SEO

Phân tích website: Vì sao bạn không nên tin tưởng 100% công cụ phân tích website!

Tôi hiểu rằng, sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ giao diện website, content. Lúc này, bạn sẽ bắt đầu gặp phải khó khăn trong việc tìm ra cách nghiên cứu từ khóa lẫn việc phân tích website của đối thủ cạnh tranh trong Search Engine Optimization.

Bạn sẽ không thể biết rằng mình sẽ phải đầu tư đâu và sẽ phải tốn bao nhiêu chi phí; thời gian hay công sức vào một số bộ từ khóa nhất định. Để bạn có thể chiến thắng đối thủ cạnh tranh và cho phép bạn leo lên được vị trí top 1 Google trong thị trường kinh doanh của bạn.

Ở đây tôi để cho bạn xem cách phân tích website đối thủ cạnh tranh trong SEO mới nhất 2021. Trước khi chúng ta đi vào vấn đề chính, tôi cũng sẽ nói một thông tin lưu ý nhỏ bạn cần phải biết dưới đây!

Bắt đầu thôi!

Phân tích website để làm gì?

Trước khi bạn đi vào vấn đề chính của bài chia sẻ ngày hôm nay, tôi muốn đề cập đến những lợi ích thiết thực mà việc phân tích website sẽ mang đến cho doanh nghiệp để bạn thực sự có thể hiểu được tầm quan trọng của công việc này:

  • Từ việc phân tích website, sẽ cho bạn nguồn dữ liệu, thông tin chi tiết về khách hàng, đối thủ. Mà thông qua các dữ liệu này, bạn có thể đánh giá và đưa ra các chiến lược tiếp cận khách hàng tốt hơn và hoàn hoản hơn đối thủ.
  • Phân tích website giúp bạn có thể thấu hiểu về khách hàng của mình, biết được chính xác hành vi của người dùng khi đến với website. Nội dung nào đang thực sự thu hút họ, nội dung nào đang bị họ bỏ qua để từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp.
  • Phân tích website còn giúp bạn nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan về kết quả từ các chiến lược mà mình đã và đang thực hiện như: SEO, quảng cáo, truyền thông. Từ đó rút ra kinh nghiệm, cũng như có kế hoạch để phát huy hay và cải thiện các chiến lược để ngày càng tối ưu hóa website.
  • Việc phân tích website chính là nền tảng để bạn có thể gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tăng doanh số cho công ty.
phan-tich-website-doi-thu

Không tin tưởng 100% công cụ phân tích website!

Một điều tôi cần bạn phải luôn ghi nhớ, đó chính là …

ĐỪNG BAO GIỜ phụ thuộc hoàn toàn vào một công cụ phân tích đánh giá website hay đánh giá thị trường nào!

Đơn giản bởi vì ngay cả những người SEO dày dạn kinh nghiệm nhất khi tự bản thân họ phân tích đối thủ SEO. Họ cũng không thể nào đưa ra những thông tin đánh giá; nghiên cứu thông tin chính xác 100%. Huống chi đây chỉ là những công cụ phân tích máy móc được tạo ra nhằm mục đích hộ trợ cho việc SEO.

Không những vậy, như tôi đã đề cập ở trên. Mỗi ngày trôi qua, Google đang không ngừng thay đổi, cập nhật những thuật toán tìm kiếm của riêng mình. Trong khi các công cụ phân tích SEO này chỉ phân tích đối thủ SEO cạnh tranh trên thị trường dựa trên số lượng liên kết backlink, điểm DA, PA, DR, UR, TF, CF không thật sự có ý nghĩa.

Bản thân tôi trong quá trình quy trình làm SEO vừa qua luôn cố gắng kiểm tra backlink website chất lượng; kết hợp với việc tìm kiếm cách tối ưu hóa anchor text hiệu quả. Chứ không để tâm nhiều đến các chỉ số trên.

Đánh giá độ chính xác của các công cụ phân tích website

Tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy bằng ví dụ sau đây

Truy cập vào kwfinder.com, đăng nhập và tìm kiếm từ khóa “dịch vụ seo”. Sau đó chọn địa điểm “Vietnam” và ngôn ngữ “vietnamese” bạn sẽ có được kết quả sau:

Như bạn có thể nhìn thấy, độ khó của thị trường kinh doanh về dịch vụ SEO web chỉ là 28. Nhưng sự thật là tôi bắt đầu làm SEO thị trường này con số này lên đến 45! Bởi đơn giản, các công cụ phân tích này chỉ dựa vào các chỉ số thông tin DA, PA, số backlink được trỏ tới, lượng chia sẻ trên mạng xã hội là chủ yếu.

Nên vì vậy, nếu như trang của đối thủ có chưa MOZ cập nhập DA thì bạn rất có khả năng cao đã nghiên cứu, đánh giá sai hoàn toàn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ở trên là hình ảnh khi website tôi chưa cập nhập DA, và DA còn rất thấp.

Nếu như bạn không biết. Moz hiện nay cập nhập các chỉ số trung bình từ 1-4 tháng, và thậm chí cao hơn. (Gtvseo của tôi phải mất 6 tháng moz mới cập nhập). Vì vậy, đừng quá tin tưởng vào moz nữa nhé!

Và tương tự đối với công cụ Ahrefs cũng vậy, độ khó của “dịch vụ seo” chỉ có 40.

do-kho-tu-dich-vu-seo-tren-ahrefs

Tôi sẽ cho bạn một ví dụ khác về bộ keywords tôi làm đó là về topic liên quan tới “Laptop cũ tphcm”.

do-kho-tu-laptop-cu-tphcm-tren-ahrefs

Như bạn có thể thấy, độ khó của từ khóa “laptop cũ tphcm” được công cụ Ahrefs đánh giá khá là cao với số điểm lên tới 45. Nhưng trên thực tế, khi tôi thực hiện SEO cho bộ từ khóa này lên top 1 thì công sức, thời gian, và chi phí mà đã phải tôi bỏ ra cho nó chỉ bằng 1/3 của từ khóa “dịch vụ seo” có độ khó là 28 ở trên.

Còn tất cả sự “tinh túy” còn lại là cách tôi làm trong backlink và Anchor Text, tôi cũng sẽ nói cho bạn một phần rõ cách tôi làm trong bài viết này. Thành thật mà nói, bạn sẽ chẳng bao giờ thành công được trong SEO nếu như cứ dựa vào những chỉ số, những con số được công cụ phân tích website đối thủ cung cấp.

Bởi vì trong công cụ Ahrefs (lẫn các công cụ phân tích website đối thủ cạnh tranh khác) thì có những chỉ số thông tin bạn nên chú ý nhưng cũng có loại chỉ khiến bạn càng mắc thêm sai lầm nếu tin theo nó.

ket-qua-do-kho-tu-khoa

Cần làm gì để phân tích đối thủ SEO?

Hầu hết những chỉ số trong các công cụ phân tích SEO (bao gồm Ahrefs, Moz, Majestic SEO ,…) đều có thể được bạn dùng SEO blackhat để giúp tăng chỉ số. Đó cũng chính là một trong những lí do vì sao mà website của bạn dù có các chỉ số DA, PA, DR, UR, TF, CF cao hơn hẳn đối thủ nhưng nó vẫn không thể nào lên top được như họ.

Điều quan trọng nhất đó là CÁCH BẠN SỬ DỤNG những chiến lược SEO ra sao? Từ SEO Onpage tới SEO Offpage, chứ không phải bạn tập trung vào những con số của các công cụ phân tích. Đơn giản đó là những yếu tố có thì tốt, những nếu không có thì cũng chẳng sao cả.

Đây cũng chính là điều mà tôi muốn bạn lưu ý đến những ai quan tâm đến cách phân tích đối thủ SEO cạnh tranh trên thị trường phục vụ cho công việc SEO một dự án, SEO cho chính website của bạn, SEO cho sản phẩm thương hiệu kinh doanh và doanh nghiệp của bạn hay lập một kế hoạch quảng cáo Digital Marketing cụ thể nhằm tiếp cận khách hàng.

Bây giờ thì chúng ta bắt đầu ngay thôi, cách phân tích website đối thủ cạnh tranh SEO trong năm 2021.

Tại sao phân tích đối thủ SEO dựa vào SEO Offpage là chủ yếu?

Ở phần này, tôi sẽ tập trung vào việc phân tích chủ yếu dựa trên Offpage SEO, bởi vì những lí do:

  • Tôi KHÔNG QUÁ XUẤT SẮC về lĩnh vực SEO Onpage mà tôi chỉ GIỎI NHẤT ở Offpage SEO. Nếu bạn đã theo dõi tôi trong một khoảng thời gian dài, bạn có thể biết được rằng vào thời điểm mà vidcogroup lên top từ “dịch vụ seo”, nó có rất ít lượt truy cập của khách hàng đến website và đa phần trong số đó đều là do tôi tự truy cập.

Đơn giản là bởi vì tôi chỉ có duy nhất một bài giới thiệu về dịch vụ của mình. Mà không có bất kì một blog, tin tức hay cấu trúc trang web gì. Khác hẳn với thời điểm hiện tại, khi tôi đã bắt đầu tạo dựng những content trên website để xây dựng thương hiệu.

Nếu bạn chỉ áp dụng SEO Onpage thì cách này sẽ hiệu quả với những lĩnh vực có tính cạnh tranh trung bình và thấp. Tuy nhiên, ở các lĩnh vực cạnh tranh cao bạn khó lòng có thể đưa được những từ khóa lên top được.

Tính tới thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, Google khẳng định rằng backlink là yếu tố quan trọng nhất quyết định thứ hạng của từ khóa SEO.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Tham khảo bài viết:

  1. Thuật toán Google Hummingbird là gì? Một số điều bạn cần phải biết.
  2. Google Pagerank là gì? Cách tăng cường PageRank cho Websit của bạn
  3. Google Sandbox là gì: Và sự thật lý do tại sao website của bạn bị kìm hãm & cách hóa giải
  4. Cấu trúc Website là gì: Cách xây dựng một trang Web chuẩn SEO (Phần 1)

Author

nguyendaihai