sản phẩm, truyền cảm hứng và niềm tin nhiều hơn về sản phẩm.

Mọi thứ nên được làm rõ ràng hơn và nổi bật hơn, để tạo ấn tượng hơn cho đọc giả cho dù website của bạn tồn tại để bán sản phẩm, để thông báo cho mọi người, hoặc vì bất kì mục đích nào khác.

Hay nếu bạn là một trang website affiliate thôi thì hãy nói rõ điều này với độc giả của bạn!

Không ai muốn đi đến một website để tìm thông tin và sau đó đột nhiên nhận ra rằng họ đang bị chào mua sản phẩm. Mọi thứ sẽ ổn hơn nếu bạn thông báo rõ ràng với người truy cập vào site của bạn.

Cập nhật Google Medic ngày 01/08/2020 đã gây ảnh hưởng cực kỳ lớn chủ yếu về khả năng của Google để xác định E-A-T cho một trang web.

Làm thế nào nếu website của bạn đột nhiên bị “dính chưởng”?

Nếu bạn đang có một website về YMYL và đang giảm tụt thứ hạng như những điều mà tôi đã chia sẻ ở trên, tôi khuyên bạn trước hết hãy đọc và tìm hiểu kĩ hơn về Google’s Quality Raters Guidelines (Nguyên tắc đánh giá chất lượng của Google).

Google’s Quality Raters Guideline (QRG) được google sử dụng để đánh giá và chấm điểm chất lượng cho kết quả tìm kiếm. Dù các điểm số này có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tìm kiếm, tuy nhiên, chúng đã được các kĩ sư lập trình của Google sử dụng như nền tảng để phát triển và siết chặt hơn nữa các thuật toán sau này.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, website của bạn sẽ được Google đánh giá cao và thậm chí là tăng trưởng mạnh về thứ hạng một cách bền vững nếu bạn làm đúng.

Đó là đối với chiến lược đường dài, tuy nhiên, trong ngắn hạn, dưới đây là các cách tôi nghĩ có thể sẽ giúp ích được bạn trong việc khôi phục lại thứ hạng website sau đợt cập nhật Medic vừa rồi:

Hiển thị tất cả E-A-T của bạn

Trang Giới thiệu của bạn phải có đầy đủ các lý do khiến bạn được biết đến là doanh nghiệp có chuyên môn cao trong lĩnh vực mà bạn đang hường đến. Có thể nêu ra về giải thưởng mà bạn đã giành được, công nhận báo chí, nhiều năm kinh nghiệm, …

Lưu ý: Chúng tôi không biết liệu Google có thực sự nhận biết được thông tin này từ trang Giới thiệu của bạn hay không. Nhưng, suy nghĩ của chúng tôi là bất cứ điều gì chúng tôi có thể làm để giúp Google hiểu E-A-T của chúng tôi thì hiện tại chúng đều tốt.

Hiển thị Tên & Tiểu sử của tác giả cho tất cả các nội dung được biên tập

Mỗi bài viết trên trang web của bạn nên được gắn với một danh sách một hoặc nhiều tác giả/người viết kèm theo ở bên dưới. Danh sách này cần phải được liên kết với trang tiểu sử có E-A-T của những người viết đó.

Đặc biệt, Google cũng nhấn mạnh rằng các bài viết hiện nay phải được tạo ra hoặc được viết bởi những chuyên gia đáng tin cậy, có thẩm quyền và chuyên môn trong lĩnh vực đó.

Đối với Landing page hoặc Trang sản phẩm, Thông tin liên hệ & hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp bạn phải dễ tìm.

Tuy nhiên, đối với các bài blog, tin tức, content nên được hiển thị kèm với tên/thông tin của tác giả nhé! Nếu thông tin về tác giả không có sẵn hoặc khó tìm được, điều này có thể ảnh hưởng đến E-A-T của bạn đấy!

Đầu tư nâng cao uy tín của doanh nghiệp và tác giả của bạn

Bạn thường có thể làm điều này bằng cách đi PR.

Dù nhấn mạnh đến tầm quan trọng danh tiếng của doanh nghiệp và tác giả nội dung trên website, QRG đã rất cẩn thận khi cảnh báo rằng: Thông tin về danh tiếng không phải lúc nào cũng có thể dễ tìm, nhất là đối với các doanh nghiệp và tổ chức nhỏ.

Nhưng, lưu ý là Google cũng khá tốt trong việc biết được phần nào của trang web được viết bởi những người viết được trả nhuận bút và phần nào thực sự được đánh giá khách quan bởi các bên thứ 3.

Các cách khác để gia tăng sự nổi tiếng (theo nghĩa tích cực) của bạn bao gồm tăng thêm số lượng đánh giá của người dùng trên web, tăng số lượng testimonial (review của các khách hàng sử dụng dịch vụ/sản phẩm) được hiển thị trên trang web của bạn, giúp tác giả của bạn post bài ở những website uy tín khác.

Thậm chí, bạn hoàn toàn có thể đầu tư để phát triển thương hiệu cá nhân của người tác giả, bằng cách: Tận dụng các kênh social media của người tác giả, sử dụng các kênh này để thu hút thêm tương tác với đối tượng người đọc/khách hàng website doanh nghiệp đang hướng đến.

Hãy xem xét kỹ các sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp

Nếu như bạn đang bán một sản phẩm với nội dung sơ sài, spam hoặc gây hại cho mọi người, thì điều này có thể là nguyên nhân chính gây ra sự tụt giảm thứ hạng của bạn.

Tôi nhận ra rằng trong một số lĩnh vực hay khía cạnh, sự cạnh tranh đang ngày càng trở nên khốc liệt đến mức các đối thủ cạnh tranh vu khống lẫn nhau bằng những bài đánh giá, bình luận xấu. Hy vọng rằng Google có thể xem xét điều đó.

Nếu bạn có người dùng thực sự để lại các đánh giá xấu về sản phẩm của bạn hoặc phàn nàn về doanh nghiệp của bạn, thì vấn đề này phải được giải quyết nhanh chóng!

Nếu có thể, hãy xây dựng sản phẩm đảm bảo 3 yếu tố E-A-T

Nếu bạn đang bán sản phẩm chế độ ăn uống, thiết bị y tế hoặc một số sản phẩm liên quan đến sức khỏe khác, thì cần phải có thông tin rộng rãi trên website về sản phẩm này.

Bạn có thể cải thiện sản phẩm E-A-T bằng cách tăng cường các bài đánh giá, tạo các cuộc thảo luận và có một sản phẩm tốt đến mức mọi người thực sự muốn share bài/comment về nó.

Xóa hoặc chỉnh sửa các Content bị có điểm E-A-T thấp

Một vài content có điểm E-A-T thấp không ảnh hưởng trực tiếp đến điểm E-A-T của các trang khác, nhưng có thể ảnh hưởng xấu đến toàn bộ điểm số website nói chung.

Chính vì vậy, trong phần lớn các trường hợp, bạn nên xóa các trang có điểm E-A-T thấp và có ít lượng truy cập.

Mặt khác, các trang có lượng traffic lớn nhưng lại điểm E-A-T thấp nên được bạn chăm chút đặc biệt. Việc xóa bỏ các trang này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của website, trong khi việc giữ lại chúng là nguyên nhân một phần khiến website bị kìm hãm.

Cách tốt nhất chính là hãy nhờ một tác giả có chuyên môn, danh tiếng vào content của các trang này và chỉnh sửa lại một phần hoặc viết lại toàn bộ content trên trang.

Một số trang dù không có tác giả cụ thể, xác định nhưng vẫn có điểm E-A-T cao bởi vì content đề cập đúng với mục tiêu của trang web, hoặc là nguồn content chính (primary source).

Chú ý đến an ninh kỹ thuật website

Sự tin cậy của trang web không chỉ dựa vào danh tiếng của tác giả hay độ chính xác, chuyên môn của thông tin.

Nó còn là về an ninh.

Cụ thể, “Trang mua sắm thanh toán không có kết nối an toàn” không có site wide HTTPS chính là ví dụ điển hình bị Google xếp hạng thấp.

Hiện tại, Chrome đã đánh dấu tất cả các trang HTTP là “Không an toàn” (Not Secure), các trang không có chứng chỉ SSL và không tự động chuyển hướng sang URL có HTTPS.

Vì vậy, hãy trang bị cho website mình site wide HTTPS nếu bạn chưa có nhé!

LỜI KẾT

Tóm lại tất cả những điều trên, tôi muốn chia sẻ với bạn rằng đây chính là tất cả những thứ khá khó khắc phục trừ khi bạn thực sự muốn có cho mình một website đáng tin cậy và hữu ích nhất trong lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, bạn sẽ có thể ngạc nhiên vì điều này….

100% các dự án có Entity của Vidcogroup đều an toàn, thậm chí là tăng trưởng mạnh mẽ.

Chỉ có 4 dự án bị ảnh hưởng nhẹ sau đợt update 1/8 này vì đang trong quá trình hoàn thiện Entity.

Entity chính là thứ bạn cần lúc này!

Hiển nhiên là vậy vì đây là phương pháp được tạo ra dựa trên nền tảng E-A-T hay còn gọi là T (Trust) – T (Theme)- T(Traffic) điều mà Google mong muốn. Cho dù bao nhiêu lần Google update sắp tới đi nữa thì với Entity bạn sẽ an toàn.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết liên quan:

  1. Crawl là gì? Cách hoạt động của Crawl trong SEO Web
  2. Pagination là gì? Hướng dẫn chi tiết cách phân trang từ A-Z
  3. Thuật toán Google Hummingbird là gì? Một số điều bạn cần phải biết.
  4. SEO Onpage là gì? Hướng dẫn SEO Onpage từ cơ bản đến nâng cao.

Author

nguyendaihai