
Mục Lục
Tại sao có rất nhiều người đầu tư thời gian và cả tiền bạc để xây dựng một công ty mới nhưng lại không tìm được khách hàng? Nếu bạn đang muốn thu hút khách hàng, bạn cần phải chủ động tìm kiếm họ và cho họ thấy được sự tồn tại của bạn. Cách duy nhất để bạn có thể làm được điều này chính là xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả và vững chắc.
Vậy liệu bạn đã hiểu đúng về khái niệm chiến lược marketing là gì? Và làm sao để xây dựng chiến lược marketing online hiệu quả?
Cùng xem ngay bài viết!
Chiến lược marketing là gì?

Bạn có thể hiểu đơn giản là: chiến lược marketing là một kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp công ty đạt được mục tiêu tiếp cận người dùng và quảng bá thương hiệu của công ty. Đồng thời cố gắng chuyển đổi họ trở thành khách hàng tiềm năng của công ty.
Các chiến lược marketing của công ty thường bao gồm:
- Value proposition (tuyên bố giá trị của doanh nghiệp)
- Thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến người dùng
- Các thông tin liên quan đến khách hàng tiềm năng
- Phương pháp thực hiện
Lý do vì sao bạn nên xây dựng chiến lược marketing online
Theo nghiên cứu của Smart Insights:
Có 56% thương hiệu không có chiến lược marketing online hiệu quả. Và có 26% thương hiệu có marketing chiến lược nhưng lại hoạt động không hiệu quả.
Nhìn vào số liệu trên bạn có thể thấy hơn một nửa các công ty không thể tiếp cận được khách hàng. Bởi vì khách hàng chưa bao giờ biết đến sự tồn tại của họ trên thị trường.
Nếu không xây dựng chiến lược marketing cho những sản phẩm mới, công ty của bạn sẽ dần mất phương hướng. Và sẽ lãng phí tiền bạc cho các kênh marketing nhưng không mang lại hiệu quả. Cũng như bạn sẽ dần đánh mất hết những khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ cạnh tranh.

Và, không quá khó để có thể xây dựng được chiến dịch marketing hiệu quả dành riêng mình. Dưới đây là 5 bước để thiết lập kế hoạch marketing phù hợp với công ty của bạn.
5 Cách xây dựng chiến lược marketing online hiệu quả nhất 2021
1. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Để có thể xây dựng chiến lược được một chiến dịch marketing hiệu quả, bạn cần phải xác định se đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng tới là ai. Bạn sẽ nhận lại được lợi nhuận từ việc đầu tư vào chiến lược Marketing này?
Để chiến dịch đạt được hiệu quả cao nhất, bạn phải tạo thói quen cho khách hàng. Bằng cách tạo cho khách hàng cảm giác mọi vấn đề mà họ đang gặp phải sẽ được giải quyết nếu họ sử dụng sản phẩm của bạn.
Hãy thử hình dung những khách hàng lý tưởng của bạn sẽ trông như thế nào. Hãy bắt đầu đưa ra những chi tiết và tạo ra danh sách nhân khẩu học của những khách hàng tiềm năng. Ví dụ:
- Vị trí của khách hàng
- Độ tuổi của khách hàng
- Giới tính của khách hàng
- Sở thích của khách hàng
- Trình độ học vấn của khách hàng
- Công việc: Lĩnh vực nào ? chức danh của họ?
- Mức thu nhập của khách hàng
- Tình trạng hôn nhân của khách hàng
- Ngôn ngữ họ có thể sử dụng
- Những trang wed khách hàng thường xuyên truy cập
- Động lực mua hàng: Tại sao họ lại nên mua sản phẩm của bạn.
- Mối quan tâm của khách hàng khi mua hàng
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chi tiết cách nghiên cứu nhu cầu của khách hàng
Tầm quan trọng của xây dựng thói quen khách hàng
Xây dựng thói quen khách hàng là một phần trong kế hoạch marketing. Nó không đơn thuần chỉ là việc bạn liệt kê nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu.
Bạn cũng cần phải hiểu rõ insight của khách hàng tiềm năng của mình, thậm chí là phải hiểu rõ như những người bạn thân với nhau. Có thể hẹn nhau đi ăn chơi vào mỗi dịp cuối tuần. Nếu bạn có thể tương tác với họ như những người bạn với nhau, họ chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên.
Cách tìm hiểu thói quen khách hàng
Bạn có thể xác định được thói quen của người mua bằng cách xem xét lại tất cả các khách hàng trung thành mà bạn đang có. Phỏng vấn họ trong vòng 5 phút và đưa ra một số khảo sát đơn giản. Bạn cũng có thể phỏng vấn những người không phải là khách hàng của bạn nhưng họ lại rất giống với chân dung khách hàng của bạn.
Tìm cách để khuyến khích để mọi người trả lời phỏng vấn của bạn. Bạn cũng có thể đưa ra những sản phẩm được giảm giá hoặc miễn phí. Mục tiêu cuối cùng vẫn là xác định xem họ có nhu cầu và nghĩ gì khi sử dụng sản phẩm của bạn.
Bạn càng dành nhiều thời gian để tìm hiểu thói quen của khách hàng thì chiến dịch marketing của bạn càng thành công. Khi bạn đã hoàn thành xong bước xác định thói quen của khách hàng giờ là lúc bạn đi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Có thể bạn quan tâm: Cách xây dựng chiến lược Content Marketing mới nhất 2021
Việc lựa chọn và xây dựng một chiến lược marketing online hiệu quả và bền vững là yếu tố quyết định đến sự thành công của công ty của bạn.
Vời thời buổi công nghệ 4.0 cho dù sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt đến đâu nhưng khách hàng không biết đến sự tồn tại của bạn thì bạn sẽ chẳng thể có doanh thu. Khách hàng sẽ không tự nhiên mà biết đến bạn. Do đó, bạn sẽ phải biết tìm cách thu hút được sự chú ý của họ.
Phát triển chiến lược marketing đỉnh cao sẽ giúp bạn có được những định hướng mới, cũng như biết được những việc cần làm. Để thu hút được khách hàng tiềm năng.

Chẳng có một công ty nào tồn tại mà không có đối thủ cạnh tranh. Trừ khi thương hiệu của bạn quá tệ hại mới không có ai cạnh tranh với bạn. Chắc chắn bạn sẽ thấy mỗi đối thủ cạnh tranh thường có những ý tưởng riêng để thu hút được khách hàng tiềm năng .
Đó là lý do tại sao việc nghiên cứu chiến thuật quảng cáo của đối thủ lại quan trọng như thế. Bạn không thể đi sao chép những thứ của đối thủ, nhưng bạn có thể:
- Tìm hiểu những việc họ làm và cố gắng tối ưu những điều đó
- Tìm những cơ hội mà đối thủ của mình chưa khai thác
Nếu bạn không có được một mối quan hệ tốt với những đối thủ khác trong cùng lĩnh vực của bạn. Thì bạn cũng nên dành thêm thời gian để nói chuyện và trao đổi các chiến dịch marketing của mình với những người chuyên gia trong lĩnh vực này. Điều này sẽ giúp bạn có được những sự góp ý cũng như hiểu được đối thủ của mình đang nghĩ gì.
Tìm hiểu chiến lược marketing online của đối thủ
Để có thể hiểu được chiến lược marketing bạn có thể đăng ký email để nhận được thông báo và các chương trình khuyến mãi từ đối thủ của mình từ đó phân tích chiến lược marketing qua email của họ. Điều này vừa giúp bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về cách quảng cáo sản phẩm của họ cũng như chiến thuật email marketing của đối thủ từ đó biết họ mắc những sai lầm ở đâu và họ đã bỏ qua những khách hàng tiềm năng nào.
Bạn cũng có thể tìm hiểu xem họ có giới thiệu sản phẩm tới khách hàng hay không. Nếu có, hãy xem xét cách mà họ đã giới thiệu nó. Hoặc nếu họ đang cố thu hút sự quan tâm từ những khách hàng tiềm năng cho sản phẩm tương tự như của bạn. Hãy quan sát xem họ thực hiện điều đó như thế nào.
3. Chọn các kênh marketing của bạn
Có rất nhiều cách để bạn truyền đạt được thông điệp marketing của mình tới những khách hàng tiềm năng.
- Bạn có thể quảng cáo truyền thống, quảng cáo trên các mặt báo hoặc trên bảng quảng cáo.
- Bạn cũng có thể thử các chiến thuật marketing hiện đại hơn như SEO hoặc Marketing nội dung.
Dù bạn sử dụng cách nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần tìm ra kênh marketing mà bạn nên sử dụng. Kênh quảng cáo nào tạo chuyển đổi cao nhất dễ tiếp cận được khách hàng tiềm năng nhất. Để biến đối tượng xem thành những khách hàng thực sự của công ty.
Bạn có thể nhắm vào mọi nhóm đối tượng mà bạn thích và áp dụng cách tiếp cận Scattergun (hoặc Shotgun, tức không nhắm vào một nhóm đối tượng nào cụ thể) . Nhưng cách tiếp cận này sẽ làm lãng phí đi nguồn tài nguyên quý giá của bạn trên các kênh quảng cáo không hiệu quả.
Để có thể tiết kiện chi phí cũng như tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng, bạn phải xác định được chân dung cũng như nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
Đừng bao giờ nỗ lực rót tiền vào một kênh nào đó chỉ vì bạn cảm thấy bạn nên sử dụng nó. Sẽ rất mất thời gian để bạn có thể tìm ra được kênh marketing phù hợp. Do đó, đừng quá căng thẳng nếu bạn không thể tìm ra nó ngay lập tức.
Có thể bạn quan tâm: Cách xây dựng nền tảng bán hàng đa kênh bền vững và hiệu quả

Các kênh marketing online
3 Cách tiếp cận thường được các công ty sử dựng để tìm kiếm được kênh marketing hiệu quả là: Media tự xây dựng, media lan truyền và media trả tiền cho quảng cáo.
Mỗi cách trên đều đóng vai trò quan trọng trong chiến lược digital marketing. Bạn cần phải biết cách kết hợp cả 3 cái này lại với nhau để có thể có cái nhìn bao quát nhất là kế hoach marketing của mình.
Nguyên tắc chung là tuân theo tỷ lệ 2:1:1 trước khi bạn bắt đầu marketing chiến lược của mình:
- 2 media tự xây dựng
- 1 media lan truyền
- 1 media trả tiền quảng cáo
4. Chia nhỏ phễu bán hàng của mình

Cách tốt nhất để giúp bạn xây dựng được một chiến dịch marketing hiệu quả và tìm ra những chiến thuật cũng như các kênh marketing online chính là việc bạn chia nhỏ phễu bán hàng của bạn.
Mọi phễu bán hàng đều phải đáp ứng được 4 tiêu chí sau: Thu hút, Sở thích, Mong muốn và Hành động.
Ở dưới đáy của phễu này sẽ là những người hoàn toàn không quan tâm đến thương hiệu của bạn. Và bạn đang muốn tìm cách để thu hút nhận thức cũng như sự quan tâm của họ. Sau đó, bạn cần phải tìm cách để biến họ trở thành khách hàng tiềm năng bằng cách tạo ra nhu cầu cho họ . Cuối cùng là bạn sẽ tận dụng nhu cầu đó để bắt họ hành động. Có thể là đăng ký địa chỉ email tốt nhất là mua sản phẩm mà bạn đang cung cấp.
Việc chia nhỏ hành trình của khách hàng sẽ giúp bạn tìm ra được những điểm yếu trong phễu bán hàng. Nhờ đó, bạn có thể chỉnh sửa phễu bán hàng của mình đi đến những giai đoạn hành động cuối cùng.
Có thể bạn quan tâm: Phễu Marketing và 4 bước để chuyển đổi khách hàng tiềm năng 2021
5. Thiết lập mục tiêu trong chiến lược marketing SMART
Đọc đến đây có lẽ bạn đã hiểu được cốt lõi của chiến lược marketing là gì rồi. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu thành công của một chuyến dịch marketing đó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn.
Bạn muốn có nhiều khách hàng hơn những bạn cũng muốn những khách hàng đó là những khách hàng chất lượng. Bạn không biết chiến lượng marketing hiệu quả như thế nào? Những thành công bước đầu là gì?
Một số ví dụ về những mục tiêu marketing không hiệu quả:
- Xếp hạng Top 1 trên Google.
- Mở rộng số lượng email trong list email database
- Nhiều người biết đến sản phẩm vừa mới ra mắt.
Những mục tiêu marketing trên thực sự là không thể trong một thời gian ngắn, đồng thời chúng cũng không khả thi.
Do đó, bạn nên tạo ra mục tiêu Marketing SMART, đại diện cho:
- S – Specific: kế hoạch cụ thể, chi tiết
- M – Measurable: đo lường được, có số liệu để cân đo
- A – Attainable: có khả năng thực hiện được trong tương lai gần
- R – Relevant: có liên quan đến sứ mệnh của doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp
- T – Time frame: có khung thời gian để thực hiện
Nói cách khác, mục tiêu marketing của bạn cần phải cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, có sự liên quan và thêm deadline để thực hiện
Bằng cách đặt ra mục tiêu marketing SMART, bạn có thể đảm bảo mục tiêu của chiến dịch marketing sẽ phù hợp với mục tiêu kinh doanh cũng như chi phí mà bạn bỏ ra. Rất dễ để có thể theo dõi chúng. Cả nhóm của bạn cũng có thể sử dụng những số liệu cụ thể để theo dõi mức độ thành công của một chiến dịch marketing.
Các mục tiêu marketing SMART:
- Danh sách email có được 70.000 người đăng ký nhận bản tin vào cuối năm 2022
- Xếp top 1 cho từ khóa “dịch vụ seo” trước năm 2022.
- Theo dõi và đo lường lượt tải xuống và doanh số của một loạt các ebook trong 3 tháng.
Bằng cách tạo ra những mục tiêu marketing như thế, bạn có thể dễ dàng hình dung được những gì mà mình cần phải làm. Cũng như đảm bảo rằng chiến lược marketing được tập trung và luôn đi đúng hướng.
Và nếu có thể, bạn cần thay đổi và điều chỉnh chiến lược vượt trước thời gian.
Cách tạo chiến lược marketing chất lượng

Trước khi bạn có được một chiến lược marketing online hiệu quả, bạn cần phải xác định xem sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ mang lại giá trị cũng như lợi ích gì cho người dùng. Cũng như sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh.
Bạn cần phải biết nghiên cứu các marketing hiệu quả để hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, thị trường mục tiêu và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận cũng như thu hút người dùng tìm đến sản phẩm của bạn.
Khi đã nghiên cứu xong, bạn cần hoạch định chiến lược marketing bằng cách kết hợp 5 yếu tố (5P) sau:
Product (Sản phẩm)
Bạn đang bán cái gì? Các đặc điểm nổi bật của sản phẩm của bạn hơn đối thủ là gì? Tính độc đáo của dịch vụ của bạn?
Price (Giá)
Sản phẩm hay dịch vụ của bạn đáng giá bao nhiêu? Mức lợi nhuận nhận mà bạn thu được là bao nhiêu nếu bán ở mức giá đó? Số tiền mà khách hàng bỏ ra có tương xứng với những gì họ nhận được?
Place (Địa điểm)
Họ có thể tìm mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn ở đâu? Họ sẽ mua ở văn phòng của bạn hay là những nơi nào mà khách hàng có thể mua. Nếu bạn đang bán ở nhiều nơi thì những nới này nên cộng phần trăm doanh thu từ tất cả các nơi.
Ví dụ như chiến lược marketing online của bạn là gì? Địa điểm bán hàng của bạn ở đâu? Việc giao dịch sẽ diễn ra thế nào? Chi phí nhận sản phẩm hay dịch vụ của khách hàng là bao nhiêu? Chính sách đổi trả sau khi bán như thế nào?
Promotion (Khuyến mãi)
Cũng giống như chiến lược giá trong marketing (Price), bạn phải nắm được một số vấn đề. Làm sao để khách hàng biết đến công ty bạn, từ đó biết đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn? Làm sao để chuyền tải được những thông tin về sản phẩm của bạn đến khách hàng? Bạn có thể đưa ra các ưu đãi để thu hút khách hàng đến với sản phẩm của bạn.
People (Con người)
Trong tất cả các công việc yếu tố con người luôn luôn là quan trọng nhất. Công việc của họ có thể là (nhân viên bán hàng, trợ lý,…)? Công việc của họ sẽ là (ví dụ bán hàng qua điện thoại, dịch vụ khách hàng)? Trình độ và Kinh nghiệm của họ sẽ trợ giúp được những gì cho doanh nghiệp của bạn?
Có thể bạn quan tâm: Xu hướng Marketing Facebook năm 2021
Kết luận
Để có thể tiếp cận và thu hút được thật nhiều khách hàng tiềm năng, bạn cần phải có hoạch định chiến lược marketing để có thể có cái nhìn tổng thể nhất cho công ty mình. Bạn hãy linh hoạt điều chỉnh và thay đổi chiến lược marketing của doanh nghiệp theo nhu cầu của khách hàng và thị trường.
Đây là toàn bộ kiến thức tôi muốn chia sẻ về xây dựng chiến lược marketing cho bạn.
Chúc bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.