SEO

Google Ads là gì? Tất cả những điều bạn cần phải biết về Google Ads

Với tư cách là một nhà kinh doanh, tôi chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy Google Ads vừa hấp dẫn lại lại vừa đáng sợ phải không nào.

Công cụ quảng cáo này hấp dẫn ở chỗ: Nếu bạn làm đúng cách, AdWords sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh về doanh thu cũng như tiếp cận được vô số những khách hàng mới.

Đáng sợ ở chỗ: nếu bạn làm không tốt, số tiền mà bạn có thể mất lên tới hàng ngàn đô la và bạn có thể sẽ chẳn thu được kết quả gì ngoài những rắc rối.

Dù cho đó là có là cơ hội hay là thất bại, chúng ta cũng không thể phủ nhận được vai trò của Google Ads trong việc thúc đẩy sự thành công của một doanh nghiệp.

Vậy làm thế nào để có thể khiến được Google Ads trở thành thứ “hấp dẫn”?

Bài viết này sẽ giải thích cho bạn từ những kiến thức cơ bản nhất về công cụ này.

Hiểu rõ về nó cũng như biết cách thức vận hành, bạn sẽ nắm chắc thành công trong bàn tay!

1. Google Ads là gì?

google-ads-la-gi

Quảng cáo Google – Google Ads là gì?

Quảng cáo Google, hay Google AdWords, là một hệ thống quảng cáo của Google. Trong đó các nhà quảng cáo có thể đặt giá thầu cho một số từ khóa nhất định của mình. Nhằm giúp quảng cáo của họ được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google hoặc các quảng cáo hiển thị.

Các nhà quảng cáo hầu hết được thanh toán theo phương thức PPC (pay-per-click: trả tiền cho mỗi lần nhấp). Đây cũng là cách Google kiếm tiền thông qua các kênh tìm kiếm.

2. Có nên sử dụng Google Ads không?

Trong thời đại kỹ thuật số và mạng xã hội phát triển mạnh như hiện tại. Việc có rất nhiều các nền tảng tốt cho bạn lựa chọn quảng cáo sản phẩm là hiển nhiên

Các kênh quảng cáo có thể kể đến như Facebook và Instagram Ads, Twitter Ads, Pinterest Promoted Pins,.. Ngay cả Google cũng không phải là nền tảng quảng cáo tìm kiếm duy nhất mà bạn có thể sử dụng. Bên cạnh nó còn có Bing Ads, Yahoo Ads hay Microsoft Ads.

Tuy nhiên, không vì sự hiện diện của các nền tảng quảng cáo khác mà Google AdWords trở nên kém hấp dẫn hơn với các doanh nghiệp. Ngược lại no luôn là hình thức quảng cáo mà các doanh nghiệp vẫn luôn hướng tới khi muốn tiếp cận khách hàng.

Google với bề dày lịch sử của mình đã và đang trở thành một công cụ tìm kiếm phổ biến nhất. Với số lượng người dùng tìm kiếm các sản phẩm trên google là vô cùng lớn.

Vì thế, để sản phẩm của bạn có thể đến tay những khách hàng tiềm năng trong khoảng thời gian ngắn thì Google Ads là một công cụ đáng để bạn đầu tư đấy!

3. Các dạng quảng cáo Google

Không giống như các nền tảng khác như Facebook hay Instagram. AdWords có rất nhiều dạng quảng cáo khác nhau: Google Search Network, Google Display Network, Youtube Ads, Google shopping ads, GmailAds.

Tùy vào các loại hình sản phẩm và đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm đến, bạn có thể lựa chọn cho mình loại quảng cáo phù hợp nhất. Có hai loại hình thường được mọi người sử dựng nhất là:

  • Thông qua công cụ tìm kiếm của Google (Google Search Network – GSN)
  • Thông qua mạng hiển thị của Google (Google Display Network – GDN)

Hai dạng quảng cáo này tuy có kiểu tiếp cận rất khác nhau nhưng chúng đều sử dụng hệ thống đặt thầu PPC. Bạn sẽ phải trả một cái giá để quảng cáo được hiển thị tới những khách hàng liên quan.

Đối với GSN, những quảng cáo này sẽ được hiển thị lên các trang kết quả tìm kiếm khi khách hàng của bạn tìm kiếm những từ khóa có liên quan (mà bạn đã chọn khi đặt quảng cáo).

Ví dụ bạn kinh doanh mặt hàng “đồng hồ”. Bạn phải đặt giá thầu để quảng cáo của mình hiển thị mỗi lần người dùng tìm kiếm từ khóa.

Từ khóa ví dụ: “đồng hồ Casio”

tu-khoa-dong-ho-casino

Kết quả tìm kiếm sẽ cho ra từ 1-3 quảng cáo ở đầu bài. Những quảng cáo này sẽ được đánh dấu “Ad” ở bên cạnh URL trang để phân biệt với các kết quả tự nhiên khác (xem hình trên).

Kiểu quảng cáo này rất hữu hiệu nếu bạn đang muốn thăm dò khách hàng tiềm năng giai đoạn đầu.

Ngoài ra, những trang kết tìm kiếm q đôi khi còn cho ra kết quả với Google Shopping Ads ở ngay trên đầu như hình dưới đây.

ket-qua-voi-google-shopping-ads

Hầu hết mọi người đều đã quả quen thuộc với các dạng quảng cáo thông qua công cụ tìm kiếm, vậy còn Google Display Network thì sao?

GDN hoạt động khác hoàn toàn so với GSN. Thay vì hiển thị quảng cáo ở ngay trên trang kết quả, Google sẽ đưa quảng cáo của bạn hiển thị với những website (mà khách hàng tiềm năng của bạn có thể sử dụng).

Dưới đây là ví dụ về một quảng cáo Display.

quang-cao-display

Khi bạn sử dụng dạng quảng cáo display này. Đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến thường là những người không tìm kiếm các từ khóa có liên quan đến mặt hàng kinh doanh của bạn.

Đánh vào tâm lý “chúng ta thường không biết mình muốn gì cho đến khi tận mắt nhìn thấy thứ mình cần”. Việc hiển thị quảng cáo trên các trang mà họ hay sử dụng sẽ như nút công tắc nhắc nhở khách hàng rằng họ đang cần đến “sản phẩm” này trong cuộc sống của họ. Từ đó tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chạy GDA cũng là một lựa chọn xuất sắc cho việc remarketing (tiếp thị lại). Bạn cũng có thể áp dụng cho các đối tượng khách hàng đã truy cập vào Website của công ty mình. Từ đó nhắc nhở họ về sản phẩm của bạn cũng như khuyến khích khách hàng thực hiện chuyển đổi.

4. Bắt đầu với loại quảng cáo nào mang đến hiệu quả nhất?

Như đã nói ở phần 3, có 2 loại quảng cáo phổ biến nhất. Đó là quảng cáo thông qua Google Search Network (GSN) và thông qua Google Display Network (GDN).

So sánh về chi phí, chạy chiến dịch quảng cáo GSN sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn so với việc chạy GDN. Một chiến dịch GDN sẽ yêu cầu bạn chi ra nhiều ngân sách hơn vì bạn phải đẩy đi nhiều website, các lượt click đôi khi có thể xảy ra vì khách hàng “ấn nhầm”.

Để có thể tiết kiệm ngân sách mà vẫn đạt được kết quả tốt nhất. Bạn có thể sử dụng quảng cáo với GSN và tiếp thị lại khách hàng bằng GDN.

Nếu ngân sách không phải nỗi lo của bạn, hãy mạnh tay đầu tư vào GDN trên diện rộng để phủ sóng thương hiệu. Song song đó bạn có thể chạy các quảng cáo khác cùng lúc để đảm bảo không bỏ lỡ bất cứ khách hàng tiềm năng nào.

5. Quảng cáo Google AdWords đắt tiền không?

Vậy quảng cáo qua Google AdWords có tốn kém hay không? Câu trả lời là có.

Nếu như bạn làm không tốt, số tiền mà bạn đầu tư vào quảng cáo có thể bị mất trắng mà lại chẳng thu về được gì ngoài rắc rối. Đặc biệt là nếu lĩnh vực kinh doanh của bạn có sự cạnh tranh cao.

Nhưng nếu bạn làm tốt, thành quả sẽ hoàn toàn xứng đáng với công sức và tiền bạc bạn đã bỏ ra.

Chìa khóa của thành công nằm ở việc thiết kế chiến dịch quảng cáo AdWords một cách thông minh. Bằng việc lên kế hoạch một cách chi tiết và tối ưu hóa.

Nếu target khách hàng đã được xác định sẵn và được tối ưu hóa với một giá thầu phù hợp. Bạn chắc chắn có thể lấy được sự phản hồi từ những khách hàng tiềm năng, từ đó có thể đạt được điểm ROI tích cực.

Ngược lại, nếu chiến dịch không tốt, bạn có thể sẽ tốn rất nhiều tiền để trả cho những lần click của khách hàng mà họ lại chẳng bao giờ mua sản phẩm của bạn.

Số tiền mà bạn phải chi phụ thuộc hoàn toàn vào những yếu tố liên quan khi đấu thầu:

  • Từ khóa bạn chọn
  • Sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành (dùng chung dịch vụ AdWords)
  • Giá thầu bạn đưa ra

Hãy thực hiện nhanh một phép toán nhanh: vì bạn phải trả tiền cho mỗi click. Nếu quảng cáo có thể đem lại cho doanh nghiệp của bạn từ $5 đến $10 hoặc hơn trên mỗi lần click thì chúc mừng, bạn đã thành công rồi đấy!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOMEDIA mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Tài liệu tham khảo:

  1. Chi tiết Submit URL lên Google nhanh chóng
  2. Hướng dẫn cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Shopping
  3. GDN là gì? Ưu, nhược điểm của quảng cáo Google Display Network và cách khắc phục
  4. Google Analytics là gì? 10 Cách sử dụng Analytic Google (2021)
  5. Google Trends là gì? Hướng dẫn sử dụng Google Trends từ A-Z
  6. Google Map là gì? Hướng dẫn SEO Google Map

Author

nguyendaihai