Chưa được phân loại

D2C là gì? Hướng dẫn cách xây dựng mô hình D2C để tăng giá trị thương

Là 1 mô hình mới đang trong gia đoạn phát triển nhưng lại mang đến hiệu quả rất tốt cho các thương hiệu trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng, giúp các thương hiệu thấu hiểu được tâm lý của khách hàng và kịp thời có cho mình những thay đổi về chiến lược phát triển sản phẩm. D2C hiện đang là mô hình kinh doanh đầy tiềm năng, minh chứng thành công trong việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh trong thời đại công nghệ mới. D2C là gì? Điều gì tạo ra sự khác biệt của mô hình D2C so với các mô hình kinh doanh truyền thống? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây: 

D2C là gì?

D2C là viết tắt của cụm từ Direct to customer, đây là hình thức bán hàng trực tiếp từ người bán đến người mua thông qua các website, cửa hàng chính hãng, mà không cần phải thông qua các kênh trung gian như đại lý, cửa hàng bán lẻ, nhà phân phối… Các thương hiệu D2C sở hữu toàn bộ hệ thống chuỗi giá trị khách hàng của mình, nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thiết kế, sản xuất, marketing và phân phối.

d2c-la-gi

Thông thường, một trình tự D2C sẽ là khách hàng truy cập vào đường link phân phối sản phẩm và đặt mua hàng mà họ đã chọn, nhân viên call center sẽ gọi điện xác nhận đơn hàng đó và chuyển đổi trạng thái thành đặt hàng thành công và bạn sẽ được tính hoa hồng cho mỗi đơn hàng thành công đó. Tiền hoa hồng cho mỗi sản phẩm thường khá cao và có sự chênh lệch tùy thuộc vào mặt hàng kinh doanh.

So với những cách làm marketing khác trong việc định hướng chiến lược phát triển thương hiệu, D2C tối ưu chi phí và mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thiết lập và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.

Tại sao bạn nên áp dụng mô hình D2C?

Người dùng yêu cầu ngày càng ưu tiên các trải nghiệm dịch vụ tốt

Ngày càng có nhiều thương hiệu và các sản phẩm mới được ra đời, sự phổ biến của các trang mạng xã hội và các dịch vụ mới khiến cho người tiêu dùng có cho mình nhiều lựa chọn hơn trong việc mua bán sản phẩm, những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và dịch vụ về một trải nghiệm tốt là những gì người tiêu dùng đang mong đợi ngày nay.

xu-huong-marketing-2021-trai-nghiem-khach-hang

Đối với các doanh nghiệp, việc nâng cao được trải nghiệm của khách hàng là 1 trong những điều quan trọng nhất giúp doanh nghiệp của bạn có thể tồn tại lâu dài trên thị trường. Bởi chỉ cần khách hàng của bạn có cho mình 1 vài trải nghiệm không tốt điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và sự phát triển thương hiệu trong tương lai. Nâng cao trải nghiệm của người dùng được xem là ‘cuộc chiến mới’ cho các thương hiệu mà ở đó những thương hiệu nào làm tốt điều này hơn mới có khả năng thu hút và giữ chân được khách hàng của mình.

Hiểu được D2C là gì có thể thấy mô hình D2C có lợi cho các nhà sản xuất, đặc biệt là những nhà sản xuất bán hàng thông qua hệ thống các đại lý bán lẻ, nhờ mô hình này mà họ sẽ biết được khách hàng của mình có cảm thấy hài lòng về chất lượng và dịch vụ khi truy cập vào 1 cửa hàng hay 1 trang web khi mua sắm hay không, từ đó các công ty sẽ hiểu hơn về quy trình, hành vi mua sắm của người tiêu dùng để có những thay đổi chiến thuật tiếp thị và bán hàng hợp lý.

Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và khách hàng

Một trong những lợi ích mà mô hình D2C mang lại đó chính là giúp các doanh nghiệp của bạn có thể làm chủ được chuỗi cung ứng sản phẩm: sản xuất, vận hành và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, giúp các nhãn hàng kiểm soát được chất lượng và dịch vụ của mình khi sản phẩm đến với người dùng. Thông qua những trải nghiệm trực tiếp với người tiêu dùng sẽ giúp các thương hiệu có thể thiết lập và duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng, nâng cao uy tín và kịp thời có cho mình những thay đổi để phù hợp với xu hướng và thị hiếu tiêu dùng hơn.

duy-tri-moi-quan-he-khach-hang
+

Tuy nhiên không phải nhãn hàng nào cũng áp dụng được mô hình D2C và đều mang lại những hiệu quả tích cực bởi mô hình này nếu như doanh nghiệp ứng dụng không khéo sẽ dễ gây ra xung đột với các kênh bán hàng trung gian hiện tại. Để có thể hạn chế được những rủi ro đó, các doanh nghiệp nên xác định rõ dòng sản phẩm nào của mình sẽ phù hợp với mô hình D2C hoặc phân loại phân khúc khách hàng phù hợp với mô hình này.

Tận dụng D2C như một kênh nghiên cứu thị trường

Mô hình D2C được xem là phương án thử nghiệm an toàn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hàng tiêu dùng (FMCG). Thay vì việc họ phải nghiên cứu thị trường, sản xuất và ra mắt những sản phẩm mới thì với D2C, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiếp thị, tiềm năng của sản phẩm mới nhờ lượng thông tin có thể chủ động kiểm soát hoàn toàn. Từ đó sẽ đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm đúng đắn hơn với các đại lý và hệ thống bán lẻ.

D2C cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu người dùng

Như đã được tôi đề cập đến trong phần trên, một trong những ưu điểm nổi bật nhất của mô hình D2C chính là việc nó là giúp các nhãn hàng thu thập được khối lượng lớn dữ liệu khách hàng từ đó giúp nâng cao được trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý, không phải những dữ liệu mà bạn thu thập được từ mô hình D2C đều thể hiện được cái nhìn toàn cảnh về hành vi của người tiêu dùng, nó chỉ có thể nói lên 1 bộ phận (phân khúc) khách hàng nhất định trong gói sản phẩm của bạn mà thôi. Quan trọng hơn, từ những dữ liệu mà bạn đã thu thập được sẽ giúp các doanh nghiệp thấu hiểu hành vi người tiêu dùng và có chiến lược mới trong việc phát triển hoạt động kinh doanh, cân nhắc sử dụng mô hình D2C với nhóm sản phẩm và đối tượng khách hàng hợp lý.

Cơ hội và thách thức của mô hình D2C

Cơ hội

  • Lợi thế hàng đầu khi bạn sử dụng mô hình D2C đó chính là giảm thiểu được phần lớn ngân sách khi phân phối sản phẩm tới các đại lý hệ thống, nâng cao uy tín và sự tin cậy của khách hàng về sản phẩm chính hãng.
  • Với các doanh nghiệp đang sử dụng mô hình D2C thì bạn cần phải nắm rõ được data của khách hàng, nhân khẩu học cũng như thói quen mua sắm tiêu dùng của họ để chủ động trong việc nghiên cứu, thu thập được dữ liệu chính xác nhất, làm tiền đề cho việc phát triển, thiết kế, sản xuất các sản phẩm mới phù hợp với xu hướng người dùng.
  • Từ kết quả thu được từ mô hình D2C, các doanh nghiệp sẽ có hướng điều chỉnh chiến lược kinh doanh hợp lý, nâng cao trải nghiệm khách hàng, nâng tầm chuyên nghiệp cho thương hiệu.
  • Tối ưu hóa hiệu quả quản lý nhanh chóng và chặt chẽ các kênh truyền thông của doanh nghiệp

Thách thức

Thách thức của Mô hình D2C là gì thì đầu tiên, đây vẫn còn là một mô hình khá mới nên nó vẫn chưa nhận được sự tin dùng cao của nhiều thương hiệu, các doanh nghiệp vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc triển khai, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu tạo chuyển đổi. Mô hình này đã tạo ra “một cuộc chơi mới” đó là cuộc chơi về gia tăng trải nghiệm của người dùng đồng nhất đến khách hàng cũng như tăng khả năng cạnh tranh giữa các thương hiệu trên thị trường. Ở đó, doanh nghiệp nào có sản phẩm, dịch vụ tốt, kiểm soát hoạt động kinh doanh hiệu quả và đặc biệt là mang đến trải nghiệm tiêu dùng hoàn hảo cho khách hàng, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế nhất định và phát triển lâu dài.

Doanh nghiệp bán lẻ sử dụng mô hình D2C như thế nào

Hiện nay, để có thể cạnh trong khi mà thương mại điện tử vô cùng phát triển thì doanh nghiệp bán lẻ sẽ phải bắt kịp xu hướng sử dụng dữ liệu và chiến lược đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy 64% người tiêu dùng thấy nhà bán lẻ không hiểu nổi bản thân họ. Chính vì thế, đây là thời điểm thích hợp để nhà bán lẻ thích ứng với sự phát triển, cá nhân hóa mà mô hình D2C sở hữu.

Thế nhưng Affiliate là việc quảng cáo dựa vào các Publisher để quảng bá sản phẩm. Publisher có thể chạy các hình thức Digital Marketing và nhận được hoa hồng khi người dùng mua hàng qua link tiếp thị của họ. Để tối đa hóa khả năng mua hàng của người dùng thì Publisher sẽ chạy các chiến dịch quảng cáo dựa trên nền tangr traffic như website, mạng xã hội,…

Dưới đây là các giá trị cốt lõi của Affiliate Marketing trong chiến lược D2C của doanh nghiệp

  • Tác động có ảnh hưởng tới hành trình khách hàng
  • Hiểu insight khách hàng
  • Ứng dụng công nghệ vào kế hoạch marketing của doanh nghiệp
  • Đo lường hiệu quả chiến lược marketing

TOP những thương hiệu D2C hot nhất hiện nay trên thế giới

Nike

chien-luoc-d2c-cua-nike

Đây là một trong những thương hiệu lớn trên thế giới với thế mạnh về các sản phẩm thời trang thể thao, là ví dụ điển hình trong việc ứng dụng mô hình D2C hiệu quả.

Nhờ D2C, Nike đã đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng của mình nhờ dữ liệu mà hãng đã thu thập được, liên tục phát triển và duy trì vị thế số 1 về thương hiệu hàng đầu trên thị trường. Khi thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến hơn, những dữ liệu như khách hàng vào website, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, mua hàng,… sẽ có ý nghĩa rất lớn để doanh nghiệp như Nike để thấu hiểu hành vi khách hàng từ đó có những chiến lược kinh doanh tại các cửa hàng chính hãng, mạng xã hội, ứng dụng riêng của hãng.

Reformation

chien-luoc-d2c-cua-reformation

Đây là 1 thương hiệu quần áo phụ nữ tại Mỹ, là 1 trong những ví dụ điển hình thành công nhờ việc ứng dụng mô hình D2C. Các sản phẩm của Reformation được làm hoàn toàn từ các vật liệu hữu cơ hoặc tái chế, được phân phối trong bao bì chắc chắn, phong cách quần áo hiện đại và thời trang. Nhưng để tồn tại và lu mờ giữa vô vàn các thương hiệu thời trang khác, Reformation đã chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình sang D2C, nhờ vậy thương hiệu này đã ‘kết nạp’ được 1 khối lượng lớn khách hàng thân thiết cho hãng nhờ vào các giá trị mà nó đại diện.

Nanit

chien-luoc-d2c-cua-nanit

Nanit là 1 thương hiệu với sản phẩm chính là các thiết bị theo dõi giấc ngủ của em bé, loại hàng hóa rất phổ biến trên thị trường giúp bố mẹ có thể yên tâm thực hiện những công việc riêng. Tuy nhiên, Nanit đã chứng minh rằng đây là một phân khúc rất hiệu quả để áp dụng cách tiếp cận mô hình D2C với người tiêu dùng. Với nguồn vốn 30 triệu đô la, công ty đã tạo ra một sản phẩm mới vô cùng chất lượng, được hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến, Nanit đánh bại các đối thủ khác bằng cách kết hợp dịch vụ được cá nhân hóa với một sản phẩm chủ lực trong một thời gian dài, đưa tên tuổi Nanit lọt Top những thương hiệu D2C thành công trên thế giới.

HIMS

chien-luoc-d2c-cua-HIMS

HIMS là một ví dụ điển hình trong việc thiết kế bao bì tuyệt hảo, là một trong những thương hiệu D2C tốt nhất trong ngành công nghiệp mỹ phẩm với các sản phẩm chủ yếu dành riêng cho phái mạnh như trị hói đầu, kích ứng da và thậm chí rối loạn cương dương. Tất cả đều được HIMS cung cấp trực tiếp và được đóng gói trong một thẩm mỹ tối giản, hãng tiếp cận khách hàng 1 cách nhẹ nhàng và cởi mở về các vấn đề nhạy cảm, tạo sự tin tưởng giúp người tiêu dùng tìm đến và chia sẻ những câu chuyện riêng thầm kín. HIMS không chỉ là 1 thương hiệu D2C thành công mà còn là chuyên gia tư vấn tin cậy với khách hàng.

Away

chien-luoc-d2c-cua-Away

Khi nhu cầu du lịch của khách hàng ngày càng nhiều, đây chính là cơ hội cho các hãng hàng không cũng như các thương hiệu như Away tăng trưởng. Away với các sản phẩm chính về túi du lịch cá nhân, vali cỡ trung, cho phép khách hàng của họ dùng thử bất kỳ chiếc vali nào mà họ thích trong vòng 100 ngày. Sau đó, họ sẽ cung cấp bảo hành trọn đời cho mỗi sản phẩm mà khách hàng mua. Với mô hình D2C giúp Away dễ dàng nâng sản phẩm của mình lên tầm cao mới mà không cần phải cắt giảm lợi nhuận, không chỉ nằm trong Top đầu các thương hiệu vali uy tín hàng đầu trên thị trường, Away còn trở thành 1 trong những thương hiệu ứng dụng D2C thành công trên thế giới.

Kết luận

Trên đây là những thông tin tổng quan chung về mô hình D2C là gì. Tuy rằng đây là mô hình hoàn toàn mới trong những năm gần đây nhưng những gì mà nó có thể đem lại cho doanh nghiệp thì không thể phủ nhận, đặc biệt với các thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng… bằng việc loại bỏ những khâu bán lẻ trung gian để đưa sản phẩm đến trực tiếp với người tiêu dùng.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết cùng chủ đề:

  1. Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
  2. Chiến lược phát triển Email Marketing năm 2021 phần 1.
  3. Cách xây dựng chiến lược Content Marketing mới nhất 2021
  4. Google Map là gì? Cách xây dựng chiến lược SEO Google Map hiệu quả.

Author

nguyendaihai