Chưa được phân loại

Sales executive là gì? Tổng hợp những kỹ năng một Sales Executive giỏi cần phải nắm vững

Sales Executive là những người thúc đẩy sự thành công của các tổ chức bán hàng hóa và dịch vụ. Với những bạn trẻ mong muốn có được sự thăng tiến nhanh trong công việc và khả năng tham gia trực tiếp vào các tác động liên quan đến doanh thu của doanh nghiệp, thì ngành nghề Sales executive là một sự lựa chọn hoàn hảo. Vậy Sales executive là gì và những kỹ năng một Sales executive giỏi cần nắm vững.

Sales Executive là gì?

Sales Executive là quản lý bán hàng, đây là người sẽ thực hiện các việc kinh doanh trong doanh nghiệp. Họ chính là cầu nối liên lạc giữa một tổ chức và khách hàng của mình: là người sẽ trả lời các câu hỏi, đưa ra lời khuyên và giới thiệu sản phẩm mới… Sales Executive có chức năng chính là cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng để mang lại lợi nhuận cho công ty.

Sales Executive có thể xử lý các loại hàng hóa chung, chẳng hạn như các loại hàng hóa trong các cửa hàng bách hóa, hoặc tập trung vào từng khu vực kinh doanh cụ thể của công ty. Đúng như cái tên executive (mang ý nghĩa thực thi), nhiệm vụ của họ tập trung vào quản lý, thực thi hơn là chỉ mua và bán sản phẩm/dịch vụ.

Sale Executive là làm gì

  • Lên kế hoạch phát triển và lập chiến lược theo các mốc thời gian được giao.
  • Triển khai các kế hoạch kinh doanh, theo dõi, đánh giá, báo cáo.
  • Sắp xếp, phân công công việc cho cấp dưới, và hướng dẫn, xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
  • Tham gia các cuộc họp liên quan.
  • Liên hệ các bộ phận liên quan để làm việc.
  • Báo cáo các công việc theo yêu cầu.

Những nhiệm vụ chính của Sales Executive, mô tả công việc của sales executive?

Nhiệm vụ cơ bản

Nhiệm vụ chính của các Sales Executive chính là việc đặt mục tiêu bán hàng và xác định được cách thức tốt nhất để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra. Tùy thuộc vào từng cấp độ của họ trong một tổ chức, những nhiệm vụ đó có thể được áp dụng cho một bộ phận hoặc cho toàn bộ công ty. Để đạt được mục tiêu ban đầu, các Sales Executive cần phải phân tích các báo cáo bán hàng và khảo sát khách hàng của mình; chuẩn bị ngân sách và dự báo doanh số; và xác định giá bán và các điều khoản trong hợp đồng. Sau khi tìm kiếm và quản lý cơ sở dữ liệu, họ có nhiệm vụ phân loại dữ liệu thành từng nhóm khách hàng phù hợp với những bước tiếp theo.

nhiem-vu-cua-sale-executive

Bán hàng

Mặc dù các Sales Executive thường không bán hàng hóa và dịch vụ, họ vẫn phải thực hiện nhiệm vụ này đối với khách hàng đặc biệt hoặc nếu như nhân viên bán hàng cấp dưới không đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ này. Sales Executive thường dành rất nhiều năm làm ở đại lý bán hàng trước khi họ được thăng chức lên vị trí quản lý. Trong khả năng bán hàng, họ gặp gỡ khách hàng của mình và xác định được nhu cầu của họ đối với hàng hóa và dịch vụ; giới thiệu sản phẩm; và xử lý các giao dịch.

Quản lý và triển khai thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty. Chính Sales Executive phải đưa khách hàng tiềm năng đến công ty thông qua việc sử dụng nhiều quy trình như gọi điện thoại, tạo câu hỏi, xử lý yêu cầu và các chiến thuật bán hàng khác

Chức năng quản lý

Phần lớn của công việc Sales Executive có liên quan đến quản lý nhân viên bán hàng cấp dưới. Quản lý thường phải quảng cáo, phỏng vấn và thuê đại lý bán hàng cho chính doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, quản lý cũng cần phải đảm bảo rằng họ được đào tạo đúng cách và đặt ra các tiêu chuẩn về hiệu suất và hình thúc đẩy nhân viên đạt được các mục tiêu hàng tháng và hàng năm. Để có thể thành công trong công việc, người quản lý cần có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, và kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản tốt.

Để đảm nhận được vị trí Sales executive, chắc chắn người quản lý phải có kinh nghiệm trong nghề sales, phải là người thành thạo các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, nắm bắt được tâm lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, xử lý những tình huống phát sinh.

chuc-nang-quan-ly-cua-sale-executive

Những kỹ năng một Sales Executive giỏi cần nắm vững

Kỹ năng coaching

Coaching (hoạt động huấn luyện) đây là hoạt động quản lý bán hàng số một thúc đẩy hiệu suất bán hàng. Mục tiêu của buổi huấn luyện này là giúp mỗi đại diện bán hàng có thể cải thiện được hiệu suất và đạt được cho mình những tiềm năng thực sự của họ. Những người quản lý bán hàng giỏi cần phải huấn luyện cho mình một đội ngũ bán hàng tiềm năng có thể đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Một người quản lý bán hàng với kỹ năng huấn luyện tuyệt vời sẽ không chỉ thấy hiệu quả bán hàng được cải thiện mà còn ghi nhận được sự tham gia của các đại diện bán hàng tốt hơn, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và cải thiện sự hài lòng trong công việc.

Sự nhạy bén trong kinh doanh

Sự nhạy bén trong kinh doanh được định nghĩa là tư duy kinh doanh quan trọng mà một người quản lý cần phải có để đạt được cho mình mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh còn đòi hỏi cả đại diện bán hàng và quản lý phải có kỹ năng kinh doanh mạnh mẽ. Người quản lý bán hàng cần có khả năng hiểu biết được tất cả các vấn đề liên quan đến kinh doanh phức tạp và giúp đại diện bán hàng thấu hiểu được chiến lược kinh doanh của công ty. Người quản lý bán hàng cần dạy cho nhân viên bán hàng cách đưa ra quyết định khôn ngoan hơn, lên kế hoạch tốt hơn và phân bổ hiệu quả nguồn lực tốt hơn dựa trên nhu cầu của khách hàng và tiềm năng phát triển.

Quản lý hiệu suất

Nếu các vấn đề về hiệu suất không được kiểm soát, doanh số và đạo đức của nhóm kinh doanh có thể bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Người quản lý bán hàng phải là người có kế hoạch kiểm soát và giải quyết được các vấn đề về hiệu suất, từ đó phát triển kế hoạch hành động để khắc phục vấn đề. Một vấn đề quan trọng mà người quản lý bán hàng nếu muốn thăng tiến trong công việc cần luôn phải chú tâm, đó chính là việc liên tục nâng cao hiệu suất cho doanh nghiệp.

Một phần khác của quản lý hiệu suất là chủ động liên lạc với lãnh đạo cấp cao hơn khi có vấn đề về hiệu suất và đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn.

quan-ly-hieu-xuat

Lãnh đạo

Quản lý bán hàng cần phải là người lãnh đạo mạnh mẽ. Chìa khóa để phát triển chính là gắn bó và chia sẻ công việc với đội ngũ đại lý bán hàng của mình. Chính vì những mối quan hệ thân thiết giữa nhân viên và các nhà lãnh đạo, nhóm phát triển kinh doanh sẽ có cho mình một tầm nhìn chung rõ ràng và cứng rắn có thể đem đến thành công cho doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo bán hàng giỏi cần có khả năng giao tiếp, đổi mới, truyền cảm hứng và thiết lập tầm nhìn chung cho đội ngũ bán hàng.

Mức lương của Sale Executive là bao nhiêu

Mỗi đặc thù công việc đều có tính chất riêng và Sale Executive cũng không ngoại lệ, tuy nhiên ngoài lương cứng ra thì Sale Executive còn có lương dựa trên doanh số mà họ đã mang lại cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà lương Sale Executive sẽ không cố định. Nhưng trung bình lương của Sale Executive sẽ rơi vào khoảng 5-15 triệu/tháng. Tuy nhiên nếu bạn mang về nhiều hợp đồng thì mức lương này còn cao hơn nhiều.

Thuận lợi và khó khăn của Sale Executive

Thuận lợi

Cơ hội kiếm được mức thu nhập không giới hạn, có thể kiếm tiền theo đúng năng lực của mình.

Phát triển kỹ năng bản thân như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng đối mặt với áp lực,…

Khó khăn

Áp lực về doanh số vì nó ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của người làm nghề này. Chính vì thế đây là yếu tố khiến Sale executive phải đau đầu.

Gặp phải khách hàng khó tính và làm sao để giải quyết êm đẹp cũng là một bài toán khó.

Sale Executive đòi hỏi sự liên kết, phối hợp với các bộ phận khác trong công ty, nên nếu thiếu sự hợp tác từ đồng nghiệp sẽ khiến Sale Executive gặp khó khăn.

Ngoài ra, áp lực do chính mình tạo ra cũng là một thứ áp lực gây ảnh hưởng tới tinh thần của Sale Executive. Bạn nên giữ vững tinh thần để tránh bị stress công việc.

Kết

Trên đây là những chia sẻ của Vidcogroup về câu hỏi Sales executive là gì? Để có thể trở thành một quản lý bán hàng không hề đơn giản mà nó còn đòi hỏi mỗi cá nhân phải rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm từ những case thực tế trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là nghề có thể giúp bạn thăng tiến nhanh trong công việc và có khả năng tham gia trực tiếp đến doanh thu của công ty, do đó, đây là một nghề nghiệp đáng mơ ước đối với nhiều bạn trẻ hiện nay.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết cùng chủ đề:

  1. Google Panda là gì? Khám phá bì mật về thuật toàn Google Panda
  2. Hướng dẫn cách SEO Audit toàn bộ website
  3. PBN SEO và tổng hợp các lưu ý bạn cần phải biết khi lựa chọn tên miền cũ
  4. SEO Onpage là gì? Hướng dẫn SEO Onpage từ cơ bản đến nâng cao.
  5. 8 Cách đơn giản giúp bạn SEO từ khóa lên top 5 google nhanh nhất
  6. Hướng dẫn sử dụng Ahrefs cho người mới bắt đầu.

Author

nguyendaihai